- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Đàm phán quan hệ song phương với Ukraine
Sự kiện do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì cùng Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ thăm Đức vào tháng tới để đàm phán về quan hệ song phương và Ukraine, ông Steffen Hebestreit – người phát ngôn của Thủ tướng Đức Olaf Scholz – cho biết khi xác nhận về chuyến thăm được coi là chuyến thăm tạm biệt của ông Biden trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
"Chính phủ Đức mong đợi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Đức từ ngày 10-12/10", ông Hebestreit cho biết tại một cuộc họp báo ở Berlin hôm 27/9. "Chuyến thăm này sẽ tạo cơ hội để nêu bật tầm quan trọng của mối quan hệ Đức-Mỹ nói chung và sự hợp tác chặt chẽ giữa hai chính phủ nói riêng".
Vị phát ngôn viên cũng hé lộ trọng tâm chính trong chương trình nghị sự: Hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
"Việc lập kế hoạch vẫn đang được tiến hành, nhưng tôi có thể nói với các vị rằng chuyến thăm sẽ phản ánh mối quan hệ song phương chặt chẽ giữa hai nước, cũng như sự phối hợp chặt chẽ về các vấn đề quốc tế", ông Hebestreit nhấn mạnh.
"Tôi có thể xác nhận rằng, cùng với phía Mỹ, chúng tôi cũng đang có kế hoạch tổ chức một hội nghị cấp cao của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG) vào ngày 12/10", ông nói, ám chỉ đến các cuộc họp thường kỳ của các đồng minh phương Tây tại Căn cứ không quân Ramstein ở bang Rheinland-Pfalz, Tây Nam nước Đức.
Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine (UDCG) do Mỹ đứng đầu
Tập hợp khoảng 50 quốc gia, bao gồm cả 32 thành viên NATO, họp tại Căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức.
Các cuộc họp trước đây của nhóm được tổ chức ở cấp Bộ trưởng Quốc phòng hoặc các quan chức quân sự cấp cao. Cuộc họp Ramstein gần đây nhất vào ngày 6/9 là cuộc họp thứ 24 của nhóm kể từ khi thành lập vào tháng 4/2022.
Cuộc họp này có sự tham dự trực tiếp của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người đã kêu gọi cung cấp thêm vũ khí cho đất nước ông để đẩy lùi bước tiến của các lực lượng Nga trên thực địa.
Tại đây, Ukraine đã nhận được cam kết viện trợ quân sự mới từ các đồng minh, bao gồm Mỹ, Anh, Đức và Canada. Kiev đã được hứa hẹn cung cấp ít nhất một hệ thống phòng không, cùng với tên lửa, xe tăng, xe bọc thép, pháo binh và các loại đạn dược khác. Các loại vũ khí tầm xa mà Ukraine muốn được nhận nhất như tên lửa ATACMS hoặc Storm Shadow không có trong danh sách, cũng như không có thay đổi nào đối với các hạn chế sử dụng chúng.
Ông Hebestreit không xác nhận liệu ông Zelensky có tham dự cuộc họp cấp cao vào tháng 10 tới hay không.
Cuộc họp do Tổng thống Biden chủ trì sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Ukraine: Nó diễn ra ngay trước cuộc bầu cử Mỹ, vốn có thể làm đảo lộn sự ủng hộ mà Kiev nhận được từ nhà tài trợ lớn nhất của mình. Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump từ lâu đã chỉ trích việc Mỹ cung cấp hàng tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine.
Ông Hebestreit cũng cho biết, ngoài các cuộc đàm phán với ông Scholz, chuyến đi của ông Biden cũng sẽ bao gồm một cuộc gặp với Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
EU không có trong danh sách 25 ngân hàng lớn nhất thế giới
Trang archiv.hn.cz của Cộng hòa Czech đăng bài viết cho rằng, trong khi Liên minh châu Âu (EU) được coi là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới thì Đức là nền kinh lớn thứ tư trong bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là các ngân hàng châu Âu đang ở vị trí nào?
Thực tế là trong số 25 ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, người ta không thể tìm thấy một ngân hàng nào đến từ EU. Các ngân hàng Mỹ và Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng cũng có các ngân hàng Ấn Độ, Nhật Bản, Canada và Australia. Và thực tế là, những ai cho rằng điều này là không quan trọng thì họ đã nhầm.
Trong hoạt động tài chính, một số ngân hàng và công ty có thể lớn hơn, có năng suất cao hơn và có khả năng tài trợ cho đổi mới nhiều hơn. Tuy nhiên, cũng có những tổ chức chỉ duy trì các quỹ quốc gia nhỏ hơn và có hoạt động riêng biệt. Thực tế là, chính phủ các nước châu Âu từ lâu đã chọn phương án thứ hai.
Trong cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực đồng euro (Eurozone), Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu, liên tục chứng minh cho các nước EU khác thấy rằng họ cần phải giống Đức hơn, tức là xuất khẩu càng nhiều càng tốt, cắt giảm chi tiêu nhà nước càng nhiều càng tốt, hạn chế khu vực công cồng kềnh, và khuyến khích tư nhân hóa.
Phản đối ngân hàng Ý mua lại cổ phần Commerzbank
Tuy nhiên, một vài năm trôi qua, người Đức lại đang hành xử khác biệt. Đó là khi Chính phủ Đức phản đối việc ngân hàng Italy UniCredit mua lại cổ phần của Commerzbank, ngân hàng lớn thứ hai của Đức. Cả các đảng liên minh chính phủ và các đảng đối lập ở Đức đều công khai lên án và cố gắng ngăn chặn điều đó. Nếu nhìn vào tình trạng của cả hai ngân hàng, sẽ thấy vốn hóa thị trường của UniCredit ở vị thế tốt hơn nhiều. Hoạt động của UniCredit cũng lành mạnh hơn.
Bây giờ, UniCredi bất ngờ trở thành cổ đông lớn nhất của Commerzbank (cổ đông lớn thứ hai vẫn là nhà nước Đức). Với tư cách là cổ đông lớn nhất, người đứng đầu ngân hàng Italy Andrea Orcel, không che giấu khả năng có thể tiếp quản hoàn toàn Commerzbank.
Bài viết trên trang archiv.hn.cz cho rằng, nếu giao dịch diễn ra theo đúng quy định thì nó không nên bị lên án mà ngược lại còn cần được hoan nghênh. Khu vực ngân hàng châu Âu cần hợp nhất để thoát khỏi tình trạng hiện tại, nơi EU thực sự chỉ có các thị trường quốc gia riêng lẻ chứ không phải thị trường chung châu Âu. Cái giá phải trả cho điều này là sự kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng lạc hậu về kinh tế.
Hệ quả
Theo bài viết, kịch bản về nguy cơ mất việc làm có thể xảy ra do hai ngân hàng hợp nhất, và trước đó UniCredit đã sở hữu ngân hàng HVB của Đức. Tuy nhiên, điều này sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong hoạt động tài chính.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là một lập luận khác của nước Đức, cụ thể là việc Commerzbank không thể bị “bỏ rơi” bởi người Đức, vì ngân hàng này tài trợ cho các doanh nghiệp gia đình Đức, cái gọi là Mittelstand. Tuy nhiên, sự thật là nếu những công ty này có triển vọng và lành mạnh thì bất kỳ ngân hàng nào cũng sẽ tài trợ cho họ.
Tình trạng khó khăn của Volkswagen nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất của Đức nói chung đang làm dấy lên những lo ngại về triển vọng của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này.
Cú sốc của Volkswagen và ngành công nghiệp ô tô Đức
Những cảnh báo mới đây của Volkswagen về kế hoạch cắt giảm việc làm và khả năng phải đóng cửa dây chuyền sản xuất tại thị trường nội địa lần đầu tiên trong lịch sử 87 năm của hãng đã gây chấn động khắp nước Đức.
Nhà sản xuất ô tô này hiện đang đối mặt với áp lực phải tiết kiệm được khoảng 10 tỉ euro chi phí trong ba năm tới. Theo các nhà phân tích tại Jefferies, Volkswagen có thể buộc phải thông qua quyết định đóng cửa các cơ sở sản xuất mà không cần sự chấp thuận của hội đồng giám sát ngay trong năm nay, mở đường cho việc cắt giảm hơn 15.000 việc làm.
Một tên tuổi lớn khác của ngành công nghiệp ô tô Đức là BMW cũng đang vật lộn với khó khăn. Hãng sản xuất ô tô có trụ sở tại Munich mới đây đã phải hạ mục tiêu doanh số và lợi nhuận của năm tài chính 2024 này, chủ yếu là bởi khoản chi phí lớn mà hãng phải bỏ ra để giải quyết vụ thu hồi 1,5 triệu xe bị lỗi hệ thống phanh trên toàn thế giới.
Các vụ việc của Volkswagen và BMW càng làm gia tăng những lo ngại về triển vọng của ngành công nghiệp ô tô Đức vốn chiếm khoảng 5% GDP và đóng góp hơn 800.000 việc làm cho nền kinh tế. Các báo cáo mới nhất đều cho thấy ngành công nghiệp quan trọng này đang chịu áp lực ngày càng tăng từ Trung Quốc, quốc gia được coi là dẫn đầu về xe điện.
Tình trạng khó khăn của ngành sản xuất công nghiệp Đức
Những khó khăn của các nhà sản xuất ô tô có thể được coi là một phần trong những thách thức to lớn mà nền kinh tế trị giá 4.200 tỉ euro của Đức đang phải đối mặt. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cuộc khủng hoảng năng lượng – đặc biệt là do việc mất đi nguồn cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga, và sự suy giảm lợi thế cạnh tranh, đã gây tổn hại đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo cơ quan thống kê quốc gia Đức Destatis, nền kinh tế nước này đã suy giảm 0,3% trong năm 2023. Ba viện kinh tế hàng đầu đã dự báo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) sẽ không tăng trưởng trong năm nay.
Ông Timo Wollmershaeuser, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của Viện Ifo, đánh giá nền kinh tế Đức đang thực sự gặp khủng hoảng về mặt cấu trúc. Ông cho biết “có quá ít hoạt động đầu tư đang được thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và năng suất đã trì trệ trong nhiều năm”.
Các diễn biến này đang làm dấy lên câu hỏi: liệu có phải những ngày tháng huy hoàng của ngành công nghiệp Đức đang dần khép lại? Cú sốc của Volkswagen cùng với những tín hiệu tiêu cực về các gã khổng lồ công nghiệp khác của Đức, bao gồm BASF, Siemens và ThyssenKrupp đã góp phần thúc đẩy nhận định cho rằng, những ngày tươi đẹp nhất của các nhà sản xuất Đức đã trôi qua và sự suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi.
Các diễn biến này đang làm dấy lên câu hỏi: liệu có phải những ngày tháng huy hoàng của ngành công nghiệp Đức đang dần khép lại? Cú sốc của Volkswagen cùng với những tín hiệu tiêu cực về các gã khổng lồ công nghiệp khác của Đức, bao gồm BASF, Siemens và ThyssenKrupp đã góp phần thúc đẩy nhận định cho rằng, những ngày tươi đẹp nhất của các nhà sản xuất Đức đã trôi qua và sự suy thoái kinh tế là điều không thể tránh khỏi.
“Sự việc của Volkswagen chắc chắn là triệu chứng của tình trạng bất ổn chung trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất của Đức, chứ không phải chỉ là một trường hợp cá biệt”, Franziska Palmas – chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Âu tại Capital Economics có trụ sở tại London, cho biết.
Đáng chú ý là ngành sản xuất của Đức hiện chiếm gần 20% GDP của nền kinh tế, cao hơn nhiều so với mức gần 10% của Mỹ, và một số quốc gia châu Âu khác như Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Tại Trung Quốc, ngành sản xuất có tỷ trọng cao hơn, chiếm gần 30% GDP, nhưng lại nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ mạnh mẽ hơn nhiều so với Đức. Các chuyên gia đánh giá, sự phụ thuộc lớn vào ngành sản xuất đang suy yếu của Đức có thể là gánh nặng cho nền kinh tế số một châu Âu trong những năm tới.
Những yếu tố ngăn cản cải cách
Nỗi đau hiện tại là lời nhắc nhở về tình trạng kinh tế khó khăn của Đức vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, khi đất nước này bị ví von là “Bệnh nhân của châu Âu”. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hồi tháng 1-2024, Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner đã lên tiếng bác bỏ quan điểm này và cho rằng Đức thực chất chỉ là một “người mệt mỏi” cần “một tách cà phê ngon” từ các cải cách cơ cấu.
Tuy nhiên, việc thực hiện những cải cách như vậy lại là điều không hề dễ dàng. Bà Sudha David Wilp, Giám đốc văn phòng Berlin của Tổ chức tư vấn German Marshall Fund, cho rằng những rắc rối mà nước Đức đang gặp phải là kết quả từ sự ngập ngừng của nhiều chính phủ liên tiếp trong việc thúc đẩy các cải cách có thể gây ra những đau đớn trong ngắn hạn, nhưng là cần thiết để duy trì sức cạnh tranh của ngành công nghiệp Đức.
Và hiển nhiên, chiến lược trì hoãn này không thể ngăn cản một thực tế là sự cạnh tranh từ các đối thủ có mức chi phí thấp hơn đang ngày càng làm giảm thị phần của Đức trong chiếc bánh kinh tế toàn cầu. Bên cạnh đó, các vấn đề địa chính trị ngày càng tồi tệ hơn giữa phương Tây, Nga và Trung Quốc cũng đang đe dọa đẩy lùi quá trình toàn cầu hóa – trong đó Đức là một trong những nước hưởng lợi lớn.
Đức cần thay đổi trước khi quá muộn
“Thế giới đang thay đổi và động lực tăng trưởng kinh tế của chúng ta cũng đang thay đổi”, chuyên gia Brzeski của ING, nhận định. “Các vấn đề của Volkswagen nên là lời cảnh tỉnh cuối cùng để các nhà hoạch định chính sách của Đức bắt đầu đầu tư và cải cách để nền kinh tế một lần nữa trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư”.
Tốc độ triển khai những cải cách này vẫn chưa chắc chắn vì chính sách phanh nợ của Đức – hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu hàng năm ở mức 0,35% GDP khiến dư địa cho các biện pháp kích thích tài khóa không còn nhiều.
Tuy vậy, bất chấp những tín hiệu tiêu cực, Đức hiện vẫn là địa điểm quan trọng cho các khoản đầu tư quốc tế. Trong 18 tháng qua, những công ty như Google, Microsoft, Eli Lily, Amazon và nhà sản xuất ô tô Trung Quốc BYD đã công bố các kế hoạch chi tiêu lớn tại quốc gia này.
Berlin đã dành riêng khoản trợ cấp khoảng 20 tỉ euro để thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước, đặc biệt là ở miền Đông nước Đức, hỗ trợ các khoản đầu tư của các nhà sản xuất chip TSMC và Intel.
Nguồn: Bnews; Người Đưa Tin; The Saigon Times
Đức: Sập mái du thuyền, 9 người bị thương; Sai lầm kéo lùi kinh tế châu Âu; Intel tạm dừng xây dựng nhà máy
Đức: Cảnh báo 400 cảnh sát vây bắt 1 lao động nhập cư trái phép; Hạn chế nhập cảnh từ khối Schengen gây phẫn nộ; Họp khẩn cứu ngành ô tô
Đức: Loay hoay tìm cách cứu Volkswagen; Tin xấu cho Thủ tướng; Không gửi Taurus cho Ukraine
Đức: Chính phủ trước sức ép kiểm soát biên giới; Nỗ lực thu hút lao động nước ngoài; Chuyển giao gói viện trợ kèm 22 xe tăng cho Ukraine
Đức: Hai vụ nổ trong 1 tuần tại Köln; Dừng xuất khẩu vũ khí tới Israel; Cam kết viện trợ 100 triệu euro cho Ukraine
Đức: Volkswagen khủng hoảng, ngành ô tô lao đao; Thủ tướng nói thẳng quan điểm về Ukraine
Đức: Vì sao xảy ra liên tiếp các vụ nổ tại Köln; Dự báo inh tế cần 2 năm để phục hồi
Đức: Khai mạc lễ hội bia lần thứ 189; Không còn cần khí đốt Nga; 'Thu hoạch' được gì ở Trung Á?
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá