Nóng: Gia đình ông Sơn ở Chemnitz gian nan với lệnh trục xuất - Rốt cuộc lại phải trông chờ  Ủy ban Cứu xét một lần nữa

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Lệnh trục xuất treo lơ lửng

Ông Phạm Phi Sơn, người đã sống ở Đức liên tục trong 35 năm, nay cùng vợ và con gái 5 tuổi rơi vào tình cảnh oái oăm chờ trục xuất suốt mấy năm liền. Lý do cực kỳ “lãng xẹt“ nhưng nguy hiểm như mụn đinh râu, chỉ vì trong dịp về nước năm 2017 bị quá hạn 6 tháng không trình được chứng cứ chắc chắn, theo Luật Lưu trú, giấy phép lưu trú mất hiệu lực.

Gần 85.000 người ký kiến ​​nghị cứu xét cho gia đình ông Sơn không thành

Kể từ khi có lệnh trục xuất, đã có nhiều sáng kiến ​​khác nhau đề xuất giúp ông Sơn và gia đình có cơ hội ở lại. Hiệp hội Người tị nạn tiểu bang Sachsen der Sächsische Flüchtlingsrat đã đưa ra một bản kiến ​​nghị trực tuyến chống lại lệnh trục xuất đối với gia đình ông Sơn, cho đến nay, gần 85.000 người đã ký. Tuy vậy, cuối cùng Hiệp hội bất lực phải rút đơn cứu xét với lý do họ muốn tìm cách khác để giữ gia đình ở lại Đức chắc chắn hơn. Trong đó, Hiệp hội yêu cầu cần kiểm tra xem gia đình ông Sơn có được hưởng quyền cư trú nhân đạo theo Điều §25 đoạn 5 của Đạo luật Cư trú hay không. Biện pháp này vẫn đang tiếp tục và chờ đợi. Coi như một cứu cánh dự trữ.

Luật mới cũng không được áp dụng

Cuộc tìm kiếm cơ hội ở lại cho gia đình ông Sơn bao gồm cả việc liệu gia đình ông Sơn có thể được quyền ở lại theo Luật Cơ hội ở lại Chancenbleiberecht mà Chính phủ Liên bang đã soạn thảo hay không. Theo đó, những người nhập cư chưa có giấy phép lưu trú nhưng hòa nhập tốt đã sống ở Đức ít nhất 5 năm và không phạm tội sẽ được cấp quyền lưu trú vô thời hạn (Niederlassung-Erlaubnis). Luật này hiện vẫn chưa có hiệu lực, nhưng tiểu bang Thüringen đã áp dụng nó từ tháng 2. Đáng tiếc tiểu bang Sachsen chưa áp dụng. Tuy nhiên, do gia đình ông Sơn có một thời gian lẩn trốn, nghĩa là sống bất hợp pháp, nên có thể sẽ không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi phải sống hợp pháp ở Đức liên tục ít nhất 5 năm tính từ khi có lệnh trục xuất.

Ủy ban cứu xét - hy vọng cứu cánh cuối cùng

Do đó, những người ủng hộ gia đình ông Sơn đang đặt hy vọng lớn nhất của họ vào một phiên họp mới của Ủy ban Cứu xét Härtefallkommission tiểu bang Sachsen. Ủy ban này đã từng xem xét đơn của ông Sơn đệ trình vào năm 2019, nhưng bị đa số bỏ phiếu chống. Một đơn mới đã được đệ trình vào mùa hè năm nay, nhưng Đặc trách về Người nước ngoài, ông Geert Mackenroth, đồng thời cũng là chủ tịch của Ủy ban Cứu xét đã từ chối xem xét lần 2.

Chứng chỉ tiếng Đức và hợp đồng lao động

Hiện đơn cứu xét lần 3 đang được chuẩn bị. Phải có một thành viên của Ủy ban cứu xét gửi nó cho Ủy ban, thì mới được xem xét. Điều đó sẽ thực hiện trong ba tuần tới. Những người ủng hộ gia đình ông Sơn đang hy vọng thành công lần này bởi vì họ đã có bằng chứng đảm bảo cho quyền ở lại là chứng chỉ tiếng Đức và hợp đồng làm việc cho cả vợ và chồng. Nếu Chủ tịch Ủy ban Cứu xét, ông Mackenroth đồng ý tiếp nhận với một quan điểm mới, trước mắt gia đình ông Sơn sẽ được bảo vệ khỏi bị trục xuất trong suốt thời gian chờ quyết định của Ủy ban tối đa ba tháng. Nếu Ủy ban Cứu xét cuối cùng quyết định có lợi cho gia đình ông Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng phải đồng ý.

Vợ của Phạm có công việc trong ngành nhà hàng

Hiện gia đình ông Sơn đã được cấp giấy phép lưu trú tạm dung (Duldung), thời hạn cuối tháng 12 sẽ hết, nhưng có thể gia hạn thêm. Con gái Emilia, sinh năm 2017 ở Đức, đang theo học tại một trung tâm chăm sóc trẻ em cả ngày và dự kiến ​​bắt đầu đi học phổ thông vào năm sau. Vợ ông Sơn, bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa sẽ bắt đầu làm việc trong một nhà hàng trong tuần này.

Hành trình bất cẩn 2016 đã đẩy gia đình ông Sơn vào hoạn nạn từ đó

Ông Sơn đến Đông Đức theo diện hợp tác lao động vào năm 1987 và ở lại đây sau khi thống nhất nước Đức. Phần lớn thời gian ông làm việc trong ngành nhà hàng, sau đó làm việc cho một công ty thương mại của người Việt, có lúc thất nghiệp nhận Hartz IV. Ông chưa bao giờ phạm tội để bị trục xuất. Nhưng trong chuyến đi về Việt Nam vào năm 2016, ông đã ở lại vượt quá 6 tháng vi phạm Luật cư trú ở Đức. Có thông tin mâu thuẫn về lý do vượt quá nhưng rốt cuộc không được chấp nhận. Sở Ngoại kiều Chemnitz đã rút giấy phép cư trú của cả gia đình, gồm cả vợ đã sang Đức đoàn tụ chồng năm 2016 và con gái sinh ra ở Đức vào năm sau, và ra quyết định trục xuất vào năm 2019. Cả ba chuyển chỗ ở để tránh bị cưỡng chế trục xuất. Kể từ đầu năm nay cả nhà đã trở lại sống chính thức tại Chemnitz, với sự hỗ trợ của Hiệp hội Người tỵ nạn Sachsen và những nhân vật tên tuổi lên tiếng can thiệp.

(Xem thêm:

=> Cập nhật 02.09.22 vụ gia đình Việt bị đe doạ trục xuất: Ngừng đệ đơn Kiến nghị Cứu xét để luật sư làm việc trực tiếp với Sở Ngoại kiều

=> Đại hội Nhiệm kỳ Đảng CDU TP Thale CHLB Đức: Nghị sỹ Nguyễn Đắc Nghiệp được bầu làm Phó Chủ tịch).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang