Nghị trình Hội nghị Bất thường của Hội đồng EU ngày 09-10.02.2013 tại Brüssel: Năng lực cạnh tranh kinh tế, di cư và Ukraine

Phát biểu trước hội nghị Hội đồng châu Âu bất thường ngày hôm nay, Thủ tướng Scholz nhấn mạnh sự đoàn kết và thống nhất của các nguyên thủ quốc gia và chính phủ châu Âu trong việc hỗ trợ Ukraine. Ngoài tình hình Ukraine, các cuộc đàm phán còn bao gồm cả vấn đề kinh tế và di cư.

Hội đồng châu Âu một lần nữa bàn tới cuộc chiến tranh xâm lược của Nga đối với Ukraine. Các nguyên thủ quốc gia và chính phủ sẽ trao đổi về hậu quả cuộc chiến ở tất cả các khía cạnh của nó. Thủ tướng Scholz nói: Hoan nghênh sự tham gia của Tổng thống Ukraine Zelenskyy trong Hội nghị bất thường của Hội đồng EU và cam kết Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Đức cung cấp hỗ trợ nhiều nhất cho Ukraine trong số các quốc gia EU, bao gồm nhân đạo, tài chính và dưới hình thức chuyển giao vũ khí. Điều này là cần thiết để Ukraine có thể tự bảo vệ mình, cũng như cần thiết để tổ chức một cách có phối hợp toàn khối EU, cùng nhau chứ không hề riêng lẻ.

Cùng nhau chống lại cuộc chiến của Nga ở Ukraine - tại sao lại quan trọng?

Cuộc chiến tranh xâm lược của Nga ở Ukraine là sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế vì dùng vũ lực để chuyển biên giới ở châu Âu. Nó đánh dấu một bước ngoặt đối với châu Âu, cũng như đối với trật tự hòa bình. Đó là một cuộc tấn công vào các giá trị của chúng ta, vào hệ thống an ninh và nguồn cung cấp năng lượng. Nếu EU muốn đóng góp cho hòa bình ở Ukraine, họ phải nói bằng một tiếng nói mạnh mẽ và thống nhất.

Duy trì năng lực cạnh tranh quốc tế

Cuộc thảo luận về kinh tế sẽ tập trung vào chủ đề làm thế nào để tăng cường khả năng cạnh tranh của EU. Cuộc thảo luận sẽ dựa trên báo cáo của Ủy ban đã được công bố vào ngày 01.02.2023 về một “Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh“. Với kế hoạch công nghiệp mới, Ủy ban muốn đảm bảo một sân chơi bình đẳng trong thị trường nội bộ. Đồng thời, nó cũng giúp các quốc gia thành viên dễ dàng hơn trong việc cấp vốn cần thiết cho quá trình chuyển đổi xanh.

Tuyên bố của Thủ tướng Liên bang Scholz trước Hội đồng châu Âu

Đó là về việc tái cơ cấu ngành công nghiệp của chúng ta sao cho thành công, tạo ra việc làm tốt và đồng thời ngăn chặn biến đổi khí hậu. Và tất nhiên, điều đó cũng áp dụng khi nói đến các vấn đề hiện đại hóa có liên quan đến số hóa chẳng hạn. Về mặt này, đây là chủ đề trọng tâm mà chúng ta sẽ thảo luận hôm nay và là nơi chúng ta cũng sẽ thể hiện sự đoàn kết với nhau về câu hỏi làm thế nào để chúng ta sử dụng tốt các cơ hội hiện có của mình, hành động cùng nhau, đồng thời làm thế nào chúng ta đảm bảo rằng châu Âu giữ vững vị trí của mình trong cạnh tranh quốc tế.

Tăng cường năng lực cạnh tranh tại EU - tại sao lại quan trọng?

Các chủ đề về thị trường nội địa, chính sách công nghiệp và các vấn đề kỹ thuật số là những lĩnh vực quan trọng trong tương lai. EU phải trở nên độc lập hơn trong lĩnh vực kinh tế và tránh phụ thuộc một chiều. Điều này bảo đảm chủ quyền cho châu Âu.

Vì một hệ thống tị nạn nhân đạo và chống khủng hoảng

Ngoài ra, Hội đồng châu Âu sẽ thảo luận về tình hình di cư hiện nay trong Liên minh châu Âu. Trong đó sẽ bàn về việc tiếp tục cải cách hệ thống tị nạn và di cư chung. Theo Scholz, điều quan trọng là chúng ta thống nhất được những quan điểm chung về những thách thức lớn liên quan đến vấn đề di cư tị nạn.

Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen đã đệ trình các đề xuất mới về chính sách di cư lên các nguyên thủ quốc gia và chính phủ. Trọng tâm nội dung là kiểm soát hiệu quả biên giới bên ngoài của EU. Điều này cần thiết để hợp tác với các nước thứ ba về vấn đề hồi hương.

Thủ tướng Scholz cho biết trước cuộc họp: Một điều rất rõ ràng là mọi hoạt động chung quan trọng là chúng ta phải luôn thống nhất được giữa Liên minh Châu Âu và các quốc gia xuất xứ của những người tị nạn. Những người không thỏa mãn điều kiện để được bảo vệ ở hâu Âu có thể dễ dàng quay trở lại quốc gia xuất xứ của họ.

Một hệ thống tị nạn chung của châu Âu – tại sao nó lại quan trọng?

Hiện có hơn 70 triệu người đang tị nạn trên toàn thế giới – nhiều hơn bao giờ hết. Tại EU , gánh nặng di cư và người tị nạn được phân bổ không đồng đều. Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều hơn do vị trí địa lý của họ, chẳng hạn như Hy Lạp và Ý, xứng đáng được hỗ trợ cao hơn. Do đó, Hệ thống tị nạn chung châu Âu cần phải được cải cách. Nó phải được thiết kế để trở nên đoàn kết hơn và chống khủng hoảng hiệu quả hơn. Nó phải bảo đảm được chức năng nhân đạo trong các cuộc khủng hoảng tương lai.

(Xem thêm:

=> Nóng chính trường Đức: Lý do Bộ Trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht từ chức; Bộ trưởng Nội vụ Sachsen thay thế).

Nguồn: Europäischer Rat

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang