​​​​​​​81.000 người ký kiến nghị cứu xét gia đình ông bà Phạm/Nguyễn, nhóm nghị sỹ CDU Sachsen vẫn từ chối - Nóng chính trường Đức

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Ông Phạm Phi Sơn đã sinh sống ở Sachsen 35 năm, hiện đang sống trong một mái ấm gia đình đón sang Đức đoàn tụ gần 6 năm nay, mặc dù Hiệp hội Ủng hộ Người tỵ nạn đệ đơn Kiến nghị Cứu xét chống trục xuất lên Quốc hội tiểu bang thu hút tới 81.000 chữ ký vẫn không hề làm lung lay nhóm nghị sỹ đảng CDU trong Quốc hội. Toàn bộ nghị sỹ đảng CDU từng người một tự ký tên chống lại đơn Kiến nghị Cứu xét gửi lại cho bên gửi là Hiệp hội Ủng hộ Người tỵ nạn. Trong khi đơn Kiến nghị của Hiệp hội tới sáng nay đã nhận được trên 81.000 chữ ký của những người ủng hộ, trong đó tới 1/5 thuộc tiểu bang Sachsen.

Trong thư trả lời của nhóm nghị sỹ này, họ giải thích, quyết định trục xuất của thành phố Chemnitz đối với gia đình ông Phạm Phi Sơn đã có hiệu lực. Vụ việc cũng đã được Ủy ban Cứu xét của tiểu bang thụ lý, trả lời từ chối đơn vào năm 2019. Nhóm nghị sĩ CDU luôn nhấn mạnh rằng họ theo đuổi một chính sách tị nạn nhất quán. Trong đó bao gồm sự nhất quán trong hoà nhập của những người có quyền được bảo vệ và có một triển vọng rõ ràng ở lại Đức cũng như nhất quán trong việc trục xuất những người có trách nhiệm phải rời khỏi nước Đức, mà họ đã bị từ chối xét dưới bất kỳ lý do tị nạn nào.

Trong khi đó, nguyên nhân trục xuất ông Sơn chỉ do bị ốm trong một chuyến về Việt Nam vào năm 2016 và vì vậy đã trở về Đức sau hơn sáu tháng quá quy định. Ông đã sống ở Chemnitz từ năm 1987 - tức là trong 35 năm.

Tuyên bố của nhóm nghị sỹ CDU mang tính quyết định, bởi trong Ủy ban Cứu xét của Quốc hội tiểu bang Sachsen, nơi sẽ xem xét đơn trong chương trình nghị sự sắp tới, đảng CDU cùng với AfD chiếm tỷ lệ phiếu quá bán. Riêng đối với đảng AfD còn thật khó tưởng tượng họ sẽ bỏ phiếu cho quyền ở lại của một gia đình Việt Nam.

Nghị sỹ đảng SPD tiểu bang bị sốc

Nghị sỹ đảng SPD Frank Richter phản bác: "Ông Phạm Phi Sơn không phải là một người tỵ nạn tìm kiếm sự bảo vệ ở Đức, mà là một người đã sống, làm việc, nộp thuế, không phạm bất kỳ tội nào ở Đức trong hơn 35 năm qua, được nhiều người đánh giá cao. Việc rút giấy phép cư trú của ông chỉ vì một lỗi nhỏ là quá mức không tương xứng và vì vậy có thể được sửa sai bởi Ủy ban Cứu xét của Quốc hội. Khi công dân kiến nghị lên Quốc hội, trước hết đó là một biểu hiện của người dân tin tưởng vào Quốc hội. Vì vậy Quốc hội không được làm họ thất vọng.

Gây sốc Đặc trách Hòa nhập Chemnitz

Đặc trách Hoà nhập Chemnitz Etelka Kobuß cho biết hoàn toàn "bị sốc" trước động thái của nhóm nghị sỹ CDU: Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng sự ủng hộ quá lớn của cộng đồng dành cho ông Phạm Phi Sơn và gia đình ông lại có thể bị đối xử với ít sự quan tâm đến vậy. Một bản kiến nghị là cơ hội để công dân bày tỏ ý chí của họ với các đại diện chính trị. Bỏ qua 80.000 chữ ký "tôi không nghĩ sẽ ổn“. Đặc biệt bởi đây là ý kiến của đảng CDU (đảngLiên minh Dân chủ Cơ đốc giáo), một đảng tự gọi mình là người thiên chúa giáo và do đó đại diện cho lòng bác ái và thương xót.

Kobuß đang kêu gọi CDU xem xét lại không chỉ khía cạnh con người mà còn cả những tín hiệu từ chối đơn cứu xét mà đảng này gửi đến toàn xã hội. Sachsen phụ thuộc vào tuyển dụng lao động từ nước ngoài và cạnh tranh nhân lực với các địa điểm khác. Loại bỏ một người lao động nước ngoài ở tuổi già như thế sau rất nhiều năm làm việc không phải là một tín hiệu tích cực. Thay vào đó, một quyết định như vậy cho thấy rằng các nỗ lực hoà nhập không thực sự đóng một vai trò nào đó và không ai có thể chắc chắn về việc họ ở lại lâu dài.

Sachsen hiện cũng đang tuyển dụng nhiều lao động từ Việt Nam để chăm sóc người già, làm việc trong ngành ẩm thực và khách sạn. Phải mất rất nhiều nỗ lực để đào tạo những công nhân này, những người thường đến từ các vùng nông thôn kinh tế kém phát triển, phải dạy họ tiếng Đức đưa họ đến với văn hóa Đức. Mặt khác, Phạm Phi Sơn đã làm việc trong lĩnh vực ẩm thực trong nhiều năm và muốn tiếp tục công việc đó cho đến khi nghỉ hưu.

(Xem thêm:

=> Cập nhật 27.08.22: Đơn Kiến nghị Cứu xét gia đình người Việt lên nghị trường Quốc hội Sachsen - Qúa trình có thể kéo dài 3 tháng đến trên 1 năm.

=> Hiệp hội Ủng hộ Tỵ nạn Sachsen kêu gọi ký tên Kiến nghị Cứu xét cho gia đình ông bà Phạm/Nguyễn phải được ở lại!.

=> Cập nhật khủng hoảng trục xuất người Việt ở Chemnitz: Tổng hợp Ý kiến Bộ trưởng Nội vụ Sachsen

=> Sôi sục nước Đức: 35 năm sống ở Đức, một người Việt bị lệnh trục xuất cả nhà, chỉ vì về nước quá 6 tháng bị phát hiện sau 1 năm).

Viet Duc Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang