- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Có nhà nước là có lãng phí, có quan liêu, có sự trì trệ trong hoạt động
Vấn đề chỉ là tự nhà nước chống lại các hiện tượng này đến đâu, đạt được kết quả gì. Một trong các công cụ quan trọng để nhà nước làm tốt công việc của mình là pháp luật. Và nhà nước Đức cũng vậy.
Người Đức nổi tiếng về tính kỷ luật và tuân thủ pháp luật. Cứ có quy định là tuân thủ. Nhà nước quy định xây nhà thì mái nhà riêng của anh như thế nào là đúng cách, quy định thời gian đóng cửa hàng, quy định thu nhập thêm của người về hưu như thế nào là đúng… Tuy nhiên, sự tuân thủ pháp luật của người Đức dường như đang đụng đến giới hạn của nó, bởi nhà nước can thiệp quá sâu vào những lĩnh vực cực kỳ riêng tư của con người và đặc biệt là sự phản ứng của giới doanh nhân.
Đức: Hơn 2 năm tăng thêm 2.000 quy định
Một trong các nhiệm vụ vào đầu nhiệm kỳ mà Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đặt ra là giảm thiểu hành chính và giảm các quy định của pháp luật thông qua việc thực hiện chương trình Giảm thiểu hành chính, lập quy tốt hơn.
Vào tháng 12/2021, tức là 2 tháng sau khi Chính phủ liên bang hoạt động theo nhiệm kỳ mới, có khoảng 38.000 quy định hành chính và đến tháng 6/2024 đã là 40.000, tức tăng thêm 2.000 quy định. Có chuyên gia hành chính đã nhận định: Chưa bao giờ nước Đức lại có nhiều quy định đến thế. Chính phủ luôn tạo ra các quy định và nhiều cấm đoán phải tuân thủ. Giảm thiểu hành chính phải khác chứ, sao lại ra thêm nhiều quy định như vậy.
Các quy định như vậy tác động đến doanh nghiệp ra sao?
Bố con ông Herbert đang điều hành doanh nghiệp gia đình tồn tại 135 năm nay với 55 công nhân tại Hamburg cho biết doanh nghiệp của họ luôn phải đối mặt với các quy định, nhưng chưa bao giờ tình hình văn bản pháp luật chất lên đầu doanh nghiệp lại tồi tệ như hiện tại. Ngày càng có thêm quy định mới.
Ví dụ như năm 2023, theo quy định, doanh nghiệp phải 17 lần gửi báo cáo về nhiều nội dung, trong đó có chi phí nhân công và khối lượng sản xuất lên Cục Thống kê liên bang. Mỗi lần chuẩn bị 1 báo cáo như vậy là mất 1 ngày làm việc của 1 nhân viên.
Con trai ông Herbert nói với báo chí: Chúng tôi đã nghĩ đến việc có khi trả tiền phạt vì không báo cáo còn tốt hơn là chấp hành quy định điên rồ kiểu này. Tính chi li thì doanh nghiệp của gia đình Herbert trong năm 2023 đã phải gánh khoản chi phí liên quan tới chấp hành các quy định hành chính là 100.000 Euro.
Toàn nước Đức hiện có hơn 1.600 luật liên bang và nghị định của Chính phủ liên bang. Các văn bản này chứa đựng hàng nghìn yêu cầu hành chính đối với doanh nghiệp. Năm 2022, chi phí hành chính phát sinh cho doanh nghiệp toàn nước Đức là 65 tỷ Euro, năm 2023 là 66 tỷ.
Cần thay đổi nhiều thứ, nhưng trước hết là thay đổi tư duy làm luật
Mục đích, để giảm bớt các quy định và giảm nhẹ gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Một ví dụ được đưa ra là đạo luật khí hậu mà Thụy Sỹ mới ban hành. Luật này không đưa ra các điều khoản cấm đoán cũng như can thiệp trực tiếp từ phía nhà nước. Luật khuyến khích các hành vi bảo vệ môi trường như chuyển sử dụng năng lượng của doanh nghiệp sang nguồn năng lượng mới bằng các phần thưởng và hỗ trợ đầu tư từ nhà nước.
Người làm luật tin rằng người Thụy Sỹ tự biết phải làm gì khi giá dầu và khí đốt tăng. Nhà nước không cần quy định chi tiết khi đó người dân phải làm gì, hành xử ra sao. Ngược lại, nhà làm luật của Đức lại nghĩ khác đi, tức là đưa ra các quy định chi tiết theo phương châm: Tại sao lại đơn giản khi mà phức tạp cũng được cơ mà!
Còn lãng phí thì sao?
Năm 2023, các cơ quan công quyền ở cấp liên bang, tức chưa tính các cơ quan ở 16 bang và chính quyền huyện, xã ở Đức chi hơn 500 tỷ Euro mua sắm công để phục vụ cho hoạt động. Vì từng cơ quan tiến hành mua sắm nên hầu như không được giảm giá. Người ta tính ra nếu biết cách mua sắm thì có thể tiết kiệm được khoảng 50-60 tỷ Euro. Quả là một sự lãng phí lớn.
Thêm một ví dụ về sự lãng phí ở cấp chính phủ bang. Bang Bremen là một trong 3 bang, nhưng đồng thời là một thành phố. Năm 2022, Thủ hiến Bang Bremen cũng đồng thời là thị trưởng thành phố Bremen có 12 cuộc họp trực tiếp với dân cư. Quả là những cuộc họp đầy ý nghĩa khi người đứng đầu hành chính trực tiếp tiếp xúc, lắng nghe ý kiến người dân. Nhưng thay vì thông báo lịch, nội dung các cuộc họp này trên báo, đài, tivi…, giấy mời họp đã được gửi trực tiếp qua đường bưu điện tới khoảng 175.000 hộ gia đình.
Tính ra gửi giấy mời kiểu này tốn các khoản giấy in, công in, phí gửi đi, tổng cộng hơn 85.000 Euro. Cũng là một sự lãng phí đáng kể.
Khó có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu
Những tranh cãi âm ỉ trong liên minh ba đảng cầm quyền của Đức cuối cùng đã bùng nổ ngày 6/11. Thủ tướng Olaf Scholz, lãnh đạo đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã sa thải Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (FDP), sau những tranh cãi về chính sách kinh tế và tài khóa. Liên minh cầm quyền gồm SPD, FDP và đảng Xanh tan vỡ.
Tối cùng ngày, sau khi chỉ trích ông Lindner là "người ích kỷ", ông Scholz đã đề xuất bỏ phiếu tín nhiệm vào tháng 1 và tổ chức bầu cử sớm vào tháng 3, trước 6 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Tuy nhiên, phe đối lập Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đã thúc đẩy tiến hành cuộc bầu cử sớm hơn, lập luận rằng Thủ tướng Scholz sẽ không thể làm gì nhiều từ giờ tới lúc đó với một chính phủ thiểu số và không có đủ ủng hộ trong quốc hội để thông qua bất kỳ dự luật mới nào.
Cuộc bầu cử sớm của Đức diễn ra khi giới lãnh đạo nước này tìm cách tái khởi động nền kinh tế yếu kém và chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, lần đầu tiên trong hai thập kỷ và lần thứ 6 trong lịch sử Đức thời hậu chiến, dự kiến diễn ra ngày 16/12. Với tư cách là người đứng đầu chính phủ thiểu số hiện tại cùng với đảng Xanh, ông Scholz được cho là khó có thể vượt qua cuộc bỏ phiếu. Điều này sẽ tạo tiền đề cho Tổng thống Đức giải tán quốc hội và tiến hành bầu cử sớm.
Chiến dịch tranh cử
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên kể từ khi liên minh tan vỡ, ông Scholz nói dự định tái tranh cử nhiệm kỳ hai. Ông tin rằng SPD sẽ làm tốt, dù các cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ ủng hộ hiện tại của đảng này chỉ ở mức 16%.
"Không ai nên kỳ vọng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra theo cách mà mọi người đã hình dung", ông nói, thừa nhận đây là trận chiến khó khăn.
Chiến dịch tranh cử sẽ chính thức khởi động vào năm mới, nhưng thực tế nó đã bắt đầu. Một cuộc tranh luận sôi nổi tại quốc hội Đức (Bundestag) ngày 13/11 đã cho thấy trước bức tranh tranh cử sắp tới.
Bảo vệ thành tích trong nhiệm kỳ, đặc biệt về chính sách với Ukraine, ông Scholz hứa hẹn sẽ đoàn kết đất nước mà ông lo ngại có nguy cơ chia rẽ. Ông cũng chỉ trích những người phản đối viện trợ cho Ukraine, trong đó có ông Lindner vốn từ chối nới các quy định về thâm hụt ngân sách để giúp Kiev.
Đáp trả công kích, lãnh đạo CDU Friedrich Merz cáo buộc ông Scholz "sống trong vũ trụ của riêng mình" và không nói toàn bộ sự thật. Merz đưa ra danh sách đề xuất để giúp Đức thoát khỏi các vấn đề về kinh tế, gồm cải cách quy tắc thị trường lao động, các khoản phúc lợi và nghĩa vụ khí hậu.
Về phần mình, ông Linder tuyên bố quyết định sa thải của Thủ tướng là "sự giải thoát", trước khi chỉ trích chính phủ mà ông từng phục vụ cho tới tuần trước. Ông tuyên bố đang tìm cách giành được ít nhất 10% ủng hộ của cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới và hy vọng FDP trở thành một phần trong chính phủ tiếp theo.
CDU và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận với khoảng 33% ủng hộ, cao hơn một chút so với tổng tỷ lệ của ba đảng trong liên minh cũ.
Bản thân ông Merz không nhận được nhiều ủng hộ từ cử tri Đức, nhưng vẫn hơn ông Scholz trong các kịch bản đối đầu trực tiếp. Nếu không có bất ngờ lớn, ông sẽ khiến Thủ tướng Scholz mất chức trong ba tháng tới.
Trong nhiều thập kỷ, các đảng chính trị Đức luôn phải tìm đối tác liên minh để đảm bảo thế đa số trong quốc hội. Nếu đảng SPD của ông Scholz không cải thiện đáng kể tỷ lệ phiếu bầu, họ chỉ có thể trở thành một đảng nhỏ trong liên minh, đồng nghĩa ông Scholz sẽ không thể có nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai.
Thủ tướng tại vị ngắn nhất
Điều này đồng nghĩa ông Scholz đang đối mặt "hoàng hôn nhiệm kỳ" và có nguy cơ trở thành một trong những thủ tướng tại vị ngắn nhất trong lịch sử Đức, theo giới quan sát. Nhiệm kỳ đầu của ông bắt đầu năm 2021, khi ông kế nhiệm bà Angela Merkel của CDU.
Thủ tướng Scholz đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo mức sống của người dân Đức giữa lúc lạm phát tăng do đại dịch và xung đột Nga - Ukraine khiến lãi suất tăng, thúc đẩy nhu cầu tăng tiền lương.
Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức ngày 13/11 hạ dự báo tăng trưởng năm 2024 và 2025, khiến Đức trở thành quốc gia hoạt động kém nhất trong 7 nền dân chủ hàng đầu.
Những lo lắng về nền kinh tế và nhập cư gia tăng đã góp phần giúp đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD), đang đứng thứ hai trong các cuộc khảo sát, và Liên minh cánh tả Sahra Wagenknecht (BSW) trỗi dậy mạnh mẽ hơn ở Đức.
Lãnh đạo phe đối lập Merz cho rằng chính phủ mới phải làm mọi thứ để vực dậy khả năng cạnh tranh kinh tế của Đức và khôi phục chính sách kiểm soát người nhập cư.
"Đức cần một chính sách khác biệt về cơ bản, đặc biệt là chính sách di cư, an ninh đối ngoại, chính sách châu Âu và kinh tế", ông nói. Đây là những điều mà Thủ tướng Scholz, người được mệnh danh là "lãnh đạo robot" vì hiếm khi cười, đã không làm được trong gần 3 năm chèo lái nước Đức và ông có thể phải trả giá bằng nhiệm kỳ của mình.
Nguồn: Vietnamnet; MSN
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Kinh tế tăng trưởng thấp; Xem xét thi hành lệnh bắt Thủ tướng Israel; Vì sao bà Merkel lo ngại bộ đôi Trump-Musk
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá