Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Trong vòng 1 năm công nghiệp ô tô Đức đã quay ngoắt 180 độ
Vào năm 2023, cả doanh thu và lợi nhuận của ngành này đều đạt mức kỷ lục, sự lạc quan về tăng trưởng và niềm hân hoan được thể hiện ở khắp mọi nơi. Nhưng năm nay, doanh thu và lợi nhuận đã giảm rất mạnh, triển vọng tương lai trở nên thật ảm đạm. Tâm trạng hoảng loạn ngày càng lan rộng trong ngành này.
Đáng tiếc là lĩnh vực ô tô điện – xu thế giao thông mới - tiêu thụ chậm. Vì cầu yếu nên kho chứa của các đại lý luôn đầy ắp ô tô mới. Các nhà sản xuất đã phải giảm mạnh sản lượng, cả xe điện và xe động cơ đốt trong hạng sang xuất khẩu. Một số nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng với 50% công suất hoặc thậm chí ít hơn. Nhiều ca làm việc bị cắt giảm, việc sa thải nhân công hàng loạt đã được nhiều doanh nghiệp công bố, một số nhà máy sản xuất cũng đã phải thông báo đóng cửa. Tình hình khó khăn của các hãng sản xuất ô tô lớn tại Đức cũng đang gây ra "thảm cảnh" cho hàng trăm nhà cung cấp linh kiện vừa và nhỏ, bất chấp thực tế là nhu cầu mua ô tô mới trên khắp thế giới đã tăng đáng kể trong những năm qua.
Lần đầu tiên sau một thời gian dài thành công, ngành công nghiệp ô tô Đức lại phải đối mặt với những khó khăn lớn đến như vậy, dù thị trường ô tô toàn cầu vẫn tồn tại và phát triển tốt. Có thể nói rằng "động cơ" của "cỗ máy kinh tế" Đức đang hoạt động không như mong muốn, cùng với đó là hình ảnh nước Đức với tư cách địa điểm sản xuất ô tô hàng đầu thế giới.
"Thời kỳ vàng son" đã qua
Trước khi liên minh "Đèn giao thông" ở Đức sụp đổ, đã có nhiều hội nghị chuyên ngành về ngành công nghiệp nói chung và ô tô nói riêng được tổ chức. Nhưng những lời kêu gọi chính phủ hỗ trợ tìm kiếm giải pháp cho ngành là vô nghĩa, vì các chính trị gia có trách nhiệm cũng như những nghiệp đoàn lao động trong lĩnh vực ô tô đã đánh giá sai hoàn toàn mức độ nghiêm trọng của tình hình. Các nghiệp đoàn lao động còn cố gắng yêu cầu mức tăng lương 7% cho người lao động.
Đánh giá về ngành công nghiệp ô tô Đức, Thị trưởng thành phố Ingolstadt, ông Christian Scharpf, tóm tắt tình hình trong một câu ngắn gọn: "Những năm tháng tốt đẹp đã qua!".
Có một điều chắc chắn rằng nếu ngành công nghiệp ô tô Đức gặp khó khăn thì nền kinh tế nước này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Hiện tại, một "trận bão" đã xuất hiện với ngành ô tô và có thể phát triển thành một "cơn cuồng phong thịnh nộ", điều mà nền kinh tế Đức chưa từng chứng kiến kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.
Khác với những cú sốc khủng hoảng dầu mỏ hay khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây, gánh nặng đối với ngành ô tô Đức hiện nay sẽ không phải mang tính nhất thời mà đang tạo thành xu hướng dài hạn. Thật khó khăn đối với nền kinh tế đầu tàu châu Âu khi có đến 1/5 tổng quy mô phụ thuộc vào việc tạo ra giá trị trong ngành công nghiệp ô tô.
Nhiều nguyên nhân cộng hưởng
Có nhiều nguyên nhân gây "bão tố" cho ngành ô tô Đức. Chất lượng địa điểm sản xuất kém là một trong những nguyên nhân đó. Nó tạo gánh nặng rất lớn lên các nhà sản xuất ô tô Đức - đặc biệt là những nhà cung cấp linh kiện - vốn phụ thuộc vào xuất khẩu và chịu sự cạnh tranh quốc tế khốc liệt.
Nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất. Căng thẳng quốc tế và xung đột địa chính trị với mức độ tàn khốc ngày càng gia tăng, cũng như quá trình phi toàn cầu hóa diễn ra thông qua việc áp đặt thuế quan và sự tự cô lập, là những yếu tố bên ngoài tác động lớn đến ngành sản xuất ô tô Đức. Những yếu tố này không chỉ gây khó cho hoạt động xuất khẩu, mà còn cản trở việc nhập khẩu nhiên liệu và các nguyên liệu thô cần thiết. Thuế nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với ô tô Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm xu hướng này.
Những quyết định chính trị sai lầm trong chính sách năng lượng và khí hậu ở Berlin và Brussels, như lệnh cấm ô tô động cơ đốt trong từ năm 2035, mức thuế khí thải CO2 cao từ năm 2025, cũng tạo thêm áp lực lớn cho ngành ô tô Đức. Tất cả các nhà sản xuất đã phải "lao vào" cuộc đua sản xuất ô tô điện, nhưng thật không may, chính dòng sản phẩm này lại đang gây thất vọng lớn. Theo tính toán, doanh số bán ô tô điện hiện tại đã giảm tới 25% ở tất cả các thị trường ô tô lớn, ngoại trừ Trung Quốc.
Tại Trung Quốc - thị trường đặc biệt quan trọng đối với ngành ô tô Đức, các nhà sản xuất Đức đều đang "mắc kẹt" với dòng sản phẩm động cơ đốt trong cao cấp và xe điện. Trung Quốc, hiện là thị trường ô tô lớn nhất thế giới (năm 2023 có 26,06 triệu ô tô đăng ký mới, trong đó khoảng 5,5 triệu chiếc đến từ các nhà sản xuất Đức), trước đây chiếm khoảng 1/3 tổng doanh số bán hàng của các nhà sản xuất Đức. Thậm chí với một số nhà sản xuất, thị trường này tạo ra hơn 50% tổng lợi nhuận.
Tình thế hiện tại đã thay đổi. Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD hiện đã chiếm lại phần lớn thị trường nội địa của họ thông qua những chiếc ô tô điện cỡ nhỏ, giá rẻ. Và người Trung Quốc đang tiến bộ hơn nữa. Lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất Đức thậm chí cũng đang giảm dần khi nói đến ô tô động cơ đốt trong. Tất cả những điều này đều gây thiệt hại khó bù đắp cho ngành ô tô Đức.
Cuộc chiến thuế quan sẽ là điều tồi tệ nhất
Một cuộc chiến thương mại và thuế quan tiềm tàng giữa Mỹ và Trung Quốc và lan rộng ra thế giới sẽ là "giọt nước tràn ly" với ngành công nghiệp xương sống của Đức. Nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump áp thuế nhập khẩu từ 20% trở lên đối với ô tô Đức như đã thông báo, đồng thời Trung Quốc cũng áp thuế đối với hàng nhập khẩu cao cấp từ Đức, thì ngành công nghiệp ô tô Đức sẽ bị đẩy đến bờ vực thẳm. Kết quả sẽ là sự sụt giảm mạnh mẽ trong sản xuất và việc làm trên toàn bộ chuỗi giá trị. Không có thị trường thứ ba nào có thể đóng vai thị trường thay thế khả dĩ cho tình huống này.
Vì vậy, nếu tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ không khởi sắc mà lại tiếp tục xấu đi, mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô ở Đức sẽ đối mặt với nguy cơ "lụi tàn".
Bộ Nội vụ và cơ quan an ninh Đức kêu gọi
Theo đài Deutsche Welle (DW), Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser mới đây đã yêu cầu người dân và du khách cảnh giác cao độ khi đến các khu chợ Giáng sinh nổi tiếng bởi những nơi tập trung đông người như thế này có thể trở thành mục tiêu của các tổ chức khủng bố Hồi giáo.
Bà Faeser cho biết thêm dù vẫn chưa ghi nhận bất kỳ bằng chứng cụ thể nào về các mối đe dọa khủng bố nhưng người dân vẫn cần nâng cao cảnh giác.
Theo dư luận Đức, thông báo của Bộ Nội vụ nước này có thể khiến bầu không khí vui tươi, rộn rã ở các chợ Giáng sinh sẽ phần nào chùng xuống.
Bộ trưởng Nội vụ Đức cũng gửi lời cảm ơn đến lực lượng cảnh sát địa phương tại các tiểu bang đã nỗ lực làm việc, dàn trải lực lượng ở nhiều nơi để đảm bảo an ninh.
Các biện pháp
Bà Faeser cho biết chính quyền Đức đã tăng cường các biện pháp an ninh, bao gồm áp dụng lệnh cấm mang theo dao tại các chợ Giáng sinh. Nếu vi phạm, mỗi trường hợp có thể lãnh mức phạt lên đến 10.000 euro.
Cơ quan An ninh nội địa của Đức (BfV) nhận định Đức vẫn là mục tiêu của nhiều tổ chức khủng bố, bao gồm các nhóm Hồi giáo.
Theo BfV, các chợ Giáng sinh có thể trở thành mục tiêu của các tổ chức khủng bố Hồi giáo bởi đây chính là biểu tượng liên quan đến Kitô giáo và là biểu tượng của văn hóa phương Tây.
Các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Đức, vốn nổi tiếng với nhiều khu chợ đặc biệt chỉ mở vào dịp Giáng sinh, nơi chuyên bán đồ trang trí Giáng sinh, bán các loại hàng hóa và thức ăn, đồ uống phù hợp với mùa đông.
Chợ Giáng sinh
Mỗi năm, những khu chợ Giáng sinh ở Đức nói riêng và châu Âu nói chung thu hút hàng triệu du khách ghé thăm và trở thành "đặc sản" mỗi khi mùa đông về. Riêng tại Đức có khoảng 3.000 chợ Giáng sinh mở cửa mỗi năm.
Tuy nhiên, những khu chợ Giáng sinh này đã không ít lần trở thành mục tiêu của các tổ chức khủng bố Hồi giáo.
Năm 2016, một kẻ tấn công đã đánh cắp xe tải sauddos và lái chiếc xe này lao thẳng vào đám đông ở một khu chợ Giáng sinh tại Breitscheidplatz, trung tâm thủ đô Berlin, khiến 12 người chết và hàng chục người bị thương. Tên này sau đó khai nhận là một tín đồ Hồi giáo.
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng Đức cho biết, nước này đã đề xuất NATO tái triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất tới Ba Lan vào đầu năm sau để bảo vệ các chuyến hàng viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Trong tuyên bố phát đi ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Đức tiết lộ, các “rào chắn tên lửa” Patriot có thể được tái lắp đặt ở Ba Lan trong tối đa 6 tháng. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nhấn mạnh, động thái sẽ bảo vệ một trung tâm hậu cần ở Ba Lan, bảo đảm an toàn cho các phương tiện, vũ khí và đạn dược được chuyển giao cho Kiev trong cuộc xung đột Nga.
Theo hãng tin Sputnik, các hệ thống phòng không Patriot từng được triển khai tại Ba Lan từ tháng 1 đến tháng 11/2023 để bảo vệ không phận của nước này sau khi một tên lửa Ukraine rơi xuống Ba Lan vào tháng 11/2022, khiến hai người thiệt mạng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz tiết lộ, trong cuộc điện đàm mới đây với người đồng cấp Đức Pistorius, ông đã cảm ơn Berlin vì cam kết bảo vệ an ninh cho đất nước của ông.
Nga cảnh báo
Trong khi đó, Nga cảnh báo việc phương Tây tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine sẽ cản trở việc giải quyết khủng hoảng và thậm chí làm leo thang xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cáo buộc Mỹ và các nước đồng minh NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev.
Nguồn: Tuổi Trẻ; Bnews; Vietnamnet
Đức: Vụ rò rỉ điện tín chấn động về Tổng thống Trump; Doanh nghiệp phá sản kỷ lục kể từ năm 2009 và hậu họa
Đức: Dịch lở mồm long móng bùng phát sau 35 năm; Hàng ngàn người biểu tình phản đối đại hội đảng cực hữu AfD
Đức: Thủ tướng chặn gói viện trợ cho Ukraine; Ngành công nghiệp ô tô tiếp tục đi xuống; Kỷ lục số vụ phá sản doanh nghiệp
Đức: Kinh tế suy thoái năm thứ 2 liên tiếp; Đảng AfD bị điều tra vì phát vé trục xuất cho người nhập cư; Thách thức đối ngoại trước bầu cử
Đức: Nhà sản xuất amoniac lớn nhất đóng cửa 1 nhà máy; Thịt lợn bị nhiều nước từ chối; Bàn giao pháo tự hành RCH 155 tối tân cho Ukraine
Đức: Truy tố 3 người làm gián điệp cho TQ; Volkswagen giảm 308 triệu đô tiền lương; Bất ngờ số người vô gia cư; Giấc mơ siêu cường chip lụi tàn
Đức: Ngành sản xuất bia khủng hoảng; Ngành năng lượng mặt trời u ám; ‘Bê bối bắt tay’ của Ngoại trưởng
Đức: Nỗ lực triển khai dự án Trái tim Sư tử, để cai hàng Trung Quốc; ‘Hối hận’ vì bỏ điện hạt nhân để theo đuổi năng lượng tái tạo
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá