- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Mất nguồn cung Dòng chảy phương Bắc, chính sách cấm khí đốt LNG Nga
Đầu tiên vụ phá hoại tuyến đường ống “Dòng chảy phương Bắc” (Nord Stream) hồi tháng 9/2022 đã khiến Đức bị cắt đứt dòng chảy khí thiên nhiên đường ống của Nga, giờ tiếp tục mất đi nguồn cung LNG do các yếu tố chính trị, làm các chủ doanh nghiệp phải mua khí hóa lỏng giá đắt của Mỹ, khiến nền kinh tế nước này lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
Cơ quan kinh tế Đức đã ra lệnh cho công ty năng lượng Deutsche Energy Terminal, công ty sở hữu bốn cơ sở tái hóa khí (chuyển hóa khí hóa lỏng thành gas thông thường) ở Đức, không nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga tại các nhà ga của mình.
Bộ Năng lượng Đức đã thực hiện bước này khi có thông tin về việc công ty có thể nhận nguyên liệu thô từ Nga cho một đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi ở Brunsbüttel, do đó, các quan chức chính quyền Berlin đã quyết định ngăn chặn sự phát triển của sự kiện này.
Theo bình luận của giới chuyên gia, Berlin đã tước bỏ tính chất khách quan của kinh tế, áp đặt sự chủ quan về chính trị, tiếp tục con đường tự sát cắt đứt mối quan hệ với Moscow, khiến các ngành công nghiệp nước này bị tước đoạt các nguồn năng lượng rẻ của Nga.
Nguồn khí đốt tự nhiên đường ống của Nga từ trước đến nay là nhiên liệu rất quan trọng đối với ngành công nghiệp Đức.
Chính sách của đồng minh, Mỹ, Pháp, Anh…
Họ vẫn không từ chối những sản phẩm thiết yếu mà họ không thể tìm được nguồn cung thay thế của Nga như: Động cơ tên lửa, dầu mỏ, khí đốt, Titan, nông sản…, điển hình như Pháp vẫn đang tăng cường mua nhiên liệu hóa lỏng từ Nga.
Hãng tin Mỹ Bloomberg chỉ ra rằng, Paris đã nhận được nhiều khí đốt của Nga vào năm 2024 hơn bất kỳ năm nào, kể từ năm 2018. Đặc biệt, nguồn cung LNG đã tăng vọt với các chuyến hàng đến cảng Dunkirk gần Bỉ, nơi tiếp nhận nhiên liệu xanh từ các mỏ Bắc Cực của Liên bang Nga.
Đặc biệt, lô hàng khí đốt được cung cấp bởi SEFE, một công ty con trước đây của Gazprom, đã bị Đức quốc hữu hóa. Nghịch lý là, do sự cấm vận của Berlin, SEFE không dám cung cấp khí đốt của Nga cho Đức, mà nguồn năng lượng này được bán ra nước ngoài tại các điểm trung chuyển ở Pháp và Bỉ.
Dữ liện Tổng cục Thống kê Liên bang
Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Thống kê Đức, trong quý III/2024 nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã tăng trưởng 0,1%, giảm so với mức ước tính sơ bộ 0,2% trước đó.
Đây là tin xấu đối với Đức, vốn được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thấp nhất Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7). Đức đã tụt lại phía sau mức tăng trưởng trung bình của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2021 và dự báo kinh tế Đức sẽ bị thu hẹp năm thứ hai liên tiếp trong năm 2024. Các chuyên gia cho rằng, trong những tháng tới, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Đức sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của Chính phủ mới trong việc củng cố nền kinh tế trước khả năng xảy ra những căng thẳng thương mại và các chính sách công nghiệp mạnh mẽ hơn của Mỹ.
Suy thoái mùa Đông
Chuyên gia Carsten Brzeski thuộc tập đoàn tài chính ING nhận định mặc dù kinh tế Đức đã tránh được một cuộc suy thoái trong mùa Hè, nhưng một cuộc suy thoái trong mùa Đông đang đến gần. Trong quý III/2024, tiêu dùng hộ gia đình đã tăng 0,3% so với quý trước và chi tiêu của chính phủ tăng 0,4%.
Kinh tế Đức đã chịu ảnh hưởng nặng nề do chi phí thực phẩm và năng lượng tăng vọt sau khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022, cùng với những vấn đề trong chuỗi cung ứng hậu đại dịch.
Đức là nền kinh tế lớn duy nhất rơi vào suy thoái trong năm 2023. Chính phủ nước này đã dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm nhẹ trong năm 2024, trước khi phục hồi vào năm 2025. Sự bất ổn chính trị trong và ngoài nước đang gia tăng thêm những thách thức. Đức đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng 2, sớm hơn bảy tháng so với kế hoạch ban đầu, sau khi liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz sụp đổ vào đầu tháng này. Trong khi đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp Đức, khi Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm Đức.
Tuần trước, ông Joachim Nagel, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Đức, cảnh báo nếu ông Trump thực thi cam kết áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, điều này có thể làm sản lượng kinh tế của Đức giảm 1%.
Cải cách phanh nợ nhằm cứu vớt
Phát biểu ngày 22/11 tại một hội nghị ở thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi cải cách quy định "phanh nợ" để có thêm nguồn quỹ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trả các khoản nợ cần thiết. Ông cho biết mức nợ công của Đức đang giảm xuống quanh mức 60% GDP, trong khi các nước nhóm G7 khác như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Italy và Anh đều có mức nợ công cao hơn nhiều. Do đó, nước Đức cần một cuộc cải cách vừa phải về quy định "phanh nợ" để có thêm tiền cho các khoản đầu tư cần thiết.
Nguồn: VTV; CafeF
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Thiếu lao động lành nghề; Trục xuất nhà báo Nga; Đảng SPD & BSW ‘bắt tay’; Yêu cầu Ukraine bồi thường vụ Nord Stream
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá