Cư trú trong khối EU qua Đức làm việc

Câu hỏi:

Hallo Tiến sỹ Phương,

Tôi ở Tiệp muốn qua Đức làm việc. Giấy phép lưu trú tôi ở Tiệp thời hạn đến năm 2025.

Xin được hỏi, tôi có được phép làm việc tại Đức không? Nếu được, xin ông hướng dẫn thủ tục giấy tờ. Xin cảm ơn ! (T.H. - tranhoa41@...com).

Trả lời:

Theo Điều 38a Luật lưu trú AufenthG, người nước ngoài có giấy phép lưu trú vô thời hạn “Daueraufenthalt-EU sống ở các nước EU đều được phép qua Đức lưu trú với mục đích làm việc, ngoại trừ từ các nước Anh, Đan Mạch và Irland không áp dụng.
Điều kiện phải có giấy đăng ký chỗ ở tại Đức, giấy chứng nhận đã chuyển vào nhà đó, giấy phép lưu trú vô thời hạn trong khối EU, ảnh, thu nhập bảo đảm cuộc sống, hợp đồng lao động, bảo hiểm sức khoẻ, xin mẫu đơn cấp giấy phép lưu trú tại Sở ngoại kiều điền dữ liệu vào, làm lịch hẹn nộp hồ sơ cho họ.

Đối với người nước ngoài từ Tiệp, giấy phép lưu trú phải có chữ ES (xem mẫu kèm theo).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Đơn xin cấp giấy phép lao động.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Báo cáo chỗ làm việc – Stellenbeschreibung.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Mẫu thẻ lưu trú ở Tiệp

Thủ tục tuần tự các bước như sau:

1) Ký hợp đồng lao động sẵn với nơi thuê việc, lương tối thiểu thường trên 2000 Euro/tháng tùy từng điạ phương (hỏi tại Sở Lao động điạ phương đó).

2) Thuê nhà, lấy hợp đồng tới nơi đăng ký hộ khẩu Bürgeramt xin cấp giấy chứng nhận Medebescheinigung.

3) Ra Sở Lao động xin mẫu đơn (kèm theo) hoặc in trên internetz (Antrag và Stellenbeschreibung), khai điền dữ liệu vào.

4) Tới Sở ngoài kiều nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lưu trú với mục đích làm việc. Hồ sơ gồm: Thẻ cư trú bên Tiệp, giấy đăng ký hộ khấu ở Đức, đơn xin cấp giấy phép lao động, hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà.

5) Thường sau thời gian 4-6 tuần, Sở Ngoại kiều sẽ trả lời. Thời hạn cư trú bên Đức phụ thuộc vào hợp đồng lao động.

Lưu ý: Ký hợp đồng với doanh nghiệp nào chỉ được làm ở đó. Nếu muốn làm ở chỗ mới sẽ phải thực hiện quy trình thủ tục lại từ đầu.

Dr. Nguyễn Sỹ Phương

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang