Dành cho người tỵ nạn: Từ Duldung sang Aufenthalserlaubnis

Trả lời

Nhiều người đệ đơn xin tị nạn bị từ chối, được cấp tạm dung Duldung. Tạm dung có nghĩa được ở lại Đức cho đến ngày buộc phải rời khỏi nước Đức. Tuy nhiên, vấn đề rời khỏi nứơc Đức không phải dễ. Người thì mất giấy tờ, người thì bị bệnh, người mang thai, riêng người Việt còn phải được phía Việt Nam đồng ý nhận lại. Bởi vậy, thời gian từ khi đơn xin tị nạn bị từ chối đến khi phải rời nước Đức là cả một qúa trình thường lâu dài và rắc rối. Có người nằm trong tình trạng chờ đợi tới 15 năm vẫn không thể biết ngày mình phải về. Có người không biết tại sao sở ngoại kiều bắt mình gia hạn Duldung khi thì mỗi tuần khi thì mỗi tháng, làm họ sống trong thấp thỏm, ngủ trong lo âu. Ngược lại có người sau một thời gian tạm dung được cấp giấy phép lưu trú có thời hạn tức tạm trú Aufenthalserlaubnis, được quy định tại Mục 5 Điều §25 Luật Nhập cư. Mục này quy định như sau:

„ Đối với những người nước ngoài đã có quyết định phải thi hành, buộc rời khỏi nước Đức, có thể cấp giấy phép tạm trú cho họ, nếu họ có những lý do thực tế hoặc pháp lý cản trở không thể thực hiện được quyết định và trong tương lai gần cũng vậy. Cần cấp giấy phép tạm trú cho trường hợp đã có quyết định trục xuất, nhưng sau 18 tháng vẫn không thể thực hiện được. Giấy phép đó chỉ được cấp khi người nước ngoài không có lỗi trong việc họ không thể rời khỏi nước Đức. Bị coi là có lỗi, trước hết, như: khai báo sai hoặc đánh tráo danh tính, quốc tịch hoặc không hoàn thành những yêu cầu bình thường để loại bỏ những cản trở việc ra khỏi nước Đức“. Có thể hiểu từng chi tiết quy định trong mục trên như sau:

1- Lý do thực tế hoặc pháp lý cản trở không thể thực hiện được quyết định rời khỏi nước Đức. Khái niệm này rất rộng, phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người hành xử. Vì vậy, mỗỉ Sở Ngoại kiều và mỗi Toà án Hành chính có thể giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, những tình huống như quê hương đang có chiến tranh, đương sự không có hộ chiếu, hay không thể xin được giấy xác nhận nhân thân... đều thuộc lý do trên.

2- Trục xuất sau 18 tháng không thể thực hiện được. Hiện nhiều trường hợp tỵ nạn rơi vào tình huống này. Những đối tượng này có hi vọng lớn được cấp giấy phép tạm trú ở Đức. Điểm chú ý là luật cho phép Sở Ngoại kiều cấp chứ không bắt Sở Ngoại kiều phải cấp. Vì vậy rốt cuộc đương sự được cấp giấy phép tạm trú hay không lại tùy thuộc ý kiến chủ quan của từng Sở Ngoại kiều. Tuy nhiên, khi nhờ luật sư can thiệp để xin cấp giấy phép tạm trú thuộc diện trên, không nên sơ ý khai báo những điều bất lợi. Một người Irak, nhờ luật sư đệ đơn xin cấp giấy phép tạm trú theo Điều § 25 Luật Nhập cư. Lúc phỏng vấn, nghe họ trả lời chấp thuận, anh ta mừng quýnh lên, cám ơn rối rít, rồi thổ lộ chân thành, trước đây anh ta chỉ nghĩ tìm cách kéo dài thời gian chờ đợi trục xuất ít tháng để kiềm tiền về nước thôi, kết qủa bây giờ bỗng mỹ mãn không ngờ dến vậy. Mấy tuần sau anh ta nhận được quyết định từ chối của Sở Ngoại kiều, lý dó thời gian trước, anh ta đã không hợp tác tích cực với họ.

3- Không có lỗi trong việc họ không thể rời khỏi nước Đức. Nhiều người Việt khi sang Đức khai báo nhân thân không chính xác. Đó là lý do Sở Ngoại kiều không thể trục xuất, nhưng lỗi không nằm ở Sở Ngoại kiều mà do người xin tị nạn gây ra. Vì vậy, hầu hết các trường hợp đó sẽ không được cấp giấy phép tạm trú.

Điều §25 Luật Nhập cư có thể giúp nhiều người tạm dung lâu năm ở Đức có cơ sở pháp lý để xin cấp giấy phép tạm trú. Tuy nhiên, để áp dụng được điều khỏan trên, thì phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn tới tạm dung. Luật sư có thể gíúp họ, nghiên cứu lại toàn bộ hồ sơ lưu trữ tại Sở Ngoại kiều để tìm kiếm bằng chứng đòi cấp giấp phép tạm trú theo Điều §25 cho phép.

Hy vọng Điều §25 Luật Nhập cư có thể giúp giải quyết được nhiều trường hợp cho những người Việt từng bị tạm dung lâu năm ở Đức.

Đức Việt Online

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang