Luật về Hồng Kông: Mỹ dự thảo, Trung Quốc doạ trả đũa

Ông Trump dự kiến sẽ ký hai dự luật Hong Kong

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

( Liệu ông Trump có ký hai dự luật này thành luật?).

Tổng thống Donald Trump rất có thể sẽ ký hai dự luật đã được thông qua ở Quốc hội liên quan đến Hong Kong, một nguồn tin ẩn danh cho Reuters biết.

Tuy nhiên, người này từ chối nói khi nào ông Trump sẽ ký duyệt dự luật.

BBC vẫn đang tiếp tục xác minh thông tin trên.

Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư thông qua hai dự luật ủng hộ người biểu tình Hong Kong và đã đưa hai văn bản luật này đến Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump ký duyệt hoặc phủ quyết.

Hai dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong KongBảo vệ Hong Kong được hai nhánh của Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua trong vòng hai tháng trong bối cảnh Hoa Kỳ đang có những đàm phán về thương mại với Trung Quốc.

Tháng trước, Hạ viện đã thông qua dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong và dự luật này vừa được Thượng viện nhất trí thông qua hôm thứ Ba, trước khi nó được thống nhất thông qua lần trước ở Hạ viện với tỷ lệ phiếu 417 thuận 417, 1 chống hôm qua.

Phiếu chống duy nhất đến từ một dân biểu Đảng Cộng hoà.

Hạ viện cũng thông qua dự luật Bảo vệ Hong Kong với tỷ lệ 417-0 vốn cũng được Thượng viện cũng nhất trí thông qua vào thứ Ba, nhằm cấm xuất khẩu một số loại vũ khí kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hong Kong, bao gồm lựu đạn hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng chích điện.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Cảnh sát đạp lên đầu một người biểu tình ở Hong Kong trong một đợt bắt giữ hôm 18/11).

Hai dự luật này giờ sẽ được chuyển đến bàn của Tổng thống Donald Trump và ông có 10 ngày để quyết định ký kết thành luật hoặc phủ quyết (veto).

Nhà Trắng từ chối bình luận về dự định của tổng thống về hai dự luật này.

Nhưng quyết định phủ quyết (veto) sẽ khó có hiệu quả vì hai dự luật đều đã được thông qua ở cả Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát và Hạ viện do Đảng Dân chủ kiểm soát mà hầu như không có sự phản đối nào.

Chỉ cần đa số 2/3 ủng hộ ở cả Thượng viện và Hạ viện thì quyết định phủ quyết của Tổng thống sẽ bị vô hiệu hoá và hai dự luật vẫn sẽ thành luật.

Hai dự luật này đã khiến Trung Quốc tức giận đe doạ sẽ "trả đũa" nếu hai dự luật này trở thành luật.

Hôm thứ Tư, Trung Quốc đã triệu tập một nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ, và cảnh báo sẽ trả đũa nếu Tổng thống Trump ký duyệt Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, sau khi dự luật này được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triệu Húc đã triệu tập nhà ngoại giao William Klein, Đại biện, tại tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp phản đối mạnh mẽ và Mỹ sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", tuyên bố nói trên viết.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Mỹ kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Hong Kong bắt đầu cách đây năm tháng.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

( Hai dự luật của Quốc hội gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc về mối quan tâm của Hoa Kỳ đến tình hình ở Hong Kong).

Trung Quốc dọa trả đũa nếu ông Trump ký dự luật về Hong Kong

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Người biểu tình quá khích ở Hong Kong chuẩn bị ném bom xăng vào cảnh sát hôm 18-11. Ảnh: BLOOMBERG).

Mỹ đến để cảnh báo nước này sẽ trả đũa nếu Tổng thống Donald Trump ký thành luật Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Cảnh báo này đưa ra sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật.

Theo tờ South China Morning Post (SCMP), trong một tuyên bố phát đi ngày 20-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Thứ trưởng Ngoại giao Mã Triều Húc đã triệu tập ông William Klein, tham tán công sứ về các vấn đề chính trị của đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc.

“Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất, và Mỹ phải gánh mọi hậu quả”, tuyên bố cho biết sau khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật có thể mở đường cho các hành động ngoại giao và trừng phạt kinh tế chống lại chính phủ Hong Kong.

Đây là lần thứ hai Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Mỹ kể từ khi làn sóng biểu tình chống chính quyền Hong Kong nổ ra cách đây năm tháng.

Hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành đã triệu tập ông Robert Forden - phó đại sứ tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.

Ông Klein bị triệu tập sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng bất cứ nỗ lực nào Mỹ thực hiện nhằm can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sẽ đều vô ích.

“Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ nhìn rõ tình hình và thực hiện những bước đi ngăn chặn dự luật trở thành luật, đồng thời chấm dứt can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và Hong Kong để tránh châm lửa tự làm bỏng mình”, ông Cảnh nói trong tuyên bố.

“Nếu Mỹ vẫn kiên quyết, Trung Quốc chắc chắn sẽ đưa ra các biện pháp mạnh mẽ để kiên quyết phản đối nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia”, tuyên bố cho biết.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Một người biểu tình Hong Kong cầm cờ Mỹ hôm 20-11 tại trường ĐH Bách Khoa Hong Kong, nơi những người biểu tình vẫn đang bị cảnh sát bao vây. Ảnh: AP).

Ông Cảnh nói rằng động thái của Thượng viện Mỹ vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các quy tắc về quan hệ quốc tế.

Tình hình Hong Kong phải đối mặt không phải về nhân quyền và dân chủ mà là về việc ngăn chặn bạo lực, lập lại trật tự, ông Cảnh nói.

Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng những hành động bạo lực đã hủy hoại trật tự xã hội và thách thức nguyên tắc “một quốc gia hai chế độ”, theo đó Hong Kong giữ lại một số quyền tự do nhất định và một mức độ tự trị sau khi được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997.

Trước khi Thượng viện Mỹ thông qua dự luật về Hong Kong , Hạ viện Mỹ tháng trước đã thông qua dự luật này. Thượng viện Mỹ cũng thông qua Đạo luật bảo vệ Hong Kong, theo đó sẽ cấm xuất khẩu một số vũ khí kiểm soát đám đông phi sát thương cho cảnh sát Hong Kong.

Các phiên bản Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong của Hạ viện Mỹ và Thượng viện Mỹ sẽ được chuyển tới một ủy ban gồm các thành viên của cả hai đảng để thống nhất những khác biệt rồi sẽ đưa trở lại Hạ viện và Thượng viện để phê chuẩn lần cuối. Tổng thống Trump sau đó sẽ có 10 ngày để ký dự luật thành luật hoặc phủ quyết.

Cả hai phiên bản dự luật sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ ban hành một báo cáo hằng năm do Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận liệu Hong Kong có duy trì quyền tự trị để được hưởng quy chế ưu đãi về thương mại mà Mỹ dành cho đặc khu này nhằm thúc đẩy vị thế là một trung tâm tài chính thế giới hay không.

Dự luật cũng yêu cầu các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân hoặc công ty bị cáo buộc vi phạm các quyền tự do được bảo đảm theo Luật Cơ bản của Hong Kong – văn kiện mang tính hiến pháp của Hong Kong.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Những người biểu tình chống chính quyền nghỉ ngơi trong nhà thi đấu của trường ĐH Bách Khoa Hong Kong ngày 20-11. Ảnh: REUTERS).

Số lượng các thượng nghị sĩ ủng hộ Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong tăng lên ngày 18-11. Diễn biến này theo sau một loạt báo cáo nói về tình trạng bạo lực gia tăng kể từ hôm 17-11 giữa cảnh sát Hong Kong và những người biểu tình cực đoan tại ĐH Bách Khoa Hong Kong.

Nhiều nghị sĩ Mỹ đã đổ lỗi cho chính phủ Bắc Kinh và chính quyền Hong Kong về tình trạng bạo lực kéo dài trong những tháng gần đây và đưa đến đỉnh điểm là tình trạng bạo lực trong trường ĐH.

Chính quyền Hong Kong lấy làm tiếc việc Mỹ thông qua hai dự luật, nói rằng không cần thiết và vô căn cứ. Chính quyền Hong Kong trong một tuyên bố nói rằng những hành động này sẽ làm tổn hại lợi ích của cả Hong Kong và của Mỹ.

Cục trưởng Cục Phát triển kinh tế, thương mại Hong Kong Edward Yau Tang-wah đã chỉ trích những gì ông gọi là hành động “tùy tiện và không cần thiết” và chỉ “đổ thêm dầu vào lửa”.

“Tôi không muốn mọi người bị nhầm lẫn: sự can thiệp tùy tiện của nước ngoài là đang đổ thêm dầu vào lửa ở Hong Kong. Tôi không nhìn thấy chúng tôi đang có bất kỳ cách khả thi nào để xoa dịu tình hình. Vì vậy tôi yêu cầu mọi người kiềm chế can thiệp vào tình hình vốn đã mong manh này”, ông Edward Yau nói.

FBI báo động ‘Trung Quốc ào ạt đánh cắp bí mật chiến lược của Mỹ’

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Thượng Nghị Sĩ Rob Portman).

Sở Điều Tra Liên Bang Mỹ đang cắt đặt nhân viên phản gián tại tất cả 56 văn phòng trên nước Mỹ và có các biện pháp phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn việc Trung Quốc ào ạt tìm cách đánh cắp các bí mật chiến lược và tuyển mộ các khoa học gia Mỹ, theo cuộc điều trần tại Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một.

“Kỹ thuật là điều chính yếu đưa đến sức mạnh quân sự và kinh tế,” theo lời ông John Brown, phụ tá giám đốc đặc trách phản gián của FBI, khi ra điều trần trước Ủy Ban Nội An Thượng Viện Mỹ, bản tin của tờ South China Morning Post cho biết.

“Đã nhiều lần Cộng Sản Trung Quốc từng cho thấy họ sẽ tìm đủ mọi cách để vượt qua mặt Mỹ, hầu trở thành cường quốc hàng đầu thế giới,” cũng theo ông Brown.

Cuộc điều trần hôm Thứ Ba cũng nêu lên một vấn đề đang được tranh luận, không chỉ ở Washington, mà còn là khắp nơi khác trên thế giới, đó là về lợi ích của việc tự do và công khai trao đổi hiểu biết khoa học, cũng như nhu cầu phải bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thượng Nghị Sĩ Rob Portman (Cộng Hòa-Ohio) nói rằng Trung Quốc đang có khoảng 200 chương trình nhằm tuyển mộ và sử dụng khoa học gia Mỹ, để đưa sự hiểu biết và kỹ thuật về Trung Quốc.

Các giới chức Mỹ nói rằng một chương trình do Trung Quốc thành lập từ năm 2008, cho tới nay đã tuyển mộ được ít nhất 7,000 khoa học gia, kỹ sư và các doanh gia khởi nghiệp hàng đầu của thế giới.

Sau năm 2017, Trung Quốc ngưng không cung cấp tin tức về các hoạt động tuyển mộ của họ.

Các chươtng trình thu thập nhân sự và hiểu biết này giúp Bắc Kinh thành lập các phòng thí nghiệm bí mật, sử dụng các phát minh lấy được từ nghiên cứu ở các trường đại học Mỹ, phần lớn do tiền thuế người dân Mỹ đài thọ, rồi biến thành sản phẩm và thậm chí còn đòi bản quyền phát minh, khiến họ có thể kiểm soát các kỹ thuật mới.

Thượng Nghị Sĩ Portman nói rằng: “Người trả thuế ở Mỹ tài trợ cho các chương trình nghiên cứu này, không phải Trung Quốc,” cho biết thêm là sự cởi mở và tinh thần hợp tác trong lãnh vực nghiên cứu ở các đại học Mỹ đang bị nhiều quốc gia lợi dụng, gồm cả Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Hàn. Tuy nhiên, theo ông Portman, thành phần “hung hãn” nhất vẫn là từ Trung Quốc.

(Nguồn: Soha)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang