Đức cố gắng tìm giải pháp tăng số lượng xe ô tô điện lên 30%; Chỉ 12% công ty Đức đang sử dụng Trí tuệ Nhân tạo

Đức cố gắng tìm giải pháp tăng số lượng xe ô tô điện lên 30%

Hiện tại Đức mới chỉ có 1 triệu xe chạy điện hoàn toàn được đăng ký trong tổng số hơn 48 triệu ô tô đang lưu hành, tức khoảng 2%.

Kế hoạch 30% xe điện

Bộ trưởng Giao thông Liên bang Đức Volker Wissing cho rằng ngành sản xuất ô tô có nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất xe chạy điện để đạt được mục tiêu 15 triệu xe ô tô điện vào năm 2030, tức chừng 30% tổng số xe.

Theo ông, để làm được điều này, cần có sự cam kết của ngành công nghiệp ô tô và ngoài việc cung cấp xe điện, ngành này còn phải đóng góp vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng sạc điện trong tương lai. Ông cho rằng giới chính trị và kinh doanh phải phối hợp với nhau để làm xe điện trở nên hấp dẫn và phổ biến đối với người dân.

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng

Ông Wissing nói rằng giới chính trị Đức đang tích cực đạt được tiến triển trong lĩnh vực xe điện và thúc đẩy việc mở rộng cơ sở hạ tầng sạc điện. “Hiện có khoảng 100.000 điểm sạc công cộng đang hoạt động ở Đức, tăng gấp đôi so với hai năm trước. Tổng công suất sạc hiện có đã tăng từ 2 gigawatt lên 4,3 gigawatt. Chúng tôi bắt đầu xây dựng mạng lưới sạc điện ở Đức với khoảng 9.000 điểm sạc “cực nhanh” mới vào tháng 9. Các điểm sạc này sẽ đi vào hoạt động trong tháng 12”, Bộ trưởng Wissing cho biết.
“Hội nghị thượng đỉnh về ô tô”

Diễn ra ngày 27/11 tại Berlin, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Olaf Scholz, đã thảo luận về các cách thức đạt số lượng xe điện 15 triệu chiếc tại Đức vào năm 2030. Hội nghị này tập hợp các nhà sản xuất và nhà cung cấp thiết bị ô tô, các hiệp hội bao gồm cả ngành năng lượng, khoa học và môi trường...

Không giống như các hội nghị trước đây, hội nghị này thảo luận cụ thể về cách thức để sản xuất được xe chạy điện giá rẻ và làm sao để mở rộng mạng lưới sạc điện. Đó là lý do tại sao đại diện các doanh nghiệp sản xuất pin và chip điện tử cũng tham gia.
Trước thềm hội nghị này, “Liên minh hành động vì sự chấp nhận của xã hội trong chuyển đổi phương thức đi lại” đã kêu gọi có thêm các nguồn tài trợ mới và thay đổi trong các chính sách cấp vốn cho ngành ô tô điện.

Tài trợ

Theo đó, chính phủ liên bang cần điều chỉnh bổ sung mức trợ giá cho xe điện, đồng thời điều chỉnh các công cụ tài trợ phù hợp với các tiêu chí xã hội và môi trường, ví dụ như điều chỉnh mức thuế tương ứng với mức xả thải CO2 của xe công ty.

Các tổ chức tham gia liên minh trên phàn nàn rằng doanh số bán xe chạy điện của các nhà sản xuất Đức vẫn còn rất thấp do giá bán thường cao, không phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân. Hiện tại Đức mới chỉ có 1 triệu xe chạy điện hoàn toàn được đăng ký trong tổng số hơn 48 triệu ô tô đang lưu hành.

Chỉ 12% công ty Đức đang sử dụng Trí tuệ Nhân tạo

Công ty lớn, có tới 1/3 sử dụng AI

Kết quả khảo sát hàng năm với khoảng 20.000 doanh nghiệp, cho biết mặc dù việc sử dụng AI ở các công ty vừa và nhỏ (SME) vẫn còn tương đối hiếm, nhưng có tới hơn 1/3 công ty lớn đã sử dụng AI.

Theo kết quả cuộc khảo sát do Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Statistik) công bố ngày 27/11, khoảng 1/8, tương đương 12% số công ty của Đức đang sử dụng Trí tuệ Nhân tạo (AI), đặc biệt là trong các lĩnh vực như kế toán, kiểm soát và quản lý tài chính.

Đối với nhà sản xuất ô tô lớn như BMW, AI từ lâu đã là một phần không thể thiếu trong sản xuất và được sử dụng để tối ưu hóa quy trình, có thể giúp ngăn chặn 500 phút ngừng hoạt động mỗi năm chỉ tính riêng nhà máy Regensburg của công ty ở miền Nam nước Đức.

Các "gã khổng lồ" công nghiệp Đức Siemens và Schaeffler gần đây đã cũng giới thiệu “Industrial Copilot,” một trợ lý được AI hỗ trợ cho phép tạo mã tự động hóa bằng cách sử dụng đầu vào ngôn ngữ tự nhiên.

Thành viên Hội đồng quản trị của Siemens AG, đồng thời là Giám đốc điều hành (CEO) bộ phận công nghiệp Kỹ thuật Số của Siemens AG, Cedrik Neike cho biết: “Đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới.”

Hiện tại, kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã và đang trở thành nạn nhân của suy thoái kinh tế.

“Trước đây, chúng tôi phải nói chuyện với máy móc bằng ngôn ngữ của chúng. Với hệ thống “Industrial Copilot” của Siemens, chúng tôi có thể nói chuyện với máy móc bằng ngôn ngữ của chúng tôi.”

Nhiều công ty Đức vẫn do dự trong việc sử dụng AI

Theo Statistik, chỉ có 10% số công ty chưa sử dụng AI đang cân nhắc việc này. Nhưng có tới 72% viện lý do thiếu kiến thức là lý do chính dẫn đến sự miễn cưỡng sử dụng AI.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do hiệp hội kỹ thuật số Bitkom của Đức thực hiện, mặc dù hầu hết các công ty Đức coi AI là công nghệ quan trọng nhất trong tương lai, nhưng gần 1/3 vẫn cho rằng đó là một “sự cường điệu quá mức.”

Tháng 9/2023, Chủ tịch Bitkom Ralf Wintergerst cho rằng: "Để Đức có được động lực phát triển AI, các công ty phải tiếp tục tăng cường nỗ lực và đầu tư, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách thực hiện phần việc của mình."

Chính phủ Đức dự kiến đầu tư 1,6 tỷ euro (1,74 tỷ USD) vào nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong năm 2025. Trong số này, 500 triệu euro được dành riêng cho năm tới.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang