Sang Đức theo đuổi học nghề làm bánh thu hút cả sinh viên Việt học xong đại học

Đó là hai nữ sinh trẻ Vũ Ngát và Vân Anh được tuyển sinh sang Fürstenfeldbruck, Bayern Đức, học nghề từ mùa thu năm ngoái, trong chương trình Đức mở cửa nhập cư học nghề nhằm giảm bớt tình trạng thiếu công nhân lành nghề ở Đức. Cả hai hiện đang học thực hành tại tiệm bánh của ông Martin Reicherzer.

Cả hai đã học xong đại học ở Việt Nam, nhưng không thể kiếm được việc làm, vì quá nhiều người học đại học ra trường cũng vậy không thể tìm được việc.

Tại đây, cả hai đã quen dần với công việc và học tập, cả trong giao tiếp khá tốt, và thợ cả làm bánh Reicherzer rất hài lòng. Một mặt, thợ cả hài lòng khi nhận hai nữ sinh muốn học nghề này mà hiện học sinh Đức đang ngày càng ít theo học và mặt khác muốn ã chứng minh rằng sự thiếu hụt công nhân lành nghề ở Đức có thể được khắc phục bằng cách nhập cư.

Thợ cả cho rằng, kiên nhẫn là kỹ năng mà thợ cả Martin Reicherzer và vợ Nadja cần nhất với các học viên đến từ Việt Nam, đổi lại những cô gái trẻ từ Việt Nam học tập đạt được kiến thức chuyên môn nghề nghiệp và cả tiếng Đức, là một thành quả của doanh nghiệp ông. Reicherzer rất mừng sẽ có được 2 nhân công từ Việt Nam làm việc chính thức cho tiệm bánh của ông bắt đầu từ mua thu này, sau khi họ kết thúc khóa học. Đến lúc đó, ông sẽ nắm chắc hầu hết các sự khác biệt về văn hóa tập quán giữa người Đức và người Việt.

Thời gian đầu luôn xảy ra những hiểu lầm, tới mức sau khi được giải tỏa cả tiệm bánh cười ngất. Ví dụ, về một cuộc trao đổi giữa một học sinh học nghề Đức với nữ sinh Vũ Ngát trong tiệm bánh. Kết thúc ngày làm việc, học sinh học nghề Đức bảo Vũ Ngát lau sàn nhà (Boden), thì Vũ Ngát lại hiểu nhầm rằng, từ nay trở đi trước khi hết ngày làm việc phải làm bột nhào sẵn cũng dùng từ đồng âm khác nghĩa Boden. Ngày hôm sau, chủ tiệm ngạc nhiên thấy đầy bột nhào sẵn từ sáng sớm. Lúc đó chủ tiệm tìm hiểu mới phát hiện ra chỉ là hiểu nhầm, và nhận thấy, thực hành giao dịch ngôn ngữ cực kì quan trọng.

Thị thực đào tạo

Vũ Ngát và Vân Anh được tuyển sinh sang Đức du học qua công ty môi giới BICD của Vũ Anh Tuấn ở Puchheim. Tại Hà Nội, công ty Vũ Anh Tuấn hợp tác cùng Viện Trabi, đào tạo tiếng Đức và tổ chức nhập cư cho những học viên Việt sang Đức đào tạo.

Để Vũ Ngát và Vân Anh sang Đức học tập và làm việc, cả hai cần có visa đào tạo. Giấy phép cư trú sau khi sang Đức được cấp gắn liền với cơ sở nhận đào tạo nghề cho họ. Vũ Anh Tuấn trực tiếp tìm và kí hợp đồng nhà ở cho cả 2 nữ sinh cũng như làm các thủ tục giấy tờ với các cơ quan hành chính Đức.

Chủ tiệm bánh cho biết, sự hỗ trợ trong năm đầu tiên là rất lớn. Vào cuối năm ngoái, ông đã nói với các nhân công làm bánh tại tiệm ông về những trải nghiệm đầu tiên của mình. Ông cởi mở mô tả những gì hoạt động tốt hoặc không tốt, và ông khuyến khích các thợ làm bánh tự mình thử nó với các học viên từ Việt Nam. Vài tháng sau chủ tiệm Reicherzer đánh giá thành công: Chúng tôi thấy nhẹ nhõm.

Trong bán hàng, điều quan trọng đối với Reicherzer là nhân viên có thể nhận đơn đặt hàng, đóng gói đúng sản phẩm và thao tác máy tính tiền. Tuy nhiêm, bước đầu ngay việc xử lý tiền xu (Cent) hoàn toàn xa lạ với học viên Việt, phải mất một thời gian để làm quen thao tác. Trong quá trình đào tạo, Vân Anh không chỉ học bán hàng mà còn thực hành chế biến bánh trong hai tuần, giống như Vũ Ngát thực hành bán hàng.

Và nếu có những vấn đề cần giải quyết sau một thời gian cố gắng không kết quả thì lúc đó Vũ Anh Tuấn sẽ giúp đỡ. Anh Tuấn biết về những khó khăn phát sinh bởi cả hai bên không hiểu nhau về ngôn ngữ.

Với ý tưởng đưa người Việt Nam sẵn sàng đào tạo tại địa phương này, Vũ Anh Tuấn lần đầu tiên nhận được sự chú ý lớn từ thợ cả Franz Höfelsauer và Chủ tịch Ủy ban IHK, Michael Steinbauer, cùng sẵn sàng thực nghiệm để khắc phục những thiếu hụt về nhân lực ở Đức hiện nay. Chủ tiệm bánh Reicherzer đã đồng ý nhận hợp tác trong cuộc trò chuyện đầu tiên với Vũ Anh Tuấn, thể hiện một sự cởi mở tuyệt vời và hy vọng rằng nỗ lực sẽ thành công.

Khi Vũ Anh Tuấn được phía Đức hỏi các học sinh đến từ Việt Nam mang theo những phẩm chất gì, đã liệt kê một loạt đức tính "chăm chỉ, kiên trì, quyết tâm và thân thiện". Đây là những gì các thợ cả đánh giá cao đối với học viên. Nhưng ngày càng nhiều học viên ít kinh nghiệm hơn trong những năm gần đây. Điều đó luôn được đưa ra tại các cuộc họp của hội nghị thợ cả hoặc tại Phòng Công nghiệp và Thương mại.

Như thợ cả Franz Höfelsauer nhấn mạnh, các thợ làm bánh khá tự tin rằng họ sẽ có thêm nhiều học viên trẻ từ Việt Nam. Vũ Anh Tuấn rất muốn đóng góp sức mình. Điều quan trọng đối với Vũ Anh Tuấn là nhu cầu về học nghề như thế nào cần được xác định đầu tiên cả ở Việt Nam và ở Đức, nó phải được "truyền đạt rõ ràng" về chương trình đào tạo cụ thể mà học viên đang chờ đợi. Vũ Anh Tuấn nói: Chúng tôi giải thích làm rõ đầu tuyển sinh ở Việt Nam và mong đợi điều tương tự về đầu vào nhập học ở Đức.

Vân Anh và Vũ Ngát đạp xe đi học mỗi sáng trong cái lạnh, tuyết và mưa từ Emmering đến Fürstenfeldbrucker. Xe buýt lúc đó không chạy, do cả hai phải đi từ quá sớm. Vũ Ngát tự hào nói rằng bây giờ mình có thể làm những loại bánh dâu Tây hay bánh pho mát thành thạo. Vân Anh học cách chào bán các mặt hàng bánh đa dạng từ tiệm bánh Reicherzersche cho khách hàng tại quầy bán hàng và phục vụ cà phê trong tiệm bánh.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang