- Cư trú - Luật pháp
- Chính trị - Xã hội
Chính phủ Đức vừa thômg qia dự thảo ngân sách năm 2025
Theo đó, tổng ngân sách cho năm 2025 được ba đảng trong liên minh cầm quyền thống nhất là 480,6 tỷ euro. Mặc dù thấp hơn khoảng 8 tỷ euro so ngân sách năm 2024, song Berlin đã phân bổ số tiền kỷ lục, lên tới 78 tỷ euro trong ngân sách năm 2025 cho các khoản đầu tư.
Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner nhận định, dự thảo ngân sách mới là sự khởi đầu của bước ngoặt kinh tế tại Đức, bao gồm một số chính sách kích thích tăng trưởng nhằm đưa Đức trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Cùng với ngân sách mới, gói sáng kiến bao gồm 49 biện pháp củng cố nền kinh tế dự kiến sẽ được Berlin triển khai vào cuối năm nay. Theo đó, Đức sẽ giảm bớt gánh nặng giá điện cao cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Bối cảnh nền kinh tế nhiều chuyển biến tích cực
Theo giới phân tích, cơn bão lạm phát đã được xoa dịu. Số liệu sơ bộ do Văn phòng Thống kê liên bang Đức (Statistik) vừa công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát giảm trong tháng 6 vừa qua. Dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì, thậm chí lần đầu tiên sau hơn ba năm, lạm phát có thể giảm xuống dưới mức 2% vào tháng 8 này.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định, thông qua các giải pháp hỗ trợ người tiêu dùng và phát triển nguồn năng lượng mới, Berlin đã vượt qua những khó khăn do tình trạng gián đoạn nguồn cung khí đốt từ Nga gây ra. Những bước đi quyết liệt này đã giúp giảm giá năng lượng và ghìm cương đà lạm phát tăng phi mã.
Dự báo tích cực
Với kết quả tích cực nêu trên, trong báo cáo mới nhất, Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế. DIW đánh giá kinh tế Đức đang phục hồi chậm, với mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến đạt 0,3% trong năm 2024 và 1,3% năm 2025. IMF khẳng định, nền kinh tế Đức đã bắt đầu phục hồi sau cú sốc giá năng lượng và dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm nay.
Tất cả tín hiệu đều cho thấy tốc độ phục hồi khả quan của nền kinh tế Đức. Lĩnh vực tiêu dùng cá nhân đóng vai trò quyết định đối với quá trình phục hồi kinh tế. Ngoài ra, thu nhập thực tế tăng, thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát giảm giúp củng cố sức mua của người dân. Bên cạnh đó, lĩnh vực xuất khẩu cũng mang lại những động lực tích cực, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế ***Đối mặt nhiều “cơn gió ngược”
Nền kinh tế Đức phải đối mặt với cơn khát lao động lành nghề là một trong những thách thức hàng đầu đe dọa kéo lùi đà tăng trưởng. Báo cáo vừa được IMF công bố khẳng định, già hóa dân số nhanh chóng có thể làm tăng chi phí lương hưu và chăm sóc sức khỏe, đồng thời kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Đức trong trung hạn. Thiếu lao động chất lượng cao cũng là mối đe dọa đối với mục tiêu đổi mới công nghệ của Đức.
Hiệp hội Công nghiệp công nghệ cao của Đức khẳng định, khoảng trống về nhân sự đang ngày càng kéo lùi khả năng cạnh tranh và đổi mới. Hậu quả đang hiện hữu rõ ràng khi thiếu hụt lao động là một trong những nguyên nhân kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế. Nghiên cứu gần đây của DIW dự báo, sản lượng kinh tế năm 2024 có thể giảm đến 49 tỷ euro do thiếu lao động kéo dài. Giải quyết tình trạng thiếu lao động cũng là một trong những vấn đề được các nhà lãnh đạo Đức đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng dự thảo ngân sách năm 2025.
Lượng đặt mua ô tô điện giảm 47%, triển vọng kinh doanh ảm đạm
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại Ô tô Đức (ZDK) tiến hành đối với 348 đại lí xe từ đầu năm 2024 đến nay của, lượng khách hàng tư nhân đặt mua ô tô điện đã giảm 47% so với cùng kỳ năm 2023.
Đơn đặt hàng plug-in hybrid (xe sử dụng song song động cơ điện và động cơ đốt trong - PHEV) cũng đã giảm 37%. Ngược lại, nhu cầu về ô tô chạy bằng dầu diesel và xăng đã tăng 24%.
ZDK không kì vọng tình hình trên sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nay. Theo Hiệp hội này, nguyên nhân chính khiến nhu cầu về ô tô điện sụt giảm là vấn đề giá thành cao so với xe sử dụng động cơ đốt trong.
Xu thế này cũng thể hiện rõ ở phân khúc xe công ty, nơi yếu tố cảm xúc đóng vai trò thứ yếu trong việc mua hàng. Chẳng hạn, 27% số đại lí được khảo sát cho biết đối tượng khách hàng doanh nghiệp bị cản trở do giá mua cao hoặc thuế cao, trong khi 23% đại lí cho rằng giá bán lại không chắc chắn của ô tô điện là một trở ngại khác.
Kết quả khảo sát càng được củng cố bằng dữ liệu đăng kí từ Cơ quan Vận tải Ô tô Liên bang Đức, khi từ đầu năm đến nay số ô tô điện đăng kí mới đều giảm so với cùng kỳ năm 2023. Chẳng hạn trong tháng 6, tỉ lệ ô tô điện đăng kí mới tại Đức chỉ bằng mức của năm 2022 và thấp hơn đáng kể so với năm 2023.
Trước tình trạng này, các đại lí nhìn chung đều nhận định triển vọng kinh doanh xe ô tô điện trong tại Đức các tháng còn lại của năm 2024 là khá ảm đạm. 91% số đại lí đánh giá tình hình đơn đặt hàng ô tô điện thuần túy của khách hàng tư nhân trong cả năm 2024 là "tệ" hoặc "rất tệ". 79% tỏ ra bi quan với xe plug-in hybrid.
Trong khi đó, đối với xe sử dụng động cơ đốt trong, chỉ có 23% dự báo tình hình đơn hàng sẽ tồi tệ hơn trong năm nay.
Các nhà sản xuất ô tô ra sức cố gắng
Theo Công ty Tư vấn Công nghệ và Quản lí Sopra Steria, Frederic Munch, tình hình khó khăn đối với ngành công nghiệp ô tô là điều ai cũng thấy rõ, tuy nhiên các nhà sản xuất đã cố gắng tăng trưởng trung bình 10% và hầu hết các nhà cung cấp đều đạt được doanh số bán hàng tốt.
Theo Tổng Giám đốc điều hành BMW, các đối tác ngoài châu Âu của BMW hiện không tin tưởng vào cách tiếp cận của Ủy ban châu Âu (EC) khi đặt vấn đề vì sao Liên minh châu Âu (EU) lại cấm công nghệ mà châu Âu có lợi thế cạnh tranh lớn nhất là động cơ đốt trong và liệu nhờ nhiên liệu có lượng khí thải CO2 thấp, EU vẫn có nhiều tiềm năng như hiện nay không?
Người đứng đầu BMW nhấn mạnh rằng đồng thời, cách tiếp cận của EC đối với xe điện lại tập trung vào chính công nghệ đang khiến châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguyên liệu thô. Và khuyến cáo EC không nên đưa ra giải pháp sai lầm là cấm hoàn toàn động cơ đốt trong vào năm 2035, chỉ cho phép sử dụng nhiên liệu điện tử để rồi sau đó EC sẽ né tránh trách nhiệm của mình và không hành động gì để đẩy nhanh việc sử dụng nhiên liệu ít carbon. Theo ông, đây là lệnh cấm "có chủ đích" đối với động cơ đốt trong.
BMW khuyến nghị nếu muốn bảo vệ khí hậu một cách hiệu quả hiện nay, cần đẩy mạnh sử dụng các loại nhiên liệu phát thải thấp như eFuels, E25 hay HVO100 càng nhanh và càng trên quy mô lớn càng tốt. Điều đó sẽ ngay lập tức cải thiện lượng khí thải carbon của đội xe khoảng 250 triệu chiếc hiện nay ở EU.
Nguồn: Báo Thái Bình; Bnews
Đức: Chấn động vì một ca sĩ; Ồ ạt lắp điện mặt trời ở ban công; \'Ông chủ\' của phe cực hữu; Đại diện các đảng đàm phán về người tị nạn
Đức: Volkswagen đóng cửa nhà máy lịch sử; Thủ tướng đón áp lực lớn sau thất bại bầu cử
Đức: Thử thách sự thống nhất của EU; Tụt hậu 100 năm so với quân đội Nga
Đức: Lo làn sóng tị nạn nếu cắt viện trợ Ukraine; Tuyên bố thủ phạm phá hoại Nord Stream; Tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan
Đức: Kinh tế nguy cơ không tăng trưởng; Gian lận lớn trong giao dịch tín chỉ carbon; Người Mỹ nhập cư 'sốc' khi sống ở Đức
Đức: Ngành sản xuất ô tô thành gánh nặng kinh tế; Máy bay yểm trợ cứu hỏa chữa cháy rừng; Điều tầu chiến đến Ấn Độ, Thái Bình Dương
Đức: Khẩn trương phá dỡ cầu Carola Dresden bị sập; Không thể nhận thêm người nhập cư
Đức: Tăng cường kiểm soát biên giới; Đầu tư 120 tỷ euro giảm phát thải khí nhà kính; Thủ tướng nói thẳng với Ukraine
Hỏa hoạn lớn bùng phát tại trung tâm mua sắm Marywilska tại thủ đô Warsaw vào rạng sáng 12.05.2024 thiêu rụi hàng trăm gian hàng. Bao người Việt kinh doanh ở đây bất lực nhìn tài sản bỗng chốc tan thành mây khói.
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá