Đức: Thách thức tái cơ cấu ngành đường sắt; Cảnh báo Nga có thể tấn công NATO; Thủ tướng sẵn sàng đàm phán với Putin

THÁCH THỨC TÁI CƠ CẤU NGÀNH ĐƯỜNG SẮT TẠI ĐỨC

Đường sắt xuống cấp

Kèm theo thiếu nhân viên, chậm giờ hiện là những căn bệnh trầm kha của ngành đường sắt Đức. Hiện có tới 4.000 km đường sắt xuống cấp đến mức phải xây dựng lại.

Nhân dịp Nhật Bản kỷ niệm 60 năm đưa tàu cao tốc Shinkansen vào hoạt động hồi đầu tháng này, một chuyên gia đường sắt Đức cũng nhìn lại lịch sử phát triển và cách thức hoạt động của hệ thống đường sắt cao tốc của Đức và đưa ra những nhận xét so sánh về hệ thống đường sắt tốc độ cao của hai nước và những gì Đức có thể học hỏi ở Nhật Bản.

Vào ngày 2/6/1991, tức là hơn 33 năm trước, kỷ nguyên đường sắt tốc độ cao bắt đầu ở Đức với sự ra đời của tàu cao tốc liên thành phố - Intercity-Express (ICE). ICE trở thành từ đồng nghĩa với tốc độ cao, sự đúng giờ, hành trình nhanh, thoải mái và trang thiết bị hiện đại. Trong những năm tiếp theo, ICE ngày càng trở nên phổ biến, giúp rút ngắn hành trình hơn nhiều so với đi lại bằng ô tô hoặc máy bay.

Nhưng nay thì sao? Các chuyến tàu cao tốc này giờ đây không còn được coi là đáng tin cậy, nhanh chóng và đúng giờ nữa trong khi tại Nhật Bản, danh tiếng của tàu Shinkansen không hề mai một trong 60 năm qua. Điều gì đằng sau huyền thoại Shinkansen?

So sánh tàu Đức - Nhật

Bất cứ ai đi tàu cao tốc ở Nhật Bản đều có thể chắc chắn mình sẽ đến đích đúng giờ và mọi chuyện vẫn luôn như vậy suốt 60 năm nay. Vào ngày 1/10/1964, đúng dịp Thế vận hội Olympic, chuyến tàu Shinkansen đầu tiên bắt đầu chạy, nối Tokyo và Osaka.

Chuyên gia đường sắt Đức Christian Böttger giải thích, tính đúng giờ và độ tin cậy trong hệ thống đường sắt Nhật Bản cũng như trên Shinkansen cao hơn nhiều so với hệ thống đường sắt ở Đức. Vì vậy, ở Nhật có ít sự chậm trễ và hủy chuyến tàu hơn nhiều.

Có một số lý do về mặt cấu trúc dẫn đến độ tin cậy khác nhau giữa hai hệ thống: Điều quan trọng nhất là ở Nhật Bản có cái gọi là hoạt động riêng biệt, có nghĩa là tàu cao tốc có đường ray riêng, từ ga xuất phát đến ga đích. Còn ở Đức lại có hoạt động hỗn hợp, tức là tàu ICE sử dụng chung đường ray với các chuyến tàu chở hàng, tàu khu vực và đôi khi cả tàu điện nội đô. Điều này hạn chế đáng kể sự đúng giờ.

Ngoài ra, Nhật Bản đã liên tục đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng đường sắt trong nhiều thập kỷ - không giống như ở Đức. Bên cạnh đó, đảo chính Honshu của Nhật Bản có mật độ dân cư rất đông đúc dọc theo bờ biển, là điều kiện lý tưởng để phát triển dịch vụ đường sắt. Đi lại bằng ô tô rất tốn kém do phí cầu đường và phí đỗ xe cao, nên nhu cầu đi lại cao khiến các tuyến đường sắt rất hiệu quả về mặt kinh tế.

Đức cũng có các tuyến đường sắt cao tốc riêng nhưng vẫn hoạt động hỗn hợp trên nhiều đoạn và nút giao. Ở các thành phố lớn, nếu xây dựng mới các tuyến đường sắt cao tốc sẽ vô cùng tốn kém, chưa kể người dân luôn phản đối mạnh mẽ với các công trình xây dựng mới ở Đức, trong khi người dân Nhật Bản ít phản đối hơn nhiều. Ai cũng phàn nàn về dịch vụ đường sắt yếu kém và cũ kỹ nhưng chẳng ai muốn có đường ray mới sau khu vườn của mình.

Nhật Bản cũng có nhiều tàu dự trữ hơn, ở tất cả các ga xuất phát và ga cuối, nên lúc cần có thể sử dụng ngay nếu có chuyến tàu khác bị hủy. Việc này cũng tốn rất nhiều tiền.

Ngoài ra, đạo đức làm việc ở Nhật Bản cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới: nhân viên luôn bám sát thời gian biểu đến cùng. Đó là chưa kể đến thực tế là hành khách Nhật cũng kỷ luật hơn ở Đức.

Lấy đường sắt nội đô trên cao (S-Bahn) để so sánh: Trên S-Bahn Berlin, gần 20% sự gián đoạn là do hành khách gây ra, ví dụ như đi bộ qua đường ray hoặc giữ cửa mở vì muốn đợi một người bạn lên tàu hay muốn hút xong điếu thuốc… Phá hoại vặt cũng là một vấn đề ở Đức nhưng lại hoàn toàn không tồn tại ở Nhật Bản. Tất cả điều này đều dẫn đến sự gián đoạn dịch vụ.

Người ta cũng nhiều lần chỉ trích rằng cơ sở hạ tầng đường sắt ở Đức đang quá tải. Theo đánh giá của các chuyên gia vận hành, các nút giao đều bị quá tải vì có quá nhiều tầu chạy qua, trong khi cơ sở hạ tầng đã cũ và vì thế dễ bị hư hỏng hơn.

Ngoài ra, đường sắt ở Đức bị quản lý quá mức, có các quy tắc vận hành và xây dựng đường sắt cứng nhắc hơn nhiều so với các nước châu Âu khác. Nếu các quy tắc này được sắp xếp hợp lý một chút thì có thể tăng thêm công suất trong thời gian ngắn cho ngành đường sắt.

Về lâu dài, Đức cũng cần nguồn tài chính ổn định cho đường sắt. Vấn đề là hệ thống ngân sách của Đức khiến việc lập kế hoạch dài hạn trở nên khó khăn. Hàng năm, chính phủ lập một ngân sách mới thay vì cấp tiền qua nhiều năm. Luật ngân sách của Đức có công cụ được gọi là ủy quyền cam kết, giúp lập kế hoạch dài hạn, nhưng điều này chỉ được sử dụng rất hạn chế.

Chuyên gia đường sắt Christian Böttger cho rằng tất nhiên, ngân sách hàng năm là một thành phần quan trọng của nền dân chủ nghị viện Đức, nhưng nó khiến việc đầu tư cơ sở hạ tầng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy phải tìm cách tháo gỡ nút thắt ở đây.

Đầu tư vào hạ tầng đường sắt

Đường ray xuống cấp, thiếu nhân viên, chậm giờ hiện là những căn bệnh trầm kha của ngành đường sắt Đức. Hiện có tới 4.000 km đường sắt xuống cấp đến mức phải xây dựng lại.

Bắt đầu từ 15/7 năm nay, một ngày sau khi Giải vô địch bóng đá châu Âu kết thúc ở Đức, Tập đoàn đường sắt nhà nước Đức Deutsche Bahn (DB) bắt đầu chương trình tái cơ cấu lớn.

Chương trình cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử của DB đến 2030 dự kiến tiêu tốn 45 tỷ euro (49,02 tỷ USD). Khoảng 1,3 tỷ euro trong số này sẽ được dùng để cải tạo Riedbahn, tuyến đường sắt tiêu chuẩn của Đức, chạy bằng điện, dài khoảng 70 km giữa Frankfurt am Main và Mannheim, ở miền Trung nước Đức.

Riedbahn được sử dụng bởi ba tuyến ICE, kết nối Nam Đức với Berlin, Hamburg, Cologne và Dortmund, các tuyến tàu liên vùng của liên minh vận tải Rhine-Main và liên minh vận tải Rhine-Neckar. Đây là một trong những tuyến bận rộn nhất ở Đức với trên dưới 600 chuyến tàu mỗi ngày.

Vấn đề chậm giờ của DB xấu đi đều đặn trong những năm gần đây. Năm 2023, có đến 2/3 số chuyến tàu đường dài đến đích không đúng giờ - mức thấp kỷ lục mới. Ở Đức, tàu đường dài đến muộn dưới sáu phút được coi là đúng giờ.

Nếu tàu bị trễ hơn 60 phút, hành khách có thể yêu cầu hoàn lại một phần giá vé và vì vậy ngành đường sắt phải hoàn trả 133 triệu euro năm 2023, cao hơn 43% so với năm trước, trong khi không có tiền để đầu tư.

Tình hình tài chính của ngành đường sắt đang ở tình trạng tồi tệ. Kể từ khi lượng hành khách giảm mạnh trong dịch COVID-19, ngành đường sắt vẫn chưa thể thoát khỏi thua lỗ. Năm 2023, bảng cân đối kế toán lỗ khoảng 2,4 tỷ euro và hiện Tập đoàn đường sắt DB đang ngồi trên núi nợ khoảng 34 tỷ euro.

Việc sửa chữa đường sắt ngày càng tốn nhiều tiền hơn. Năm 2023, DB đã đầu tư số tiền kỷ lục khoảng 7,6 tỷ euro từ nguồn vốn tự có. Nhưng phần lớn các hệ thống đã lỗi thời đến mức không thể sửa chữa được nữa. Hầu hết các hệ thống không tương thích với hoạt động đường sắt kỹ thuật số, vốn đang trở thành tiêu chuẩn trong ngành.

Là một công ty nhà nước, DB phụ thuộc vào ngân sách liên bang cấp, nhưng nhà nước đã đầu tư quá ít trong vài thập kỷ qua. Hệ thống đường sắt cũ kỹ lạc hậu nên đầu tư nhỏ giọt không giải quyết được vấn đề.

Việc nâng cấp các tuyến đường hiện có là chưa đủ nếu ngành đường sắt không chỉ muốn trở nên đáng tin cậy hơn mà còn hiệu quả hơn. Mạng lưới hiện tại đã hết công suất và các chuyến tầu bổ sung chỉ có thể chạy trên các tuyến bổ sung cần được xây dựng. Hiện tại không ai có thể nói chính xác làm thế nào để thực hiện được điều này dựa trên các kế hoạch thắt lưng buộc bụng.

 

 

CHỦ TỊCH TÌNH BÁO ĐỨC CẢNH BÁO NGA TẤN CÔNG NATO

Nga có thể "thực hiện một cuộc tấn công" nhằm vào NATO cuối thập kỷ này

Đó là lời cảnh báo của Chủ tịch Cơ quan Tình báo Liên bang Đức Bruno Kahl tại phiên điều trần thường niên của Ủy ban Kiểm tra Quốc hội Liên bang Đức (Hạ viện của Nghị viện Đức) tại Berlin vào ngày 14/10. Ông Kahl nói rằng "cho dù có muốn hay không, chúng ta đang ở trong một cuộc xung đột trực tiếp với Nga".

The ông Kahl, "xung đột quân sự trực tiếp với NATO có thể trở thành một lựa chọn cho Nga".

Chủ tịch Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức Thomas Haldenwang và Giám đốc Cơ quan Tình báo quân đội Đức (MAD) Martina Rosenberg cũng có mặt tại phiên điều trần. Cả ba quan chức trên đều nói về mối nguy hiểm tiềm tàng đối với tương lai của NATO và Đức. Trong đó, ông Haldenwang tuyên bố các hoạt động của Nga "đã đạt đến mức độ cao trong những tháng gần đây, điều này sẽ là lời cảnh tỉnh cho tất cả mọi người".

Phía Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ những phát biểu này. Ông Peskov nói với các phóng viên tại Moscow rằng Nga chưa bao giờ di chuyển "cơ sở hạ tầng quân sự" về phía các quốc gia NATO.

"Nói rằng lực lượng vũ trang Nga gây ra mối nguy hiểm là hoàn toàn sai, phi logic và trái ngược với toàn bộ tiến trình lịch sử, dẫn đến cuộc đối đầu mà tất cả chúng ta đang cùng nhau trải qua hiện nay" - ông Peskov nói.

Moscow đã ở trong tình trạng chiến tranh với Ukraine kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev vào đầu năm 2022 - động thái mà Điện Kremlin biện minh một phần là do Ukraine mong muốn gia nhập NATO và ảnh hưởng bị cáo buộc của phương Tây đối với quốc gia Đông Âu này.

Tân Tổng Thư ký NATO Mark Rutte đã tái khẳng định sự ủng hộ của liên minh quân sự này đối với Ukraine trong chuyến thăm Kiev vào tháng 10. Ông nói với các phóng viên rằng "sẽ đến ngày Ukraine trở thành thành viên chính thức" của NATO và Moscow đang theo đuổi một "cuộc chiến vô nghĩa" tại quốc gia này.

 

 

THỦ TƯỚNG SẴN SÀNG NGỒI VÀO BÀN ĐÀM PHÁN VỚI PUTIN

Phát biểu trước Quốc hội Đức

Ông Scholz đã đưa ra tuyên bố trong bài phát biểu trước Quốc hội Đức hôm qua (16/10). Theo đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz bày tỏ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin để giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.

Thủ tướng Đức cũng nhắc lại lời kêu gọi tổ chức thêm một hội nghị thượng đỉnh hòa bình nữa nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời nhấn mạnh Nga nên được mời dự sự kiện này.

Tuy nhiên, ông Scholz lưu ý, các cuộc thương lượng tiềm năng với Moscow sẽ không diễn ra nếu Ukraine không tán thành và chưa có sự tham vấn các đối tác thân cận nhất của Đức.

Phản ứng của Nga

Đầu tháng này, Moscow đã bác bỏ thông tin do truyền thông Đức đăng tải rằng Thủ tướng Scholz muốn trao đổi với Tổng thống Putin qua điện thoại trước cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Brazil vào tháng 11 tới. Vào thời điểm đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định hai nguyên thủ "không có vấn đề chung" nào để thảo luận. Ông Peskov cũng mô tả mối quan hệ Nga - Đức đã "giảm xuống gần như bằng 0". Moscow hiện chưa lên tiếng bình luận về phát biểu mới của nhà lãnh đạo Đức.

 

Nguồn: Bnews; VTV; Vietnamnet

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang