Người Việt cần biết: Công trình nghiên cứu, tổng kết về tội phạm hình sự, buôn người và bóc lột người Việt nhập cư lậu tại Đức

Kết quả của nghiên cứu dựa trên 18 cuộc điều tra hình sự trong các năm 2018 - 2021 cung cấp một cái nhìn tổng quan về các thủ tục, nạn nhân, buôn người, cấu trúc băng đảng thủ phạm và phương thức hoạt động mà các cơ quan công tố biết đến:

- Một nửa số vụ án chống bóc lột tình dục. Bảy vụ chống bóc lột lao động. Một vụ chống bóc lột liên quan tới tội phạm hình sự.

- Các vụ án không được bắt đầu từ thông tin các nạn nhân, mà bởi những phát hiện từ các thủ tục tố tụng hình sự khác hoặc từ chính quyền, cũng như thông tin nhân chứng.

- Chứng cứ nhân sự có tầm quan trọng lớn nhất tại tòa án, đặc biệt là lời khai của người làm chứng và bị hại.

- Các  nạn nhân chủ yếu là phụ nữ trung bình khoảng 30 tuổi, trong khi nam giới trung bình trẻ hơn phụ nữ bảy tuổi. Một số ít nạn nhân vị thành niên là nam giới.

- Nạn nhân bị bóc lột tình dục là phụ nữ trưởng thành, nạn nhân bị bóc lột sức lao động chủ yếu là nam giới.

- Khoảng một nửa số nạn nhân đến từ hai tỉnh Quảng Bình và Nghệ An có khó khăn về kinh tế - xã hội.

- Hầu như tất cả các nạn nhân bị bóc lột đang ở Đức không giấy phép.

- 40% nạn nhân đã được cảnh sát biết đến trước khi các cuộc điều tra được thực hiện thường là do cư trú bất hợp pháp hoặc nhập cảnh bất hợp pháp.

- Gia đình hoặc vận động từ Việt Nam thường đóng một vai trò trong tuyển dụng sang Đức. Thông thường các công việc trong nhà hàng, làm việc nhà hoặc tiệm làm móng được hứa hẹn khi nhập cư lậu.

- Chi phí buôn người rất khác nhau và lên tới từ 10.000 đến 23.000 Euro một người nhập cư lậu.

- Các tuyến đường buôn lậu chính chạy từ Hà Nội đến Nga (Moscow) và qua các nước Đông và Trung Âu đến Đức.

- Hoạt động buôn người thường diễn ra theo nhóm, ít được biết đến về các nhóm buôn người.

- Hiếm khi có bất kỳ dấu hiệu nào trước và trong quá trình buôn người được phát hiện.

- Hơn 40% nghi phạm buôn người trước đó đã được cảnh sát biết đến, thường là do các hành vi phạm tội liên quan.

- Tỷ lệ giới tính nạn buôn người tương đối cân bằng, tức nửa nam, nửa nữ.

- Các nghi phạm thường ở độ tuổi trung niên 30 đến 40 tuổi tại thời điểm phạm tội.

- 67% nghi phạm có quốc tịch Việt Nam, 28% có quốc tịch Đức (trong đó có cả hai quốc tịch).

- Hầu hết các nghi phạm buôn người có tư cách cư trú hợp pháp tại thời điểm phạm tội.

- Không có bằng chứng về phạm tội băng đảng theo hình thức tổ chức từ cao tới thấp.

-Trong hầu hết các vụ án, buôn người và bóc lột sức lao động người nhập cư lậu không liên quan tới nhau.

- Các nghi phạm chính phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bộ phận tổ chức vận chuyển người.

- Chủ yếu là phụ nữ trong bóc lột tình dục và nam giới trong bóc lột lao động.

- Công dân Đức không có nguồn gốc Việt Nam cũng tham gia. Chú yếu là các thành viên gia đình Đức có quan hệ với người Việt.

- Bóc lột diễn ra tại các thành phố và địa phương có quy mô khác nhau.

- Liên hệ với những kẻ bóc lột dường như diễn ra chủ yếu ở Đức và bắt nguồn từ các nạn bóc lột tình dục diễn ra trong các nhà thổ bí mật ở chung cư hoặc các cơ sở thương mại. Dịch vụ được quảng cáo trực tuyến và các cuộc hẹn với khách hàng được sắp xếp bởi các bên thứ ba.

-Bóc lột sức lao động thường diễn ra trong các tiệm nail. Chỗ ở một phần là trong tiệm nail. Các công nhân có thời gian làm việc rất dài và đôi khi được theo dõi bằng video. Phạm vi tiền lương dao động từ không có lương đến mức lương hàng giờ khoảng mười hai euro, trong trường hợp cá biệt, chúng vượt quá thu nhập trung bình ở Đức.

-Nạn nhân phải đối mặt với những ràng buộc về tổ chức vô hình, như bị giữ giấy tờ tùy thân, cư trú bất hợp pháp, phiếu nợ nần.

- Sử dụng chiến thuật che giấu bao gồm sử dụng người rơm (đứng tên hộ) và ưu tiên tiền mặt làm phương tiện thanh toán.

- Internet được sử dụng để giới thiệu việc làm và các dịch vụ tình dục.

- Ở Đức đã tồn tại cộng đồng người Việt với số lượng lớn từ hàng chục năm nay.

- Do  tỷ lệ từ chối tị nạn cao, người nhập cư trái phép từ Việt Nam thường không xin tị nạn và vì vậy cơ quan ngoại kiều không thể thống kê được.

Đức Việt Onlin

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang