- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Theo thống kê
Theo báo cáo công bố ngày 22/11 của Cơ quan Thống kê Đức Statistik, trong quý 3/2024 kinh tế nước này đã tăng trưởng 0,1%, giảm so với mức ước tính sơ bộ 0,2% trước đó.
Đây là tin xấu đối với Đức, vốn được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng thấp nhất nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Số liệu thống kê cho thấy, Đức đã tụt lại phía sau mức tăng trưởng trung bình của Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2021 và dự báo sẽ thu hẹp năm thứ hai liên tiếp trong năm 2024.
Nhận định
Theo nhà phân tích Jens-Oliver Niklasch của ngân hàng LBBW, dữ liệu tăng trưởng quý 3 một lần nữa nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện tại ở Đức. Số liệu tăng trưởng đã chỉ rõ tốc độ Đức đang tụt lại phía sau so với các nền kinh tế lớn khác.
Chuyên gia Carsten Brzeski thuộc tập đoàn tài chính ING nhận định mặc dù kinh tế Đức đã tránh được một cuộc suy thoái trong mùa Hè, nhưng một cuộc suy thoái trong mùa Đông đang đến gần. Trong quý 3/2024, tiêu dùng hộ gia đình đã tăng 0,3% so với quý trước và chi tiêu của chính phủ tăng 0,4%.
Ông Brzeski cho rằng trong những tháng tới, triển vọng tăng trưởng của kinh tế Đức sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của chính phủ mới trong việc củng cố nền kinh tế trước khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại và các chính sách công nghiệp mạnh mẽ hơn của Mỹ.
Kinh tế Đức đã chịu ảnh hưởng nặng nề dochi phí thực phẩm và năng lượng tăng vọt sau khi bùng nổ xung đột Nga-Ukraine vào năm 2022, cùng với những vấn đề trong chuỗi cung ứng hậu đại dịch.
Nguyên nhân và dự báo
Đức là nền kinh tế lớn duy nhất rơi vào suy thoái trong năm 2023. Chính phủ nước này đã dự báo nền kinh tế sẽ tiếp tục suy giảm nhẹ trong năm 2024, trước khi phục hồi vào năm 2025.
Các thách thức cấu trúc kéo dài đã làm sâu sắc thêm những khó khăn của Đức, trong đó phải kể đến thủ tục hành chính phức tạp, thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, lực lượng lao động già hóa và quá trình chuyển đổi năng lượng tốn kém.
Sự bất ổn chính trị trong và ngoài nước đang gia tăng thêm những thách thức. Đức đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng Hai, sớm hơn bảy tháng so với kế hoạch ban đầu, sau khi liên minh ba đảng của Thủ tướng Olaf Scholz sụp đổ vào đầu tháng này.
Trong khi đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp Đức, khi Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các sản phẩm Đức.
Tuần trước, ông Joachim Nagel, người đứng đầu Ngân hàng trung ương Đức, cảnh báo nếu ông Trump thực thi cam kết áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, điều này có thể làm sản lượng kinh tế của Đức giảm 1%.
Cải cách
Phát biểu ngày 22/11 tại một hội nghị ở thủ đô Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi cải cách quy định "phanh nợ" để có thêm nguồn quỹ đầu tư cho cơ sở hạ tầng và trả các khoản nợ cần thiết.
Ông cho biết mức nợ công của Đức đang giảm xuống quanh mức 60% GDP, trong khi các nước nhóm G7 khác như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Italy và Anh đều có mức nợ công cao hơn nhiều. Do đó, nước Đức cần một cuộc cải cách vừa phải về quy định "phanh nợ" để có thêm tiền cho các khoản đầu tư cần thiết.
Lệnh bắt giữ và phản ứng các nước
Ngày 21/11, ICC đưa ra thông báo truy nã ông Netanyahu và một số lãnh đạo phong trào Hamas về các tội ác chiến tranh cũng như tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
Hiện tại có 123 quốc gia tham gia quy chế Roma. Nếu Thủ tướng Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đến một trong những nước này, họ đều có nguy cơ bị bắt giữ.
Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết, Mỹ bác bỏ quyết định của ICC và rất quan ngại về "những sai sót đáng lo ngại trong quy trình" dẫn đến lệnh truy nã ông Netanyahu.
Còn đại diện Liên minh Châu Âu (EU) tuyên bố sẽ tôn trọng quyết định của ICC liên quan đến việc bắt giữ lãnh đạo Israel. Cho đến nay, Hà Lan, Thụy Sỹ, Ireland, Italy, Thụy Điển, Bỉ và Na Uy tuyên bố sẽ tuân thủ lệnh của ICC.
Pháp coi lệnh bắt giữ là hợp pháp nhưng cho rằng việc bắt giữ nhà lãnh đạo Israel sẽ "phức tạp về mặt pháp lý".
Anh cũng cho biết sẽ "tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý" đối với ICC nhưng lại chỉ ra rằng các thủ tục trong nước liên quan đến lệnh bắt giữ của ICC chưa bao giờ được London sử dụng, vì chưa có bất kỳ ai bị ICC truy nã từng đến thăm quốc gia này.
Phản ứng của Chính phủ Đức
Người phát ngôn của chính phủ Đức cho biết, Berlin đang xem xét việc tuân thủ lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế.
Đức vẫn đang cân nhắc có nên tuân thủ các cam kết với Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về việc bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hay không. Lệnh bắt giữ lãnh đạo Israel đối với Berlin chưa phải là vấn đề quá cấp bách, bởi ông Netanyahu chưa có kế hoạch thăm Đức trong thời gian tới.
Bình luận về lệnh truy nã của ICC, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Berlin có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp của Đức, châu Âu và cả quốc tế.
Cũng theo bà Baerbock, Đức vẫn đang xem xét liệu lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel có phù hợp với các cơ sở pháp lý của nước này cũng như thông lệ quốc tế hay không.
Đức là một trong nhiều quốc gia ký kết Quy chế Rome và công nhận thẩm quyền của ICC, nhưng người phát ngôn của Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Berlin khó có thể tuân thủ lệnh bắt giữ do "trách nhiệm lịch sử" của nước này đối với Israel.
"Một mặt, chúng tôi rất coi trọng phán quyết của ICC, mặt khác chúng tôi cũng có trách nhiệm lịch sử đối với Israel", Người phát ngôn chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết và nói thêm: "Khó có thể tưởng tượng Đức sẽ tiến hành lệnh bắt giữ ông Netanyahu tại Berlin dựa trên các cơ sở pháp lý hiện tại" .
Thủ tướng Israel Netanyahu đến thăm Đức lần gần đây nhất là tháng 3/2023 và các chính trị gia chính phủ nhấn mạnh rằng "không có chuyến thăm cấp nhà nước nào khác dự kiến diễn ra trong tương lai gần".
Nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích kinh tế và chính trị
Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã có bài phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel. Bà Merkel cho biết, trong suốt sự nghiệp, tôi đã rút ra bài học rằng, một nhà lãnh đạo phải biết giữ cân bằng giữa lợi ích kinh tế và chính trị. Hiện ông Trump đang có một liên minh rõ rệt với các tập đoàn lớn ở Thung lũng Silicon, nghĩa là vi phạm nguyên tắc trên .
Vai trò ông Musk
Tỷ phú Elon Musk là người đã đóng góp rất lớn trong quá trình tranh cử của ông Trump, và được cho là có ảnh hưởng lớn tới các quyết định bổ nhiệm nội các của Tổng thống Mỹ đắc cử.
Cựu Thủ tướng Đức nhấn mạnh, việc ông Trump bổ nhiệm tỷ phú Elon Musk làm đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) có thể gây ra xung đột lợi ích, liên quan đến các mối liên hệ tài chính của ông Musk.
"Ông Musk là người đang nắm giữ 60% số vệ tinh bay xung quanh quỹ đạo, đây là một điều đáng quan ngại nếu một nhân vật như vậy tham gia chính trường. Chính trị cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa một người có quyền lực và một công dân bình thường", bà Merkel nói.
Chính trị là giải pháp cuối cùng cho mọi vấn đề
Bà Merkel sau đó nhắc lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, khẳng định "chính trị là giải pháp cuối cùng cho các vấn đề".
"Nếu chính trị bị can thiệp quá nhiều từ các tập đoàn, bất kể dưới hình thức nào, thì việc này sẽ trở thành thách thức với tất cả mọi người", bà Merkel chia sẻ.
Cũng theo cựu Thủ tướng Merkel, bà là người ủng hộ cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó Tổng thống Kalama Harris trong hai lần đối đầu với ông Trump, và cảm thấy buồn vì họ thất bại.
Nguồn: Tin Nhanh Chứng Khoán; Soha; Vietnamnet
Đức: Kế hoạch chuẩn bị xung đột với Nga; Olaf Scholz tiếp tục được đảng SPD đề cử ứng viên Thủ tướng
Đức: Trận cuồng phong với ngành ô tô; Lo sợ khủng bố ở chợ Giáng sinh; Đề xuất đưa Patriot tới Ba Lan
Đức: Hồi ký Merkel gây sốt; Buộc tội 4 nghi phạm thiết lập các kho vũ khí cho Hamas; Biến ga tàu điện ngầm thành hầm trú bom
Đức: Bà Merkel & kinh nghiệm làm việc với Trump; Sức tàn phá của phong trào Trump
Đức: Chứng khoán vượt mốc kỷ lục; Bà Merkel hội ngộ Obama; Vì sao kinh tế khủng hoảng?
Đức: Thủ tướng tái khởi động chiến dịch tranh cử; Rót 2 tỷ Euro cho ngành bán dẫn; Hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm
Đức: Nóng ThyssenKrupp cắt giảm trên chục ngàn lao động; Merkel bình luận về Putin, Trump & Ukraine; Bài toán khó cho Chính phủ tiếp theo
Đức: Thiếu lao động lành nghề; Trục xuất nhà báo Nga; Đảng SPD & BSW ‘bắt tay’; Yêu cầu Ukraine bồi thường vụ Nord Stream
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá