.png)
Hiệu quả 100%
Hôm qua, 07.06.2025, hệ thống phòng không IRIS-T do Đức viện trợ đã bắn hạ 8 tên lửa hành trình Nga chỉ trong 30 giây, đạt tỷ lệ tiêu diệt 100% . Sự kiện này không chỉ là một chiến thắng chiến thuật mà còn phản ánh sự chuyển mình chiến lược trong mối quan hệ giữa Đức và Ukraine dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Friedrich Merz.
Hệ thống IRIS-T SLM, với khả năng đánh chặn mục tiêu ở tầm trung, đã chứng minh hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine . Việc bắn hạ liên tiếp 8 tên lửa hành trình trong thời gian ngắn cho thấy khả năng phản ứng nhanh và chính xác của hệ thống này.
.png)
Bộ đề, đáp án kiểm tra nhập quốc tịch Einbürgerungstest song ngữ
Thủ tướng Friedrich Merz - Người thúc đẩy hỗ trợ quân sự cho Ukraine
Ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Merz đã khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Ukraine. Ông đã công bố gói viện trợ quân sự trị giá 5 tỷ Euro, bao gồm việc cung cấp thêm các hệ thống IRIS-T và hỗ trợ phát triển vũ khí tầm xa tại Ukraine. Merz cũng quyết định ngừng công bố chi tiết về các gói viện trợ quân sự, nhằm tăng cường tính bảo mật và hiệu quả trong việc hỗ trợ Ukraine.
Sự kết hợp giữa công nghệ và chính trị
Sự kiện IRIS-T bắn hạ 8 tên lửa Nga trong 30 giây không chỉ là minh chứng cho hiệu quả của công nghệ phòng không hiện đại mà còn phản ánh tầm quan trọng của sự hỗ trợ chính trị và quân sự từ các đối tác quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Merz, Đức đã thể hiện vai trò chủ chốt trong việc củng cố năng lực phòng thủ của Ukraine, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này.
MỸ TẠM HOÃN MỨC THUẾ VIỆT NAM 46% CHỜ ĐÀM PHÁN VÒNG TIẾP THEO
Kết quả đàm phán mới nhất
Trái với nhiều trang mạng đưa tin giật gân rằng: “Sau mấy vòng đàm phán, phía Mỹ đã quyết định giữ mức thuế 46% với hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ”, vòng đàm phán vừa qua, cho kết quả:
- Hiện tại, mức thuế 46% mà chính quyền Tổng thống Trump đe dọa áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ vẫn chưa được thực thi. Thay vào đó, một mức thuế tạm thời 10% đã được áp dụng trong thời gian 90 ngày, tính từ tháng 04.2025, và dự kiến sẽ hết hiệu lực vào ngày 08.07.2025.
- Trong thời gian này, Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành các vòng đàm phán nhằm tránh việc áp dụng mức thuế cao hơn. Mỹ đã đưa ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt, bao gồm việc giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguyên liệu và linh kiện từ Trung Quốc, kiểm soát chặt chẽ các hành vi gian lận thương mại, và tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.
Cam kết phía Việt Nam
Để đáp ứng các yêu cầu trên, Việt Nam đã có những động thái tích cực như ký kết các biên bản ghi nhớ mua nông sản Mỹ trị giá 2 tỷ USD, cam kết giảm các rào cản phi thuế quan và tăng cường kiểm soát các hành vi gian lận thương mại.
Vòng đàm phán tiếp theo
Dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tuần tới, với hy vọng đạt được thỏa thuận trước thời hạn ngày 08.07.2025. Nếu không đạt được thỏa thuận, mức thuế 46% có thể được áp dụng chính thức, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế xuất khẩu của Việt Nam.
Nghĩa là, hiện nay, mức thuế 46% chỉ tạm hoãn và chưa được áp dụng. Vì vậy, nếu các cuộc đàm phán không đạt được kết quả tích cực trước thời hạn 08.07.2025, mức thuế 46% sẽ bị phía Mỹ áp dụng.
CHIẾN LƯỢC ”MẠNG NHỆN” CÓ PHẢI LÀ CHÂN CHÂU CẢNG ?
Sức mạnh của Trân Châu Cảng
Mấy hôm nay, người yêu công lý và lẽ phải, những người ủng hộ cuộc chiến tranh vệ quốc đầy kiên cường và phẩm giá của nhân dân Ukraina nô nức với niềm vui chiến thắng.
Có nhiều người ví chiến lược Mạng Nhện của Ukraina là Trân Châu Cảng của thế kỷ 21. Một sự ví von đầy chất sử thi và phấn kích, nhưng nếu chậm rãi nhấp một ngụm lịch sử và một giọt hoài nghi, ta sẽ thấy: đó không phải là một sự tương đồng hoàn toàn, mà là hai bản nhạc được chơi bằng hai loại nhạc cụ khác nhau - một bên là đại bác, bên kia là dây đàn kim loại.
Trân Châu Cảng là tiếng nổ long trời lở đất. Là cú giáng không chỉ vào một căn cứ hải quân, mà vào tâm lý tự cô lập của nước Mỹ. Một cú tát tỉnh ngủ đánh vào gã khổng lồ đang do dự giữa hai chiến tuyến. Sau đó, không cần nhiều phân tích: Mỹ lao vào cuộc chiến, lật đổ trật tự cũ, xây lại thế giới bằng đồng đô la và điều khoản Marshall. Lịch sử thế kỷ 20, từ đó về sau, viết bằng tiếng Anh.
Sức mạnh của Trân Châu Cảng là ở sự dứt khoát. Nó là hồi chuông khép lại quá khứ và mở ra kỷ nguyên siêu cường. Một trận địa chấn đúng nghĩa. Hết ngày 6 là thế giới cũ. Bước qua ngày 7 đã là thế giới khác.
Sau khi Mỹ bước vào Thế chiến II, Nhật rồi Đức lần lượt đầu hàng. Một trật tự mới sinh ra, như ta thấy cho đến tận hôm nay. Chỉ khi Trump lên nắm quyền, ông ta mới làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại bằng cách tự cô lập mình, từ bỏ vai trò anh cả của thế giới và rút lui khỏi hầu hết các liên minh mà lịch sử nước Mỹ đã hì hục xây dựng trước đó.
Trân Châu Cảng, về mặt chiến lược, là một thất bại thắng lợi: đòn tấn công khiến phe bị tấn công trở nên không thể bị đánh bại.
Chiến lược Mạng nhện kế tục ?
Ngày 01.06.2025 liệu có phải là ngày lật sang chương mới? Không hẳn. Cuộc chiến này thực chất không có ngày nào cụ thể để đánh dấu. Không có bom rơi. Chỉ có sự kiên cường lặng lẽ. Không đánh sập Kremlin, nhưng làm chậm bước từng đoàn xe tăng. Không có lá cờ lam vàng tung bay trên bán đảo Crimea, nhưng có từng cú drone đâm vào hệ thống radar như kim chích vào da voi. Không phải chiến thắng trên bản đồ, mà là chiến thắng trên màn hình TV toàn cầu - nơi dân chúng phương Tây bỗng dưng biết đến Bakhmut, như từng biết đến Stalingrad. Ukraina không khiến Nga gục. Nhưng từ nay, họ đã hiên ngang đứng thẳng trong một cuộc chiến ngay từ đầu đã bị đánh tráo khái niệm và hoàn toàn không cân sức. Trong cuộc chơi kéo dài đó, điều quan trọng không phải ai đánh mạnh hơn, mà là ai không hụt hơi, bỏ cuộc. Và Ukraina, bằng một thứ mạng nhện kỳ dị kết từ drone, trí tuệ, và lòng quyết tâm bền bỉ, đã không bị cuốn trôi.
Khiến phương Tây không thể rút tay, vì chính họ
Điều làm mạng nhện đặc biệt không nằm ở việc nó hạ được 12-41 hay 48 chiếc máy bay, mà ở việc nó khiến phương Tây không thể rút tay. Mỹ, Đức, Pháp, và một phần nhỏ trong các thủ đô vốn quen với kiểu “quan ngại sâu sắc” đã phải lần đầu tiên… chọn phe, thay vì trung lập kiểu đu dây. Không hẳn vì Ukraina, mà vì chính họ. Vì nếu không đầu tư cho mạng nhện ấy, không ai dám chắc ngày mai có còn vùng đệm giữa Brussels và bom nữa hay không.
Trân Châu Cảng trao cho Mỹ quyền tái định nghĩa thế giới. Mạng nhện Ukraina trao cho Ukraina một thứ tưởng như xa xỉ: nhân phẩm. Họ không thống trị, nhưng họ khiến mình không bị thương hại. Và trong thời đại của truyền thông, đôi khi sự không thương hại đã là một thắng lợi phi thường.
Phương Tây hưởng lợi
Mỹ có được thực tế để… thử vũ khí, trấn an đồng minh châu Á, và chứng minh rằng họ vẫn đủ hơi để giữ cuộc chơi. Châu Âu, sau một thời gian ngủ Đông trong niềm tin nhân văn, bắt đầu nhớ lại bài học thế chiến rằng súng đạn không phải chuyện của kẻ khác. Ukraina, trong khi đổ máu từng ngày, bỗng trở thành nơi mà lịch sử tạm trú. Không định cư - nhưng tạm trú đủ lâu để thế giới không thể làm ngơ, không thể lãng quên họ.
Nếu Trân Châu Cảng là lời tuyên chiến, thì mạng nhện Ukraina là một lời thì thầm
Nhưng là thứ thì thầm khiến cả NATO giật mình. Là tiếng rít nhẹ bên tai những kẻ tưởng rằng có thể đánh nhanh thắng gọn. Và trong sự im lặng ấy, người ta thấy rõ nhất điều mà Orwell từng nói: trong chiến tranh, ai còn sống để kể lại câu chuyện - người đó thắng.
Mạng nhện không khiến Nga thua. Nhưng khiến Nga không thể thắng dễ dàng. Và khiến thế giới, dù miễn cưỡng đến đâu, cũng phải lựa chọn giữa lạnh lùng vô can đứng nhìn một dân tộc đang dần bị vùi lấp - và sự ủng hộ dù chỉ là tính chính danh. Lịch sử không luôn dành phần thưởng cho kẻ mạnh. Nhưng đôi khi, nó nghiêng đầu trước kẻ không chết theo đúng kế hoạch đã được viết sẵn từ phía bên kia biên giới.
Bước ngoặt
Trong một thế giới bị chi phối bởi hình ảnh thì thứ sống sót lâu hơn cả bản đồ là biểu tượng. Và mạng nhện, dù chưa đủ rung chấn để mở ra thời đại mới, đã buộc cỗ máy cũ phải chạy chậm lại. Có thể chỉ một bước. Nhưng là bước ngoặt.
Nguồn: FB Chan Nam Anh; Kiều Thị An Giang
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá