Những điều cần biết khi nhập quốc tịch Đức

Vì vậy, người nhập quốc tịch sẽ được hưởng mọi quyền lợi của công dân Đức, nhưng mất mọi quyền lợi nhà nước Việt Nam dành cho họ và những quyền lợi nước Đức dành riêng cho người nước ngoài sống ở Đức. Về mặt nghiã vụ, không phải thực hiện các nghĩa vụ ở Việt Nam, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ công dân Đức.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

1- LỢI ÍCH

- Được phép bầu cử và ứng cử các cơ quan dân cử điạ phương, Tiểu bang, Liên bang và Nghị viện châu Âu. Sống ở Đức muốn trở thành Rösler không thể mang quốc tịch Việt Nam.

- Được quyền tự do lưu trú, chọn chỗ ở, nơi làm việc tại bất cứ đâu trên toàn châu Âu.

- Được hành nghề tùy chọn, như mở văn phòng luật sư, hiệu thuốc, phòng mạch... vốn trên nguyên tắc chỉ dành cho người quốc tịch Đức, hoặc các nước EU cũ.

- Được ưu tiên tìm việc qua Sở Lao động so với lao động nhập cư.

- Được tự do tìm việc trong công sở và theo đuổi đường công danh, quan chức.

- Được tự do biểu tình, hội họp, lập hội và thành lập các đảng phái.

- Dễ dàng trong việc đón thân nhân đoàn tụ gia đình và nhập quốc tịch cho thành viên gia đình.

- Xin các khoản hỗ trợ gia đình và tiền con bổ sung theo chế độ từng tiểu bang.

- Có điều kiện hơn khi xin hưởng các khoản trợ cấp xã hội mà không lo ngại ảnh hưởng quyền lưu trú.

- Tự do xuất nhập cảnh vào EU và nhiều nước trên thế giới dành cho công dân EU không cần vi sa.

- Không bị trục xuất khi vi phạm hình sự, không bị dẫn độ ra khỏi Đức theo yêu cầu của nước khác.

2- BẤT LỢI

- Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ dân sự theo luật Đức.

- Có trách nhiệm hoạt động xã hội như giúp bầu cử, bồi thẩm...

- Mất một số quyền lợi áp dụng riêng cho người nước ngoài như không được trả lại tiền đóng hưu trí khi muốn về hẳn Việt Nam.

- Nếu buộc thôi quốc tịch Việt Nam, sẽ mất những quyền lợi:

(a) Quyền công dân Việt Nam bầu cử và ứng cử trong nước.

(b) Trở về nước phải xin thị thực hoặc miễn thị thực.

(c) Khó khăn trong thừa kế và sở hữu.

(d) Mất các tiêu chuẩn đào tạo trong nước.

(e) Lưu trú trong nước bị giới hạn.

3- ĐIỀU KIỆN NHẬP QUỐC TỊCH

- Phải tự đệ đơn nhập quốc tịch, nếu dưới 16 tuổi sẽ do cha mẹ hoặc người giám hộ thay mặt. Đơn xin nhập quốc tịch, các mẫu hồ sơ, và xin hướng dẫn tư vấn tại Sở xét nhập quốc tịch (Einbürgerungsbehörde), thông thường thuộc Sở Ngoại kiều ở các thành phố lớn hoặc nằm trong ủy ban các huyện.

- Để được nhập quốc tịch phải hội đủ các điều kiện sau:

(a) Tám năm lưu trú hợp pháp liên tục ở Đức.

(b) Hiện đang mang giấy phép tạm trú (Aufenthaltserlaubnis) hay thường trú (Niederlassungserlaubnis) của Đức hoặc của EU.

(c) Thừa nhận Hiến pháp Đức.

(d) Đảm bảo cuộc sống không hưởng tiền trợ cấp xã hội theo điều §2 hoặc điều §12 Bộ luật Xã hội.

(e) Hiện không bị truy cứu hình sự.

(g) Có kiến thức tiếng Đức nhất định.

(h) Đạt kỳ kiểm tra nhập quốc tịch.

(i) Bỏ quốc tịch gốc.

Các điều kiện trên không phải bắt buộc hoàn toàn, có thể có những chiếu cố hay ngoại lệ. Mặt khác nhiều trường hợp từ chối nhập quốc tịch bị toà án bác bỏ, nhưng vẫn bị các cơ quan xét duyệt „quên“ áp dụng.

4- NHỮNG HỒ SƠ GIẤY TỜ CẦN CÓ

Tùy từng đối tượng, gồm (cả bản gốc lẫn bản phô tô, bản dịch công chứng):

- Hộ chiếu có dán tem lưu trú.

- Lý lịch trích ngang viết tay về quan hệ gia đình, anh chị em, quá trình đào tạo và công tác.

- Chứng nhận có và thôi quốc tịch cũ (nếu có).

- Chứng nhận quốc tịch của vợ/chồng.

- Chứng nhận không mang quốc tịch của quốc gia gốc do đại sứ quán nước đó cấp, nếu thuộc diện không quốc tịch.

- Công nhận tỵ nạn (nếu có).

- Ảnh chứng minh thư.

- Giấy khai sinh.

- Giấy kết hôn.

- Giấy khai sinh vợ/chồng và con (nếu cùng nhập quốc tịch).

- Giấy ly hôn (nếu có).

- Chứng tử vợ/chồng (nếu rơi vào trường hợp đó).

- Quyết định quyền nuôi con (nếu ly hôn, và con nhập quốc tịch cùng).

- Giấy công nhận con nuôi (nếu nhập quốc tịch cùng).

- Phiếu chi trả tiền góp nuôi con (nếu ly dị).

- Học bạ 4 năm cuối cùng hoặc bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận đang học (nếu là học sinh).

- Bằng tiếng Đức tối thiểu B1.

- Bằng kiểm tra kiến thức nhập quốc tịch.

- Bằng đào tạo nghề hoặc đại học (nếu có).

- Chứng nhận bảo hiểm xã hội, hưu trí và sức khoẻ.

- Hợp đồng lao động 8 năm gần nhất, và hợp đồng hiện tại của vợ/chồng.

- Chứng nhận thu nhập 3 tháng gần nhất của cả vợ lẫn chồng.

- Giấy báo bảo hiểm hưu trí.

- Quyết định cấp Hartz IV và giấy thoả thuận với Sở Lao động (Eingliederungsvereinbarung). - Các quyết định tiền cha mẹ, tiền Bafög.

- Hợp đồng nhà ở.

- Đối với người tự kinh doanh, hành nghề: Giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thuế của năm trước, chứng nhận thu nhập của năm hiện tại, chứng nhận bảo hiểm sức khoẻ cùng chứng từ trả tiền, chứng nhận bảo hiểm hưu trí, nghề nghiệp cùng chứng từ trả tiền.

Ngoài những hồ sơ trên, còn phải ký vào gần chục văn bản mẫu in sẵn, gồm: Đơn xin nhập quốc tịch, tuyên bố từ bỏ quốc tịch gốc, đồng ý trong quá trình xét duyệt nếu thất nghiệp hưởng Hartz IV sẽ ngưng nhập quốc tịch (Kenntnisnahme), tuyên bố không bị truy tố hình sự trong nước (Erklärung), đồng ý trả tiền lệ phí (Kostenvorschuss), đồng ý cho thu thập dữ liệu về vợ/chồng mình (Einwilligung des Ehegatten), đồng ý hợp tác với cơ quan mật vụ (Unterrichtung über die Mitwirkung des Landesamtes für Verfassungsschutz), đồng ý cho điều tra dữ liệu nhân thân (Einwilligung...), cam đoan về đơn xin nhập quốc tịch, thông báo xử lý dữ liệu nhân thân.

5- TRẺ EM NHẬP QUỐC TỊCH

Trẻ em người nước ngoài sinh ở Đức được quyền nhập quốc tịch, nếu, bố/mẹ đã có 8 năm liên tục sống hợp pháp ở Đức hoặc công dân EU được quyền lưu trú tự do ở EU hoặc có giấy phép lưu trú EU. Nếu chúng đồng thời vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì từ 18 tuổi tới 23 tuổi phải quyết định chọn 1 trong 2 quốc tịch. Nếu chỉ có người cha quốc tịch Đức, bố mẹ không kết hôn, thì cần giấy thừa nhận quan hệ cha con và phải đệ đơn xin quốc tịch trước 23 tuổi. Trẻ em không sinh ra ở Đức muốn nhập quốc tịch phải có điều kiện 8 năm lưu trú ở Đức và tiếp tục sống lâu dài ở Đức. Nếu tham gia tốt khoá học hoà nhập, thời hạn trên được giảm xuống 7 năm. Nếu được thưà nhận tỵ nạn, thời gian xét tỵ nạn được tính gộp vào điều kiện thời gian đòi hỏi trên. Thời gian học tập, nếu có, được tính gộp vào điều kiện thời gian hay không tùy thuộc từng tiểu bang. Trẻ em dưới 16 tuổi được cùng nhập quốc tịch với bố mẹ sau 3 năm lưu trú.

6- NHẬP QUỐC TỊCH CHO VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI QUỐC TỊCH ĐỨC

- Vợ/chồng đó phải có ít nhất 3 năm lưu trú ở Đức.

- Vợ/chồng đó đã kết hôn được ít nhất 2 năm với người quốc tịch Đức.

- Người quốc tịch Đức phải qua ít nhất 2 năm quốc tịch Đức.

7-XÉT NGOẠI LỆ

Những trường hợp không đủ điều kiện nhập quốc tịch vẫn có thể được xét ngoại lệ tùy thuộc cân nhắc của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên trong bất luận trường hợp nào, thì người đệ đơn tối thiểu phải đáp ứng:

1- Đệ đơn xin nhập quốc tịch.

2- Không bị điều tra hình sự.

3- Bảo đảm cuộc sống cho bản thân và gia đình thông qua thu nhập thường xuyên hoặc tài sản hiện có.

Nếu hưởng các tiêu chuẩn trợ cấp xã hội sẽ không được xét ngoại lệ. Ngoại lệ cũng được xét đến trong trường hợp khó khăn quá mức như đang thụ lý hồ sơ thì bị thất nghiệp.

8- SONG TỊCH

Trên nguyên tắc, nhập quốc tịch Đức phải thôi quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên có thể chiếu cố, nếu việc thôi quốc tịch Việt Nam dẫn tới thiệt hại về kinh tế và tài sản lớn cho đương sự, như:

- Bị mất quyền thừa kế, phải bán tháo tài sản trong nước.

- Bị mất quyền hưu trí có sẵn trong nước.

- Kinh doanh bị đe doạ do mất quốc tịch gốc. Thiệt hại đó phải chứng minh được nhiều hơn thu nhập của mình trong 1 năm và ít nhất là 10.225 Euro.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang