Đức: Nữ nghị sĩ Sahra Wagenknecht bị xịt sơn đỏ; Tiếp tục trục xuất tội phạm Afghanistan về nước

NỮ NGHỊ SĨ PHẢN ĐỐI CHÍNH SÁCH VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINE BỊ TẤN CÔNG KHI ĐANG PHÁT BIỂU

Chính trị gia cánh tả kỳ cựu Sahra Wagenknecht

Vào đầu năm nay, nghị sĩ nổi bật này đã tách khỏi đảng Die Linke để thành lập Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) mang tên bà – một phong trào có quan điểm cánh tả về chính sách kinh tế nhưng gần gũi hơn với cánh hữu về các vấn đề nhạy cảm như nhập cư. Bà đã nhiều lần chỉ trích chính phủ của Thủ tướng Đức Olaf Scholz ủng hộ Ukraine.

Vào năm 2016, nghị sĩ cánh tả này đã bị ném bánh vào mặt vì quan điểm của bà về nhập cư.

Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Berlin vào tháng Sáu, Wagenknecht đã phản đối quyết định "điên rồ" của Berlin cho phép Ukraine thực hiện các cuộc tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.

"Điều làm tôi sợ nhất là nguy cơ lớn rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ trở thành một cuộc chiến lớn ở châu Âu… họ đang vượt qua từng ranh giới đỏ một," bà lên tiếng vào thời điểm đó.

Chính trị gia này đã kêu gọi phương Tây "ngừng chơi với lửa" và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nỗ lực giải quyết bằng cách hòa bình.

"Chiến tranh không kết thúc bằng vũ khí, chiến tranh kết thúc bằng đàm phán hòa bình" - Wagenknecht khẳng định.

Bị tấn công khi đang phát biểu

Trong một cuộc mít tinh ở Erfurt tối 29.08, một người đàn ông được cho là khoảng 50 tuổi đã xịt sơn đỏ bắn lên tận bục phát biểu. Wagenknecht đã thoát khỏi nguy hiểm và chỉ bị dính một vài vết sơn trên đầu, cổ và phần thân trên, theo phát ngôn viên của đảng của bà là Steffen Quasebarth. Ông cho biết kẻ tấn công có vẻ đã sử dụng một ống tiêm y tế. Chính trị gia này đã rời bục phát biểu, nhưng sau đó trở lại ngay.

Kẻ tấn công đã bị nhân viên an ninh vật xuống đất và còng tay. Các phương tiện truyền thông địa phương trích dẫn cảnh sát cho biết anh ta hiện đang bị điều tra về tội phá hoại tài sản. Trong khi động cơ của anh ta vẫn chưa rõ, các cơ quan chức năng tin rằng động cơ có thể mang tính chính trị. Trong một bài đăng trên X tối 29.08, Wagenknecht cho biết bà không bị thương nhưng cảm thấy "sốc toàn diện". "Nhưng đừng lo: chúng tôi sẽ không để bị đe dọa!" chính trị gia viết.

 

 

TIẾP TỤC TRỤC XUẤT NHỮNG TỘI PHẠM BỊ KẾT ÁN CÓ QUỐC TỊCH AFGHANISTAN

Chính sách ngừng trục xuất người tị nạn Afghanistan

Berlin đã ngừng đưa người trở về Afghanistan vì lo ngại về nhân quyền sau khi Taliban lên nắm quyền vào năm 2021. Trước đó, một số ý kiến công chúng Đức đã phản đối việc trục xuất vào năm 2018 sau khi Bộ trưởng Nội vụ Đức tuyên bố đã trục xuất 69 người Afghanistan vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 69 của ông. Một trong số họ, một người tị nạn Afghanistan 23 tuổi, đã tự tử khi đến Kabul.

Quyết định tái trục xuất người tị nạn  Afghanistan

Áp lực đã gia tăng đối với chính phủ liên minh trong việc đảo ngược lệnh đình chỉ đó sau vụ đâm chết người có liên quan đến Nhà nước Hồi giáo tại một lễ hội thành phố một tuần trước và một vụ tấn công bằng dao khác vào tháng 6 khi một người đàn ông Afghanistan giết chết một cảnh sát Đức.

Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu tại một cuộc họp báo tại một mỏ ở Sachsen vào thứ Sáu: Tôi đã tuyên bố rằng chúng tôi cũng sẽ trục xuất tội phạm về Afghanistan. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng mà không nói nhiều về điều này.

Phó Thủ tướng Robert Habeck nói với truyền thông rằng quyền tị nạn tại Đức phải được giữ nguyên.

Trong một tuyên bố, chính phủ đã cảm ơn “các đối tác khu vực quan trọng” vì sự ủng hộ của họ và cho biết đang tiến hành nhiều đợt trục xuất hơn. Chính phủ không nêu tên các đối tác đó.

Việc đàm phán trực tiếp với Taliban, trong khi một số quan chức của tổ chức này đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế, là một vấn đề.

ProAsyl, một tổ chức phi chính phủ của Đức cung cấp hỗ trợ pháp lý cho những người xin tị nạn, cho biết đợt trục xuất vào thứ Sáu có thể trở thành một phần của quá trình bình thường hóa vô trách nhiệm của chế độ Taliban.

“Đây là tuyên bố phá sản đối với nhà nước hiến pháp”, Tareq Alaows, phát ngôn viên chính sách tị nạn của ProAsyl, nói trong một tuyên bố.

Một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Đức cho biết vào thứ Sáu rằng chính phủ sẽ không bình thường hóa quan hệ với Taliban và việc trục xuất không phải là một bước để thực hiện điều đó.

Trục xuất

Một chuyến bay đến Kabul đã cất cánh từ Leipzig vào sáng sớm thứ Sáu vừa qua với 28 tội phạm bị kết án trên máy bay sau nhiều tháng Đức đàm phán bí mật với bên trung gian Qatar.

Ngoài Afghanistan, Berlin cũng đang tiến hành trục xuất những cá nhân đã phạm tội nghiêm trọng hoặc bị coi là mối đe dọa khủng bố đối với Syria.

Việc trục xuất sang Syria cũng đã bị cấm ở Đức nhưng vào tháng 7, một tòa án ở thành phố phía tây Muenster đã phán quyết rằng họ không còn thấy bất kỳ mối nguy hiểm chung nào về nội chiến đối với những người xin tị nạn từ Syria.

Số lượng người xin tị nạn ở Đức đã giảm 19,7% trong bảy tháng đầu năm 2024 so với năm trước xuống còn 140.783 đơn, trong đó nhóm người nộp đơn lớn nhất đến từ Syria với 44.191 đơn, và Afghanistan với 22.698 đơn.

 

Nguồn: Dân Việt; VOA

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang