Hiệp hội Ủng hộ Tỵ nạn Sachsen kêu gọi ký tên Kiến nghị Cứu xét cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn phải được ở lại!

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

LTS: Với khẩu hiệu “Sau 35 năm ở tiểu bang Sachsen, gia đình ông bà Nguyen/Pham phải được ở lại Đức“, đơn kiến nghị gửi tới Ủy ban Cứu xét tiểu bang Sachsen đã được Hiệp hội Ủng hộ những người tỵ nạn tiểu bang Sachsen (Sächsischer Flüchtlingsrat) đăng lên mạng xã hội hôm kia 19.08.2022, để kêu gọi cộng đồng toàn Liên bang Đức đồng lòng ủng hộ ký tên. Ngay sau khi đăng tải, tính đến cuối ngày Hiệp hội đã nhận được tới 7000 chữ ký. Số lượng chữ ký là căn cứ cho quyết định của Ủy ban Cứu xét mà không phụ thuộc những điều khoản chung của Luật Ngoại kiều. Với trên 150.000 người Việt ở Đức, hy vọng đơn kiến nghị ủng hộ gia đình ông bà Nguyễn/Phạm sẽ nhận được chữ ký của đông đảo cộng đồng bằng cách nhấp chuột vào đường Link (tiếng Đức ) => UNSERE PETITION ZU UNTERSCHREIBEN, và điền gửi đi trong thời hạn 8 tuần tính từ ngày 19.08.2022.

Khi mở ra chỉ cần điền dự liệu cá nhân vào 2 ô hiện thị nền trắng (xem ảnh màn hình dưới đây), rồi nhấp chuột vào ô nền đen cuối cùng, có tên Ký tên - UNTERSCHREIBEN. Các ô mới sẽ mở ra, cứ thế điền tiếp và bấm vào ô nền đen tiếp theo cuối cùng.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Ô hiện thị đầu tiên, khi nhấp chuột vào đường Link)

Nội dung thư kêu gọi ký tên

Ông Phạm Phi Sơn sang Đức năm 1987 với tư cách là một lao động hợp đồng CHDC Đức, hiện đã sống ở tiểu bang Sachsen hơn 35 năm. Ông đã làm việc trong ba thập kỷ, đóng thuế và sống ở Chemnitz với gia đình trong mấy năm nay. Con gái mang tên tiếng Đức Emilia của họ sinh năm 2017 tại Đức, và ông Phạm Phi Sơn có giấy phép định cư vô thời hạn (Niederlassung). Chỉ vì năm 2016, ông đã ở Việt Nam quá 6 tháng, vi phạm giới hạn Luật Ngoại kiều cho phép, nên ông cùng vợ con đã bị thu hồi giấy phép lưu trú. Gia đình ông không còn được phép làm việc và hiện đang phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính từ người quen, thân, mặc dù có nhiều nơi mời làm việc. Nguyên nhân ở lại Việt Nam vượt qúa 6 tháng quy định chỉ đơn giản do điều trị y tế cấp thiết đối với di chứng thương tích chiến tranh trước đây để lại. Giấy chứng nhận y tế được cấp ở Đức cũng xác nhận lý do đó. Tuy nhiên, cả Tòa án Hành chính Chemnitz và Ủy ban Cứu xét lần đầu, đều từ chối đảm bảo quyền ở lại cho gia đình.

Hiện Sở Ngoại kiều ở Chemnitz đang đe dọa trục xuất họ, và trong khuôn khổ kế hoạch này, không loại trừ một cuộc chia ly gia đình. Cách giải quyết này gây tai tiếng (Skandal) vì nó đe dọa một gia đình hòa nhập hoàn toàn với đủ cơ hội việc làm để nuôi sống bản thân. Trong trường hợp này, chúng tôi nhận thấy gia đình họ có nguy cơ không được đảm bảo bởi Điều 6 Hiến pháp Đức. Các cơ quan công quyền cũng không thừa nhận những năm tháng cuộc đời cũng như kết qủa hoà nhập của gia đình ông bà Nguyễn / Phạm. Do đó, nếu trục xuất sẽ trái với quy định của gói chính sách nhập cư mới của Chính phủ Liên bang (xem đường Link => Migrationspaketes der Bundesregierung). Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu dừng ngay lập tức kế hoạch trục xuất và toàn bộ gia đình họ phải được Sở Ngoại kiều cấp mới giấy phép cư trú, để họ được định cư lâu dài ở Đức!

Lý do phải được ở lại Đức: Việc thu hồi giấy phép định cư đã không đếm xỉa đến trường hợp khẩn cấp y tế khiến người đó hoàn toàn cần thiết phải ở lại Việt Nam trong thời gian dài hơn. Do đó, ông Phạm Phi Sơn không thể bị cáo buộc là người có lỗi, nhất là khi điều này được xác nhận bởi các giấy chứng nhận y tế, cũng do cơ quan chức năng của Đức cấp. Hơn nữa, đưa ra đe dọa trục xuất đã bỏ qua hàng chục năm lao động nghề nghiệp, thành lập gia đình và thành tích hòa nhập của ông Phạm Phi Sơn. Rối cuộc, người cha của một gia đình đã xây dựng được cuộc sống độc lập với tư cách là một lao động hợp đồng thời CHDC Đức và sau đó là ở Cộng hòa Liên bang Đức.

Ra sắc lệnh đe dọa trục xuất đã trở thành một vụ bê bối trên truyền thông, cả về chính trị và đạo đức. Nó củng cố nhận thức về Sachsen như một tiểu bang mà chính quyền đặc biệt hạn chế trong các quyết định của họ liên quan đến người nhập cư. Nếu những người nhập cư đã xây dựng cuộc sống, tồn tại trong nhiều thập kỷ, không được đảm bảo quyền ở lại, thì phải đặt câu hỏi rằng nhà nước mang tên gọi “Nhà nước Tự do Freistaat-Sachsen“ muốn gửi đi tín hiệu nào? Và tại sao khung pháp lý lại có thể bỏ qua một trường hợp rõ ràng nguy cấp về mặt nhân đạo, nếu trục xuất họ? Cuối cùng, thảm cảnh của gia đình ông bà Phạm / Nguyễn khiến tất cả những người di cư muốn xây dựng một cuộc sống ở Sachsen và định cư lâu dài ở đây phải lo ngại.

Do đó chúng tôi kêu gọi cộng đồng ký tên vào đơn Cứu xét ở lại cho gia đình ông bà Phạm /Nguyễn theo đường Link này => UNSERE PETITION ZU UNTERSCHREIBEN, đồng thời chia sẻ trên mạng để thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với lời kêu gọi khẩn thiết này !

(Xem thêm:

=> Sôi sục nước Đức: 35 năm sống ở Đức, một người Việt bị lệnh trục xuất cả nhà, chỉ vì về nước quá 6 tháng bị phát hiện sau 1 năm).

Nguồn: Sächsischer Flüchtlingsrat

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang