- Thời sự
- Thế giới
(Ảnh minh họa).
Gan ngỗng là đỉnh cao của ẩm thực hay là bằng chứng về sự tàn bạo của con người đối với động vật?
Lệnh cấm món gan ngỗng của thành phố New York được đưa ra tòa án, mở ra tranh chấp giữa chính quyền tiểu bang và địa phương.
Cuộc chiến nội bang New York
Theo tờ El Pais, món ăn này đã trở thành trung tâm của cuộc chiến chính trị và pháp lý ở New York, dẫn đến tranh chấp giữa chính quyền thành phố và bang. Bất đồng cũng khơi lại căng thẳng cũ giữa tiểu bang New York và thành phố đông dân nhất của bang này.
Mọi chuyện bắt đầu từ bốn năm trước, khi cựu thị trưởng New York City, Bill DeBlasio phê chuẩn, với sự ủng hộ áp đảo của Hội đồng thành phố, một đạo luật cấm “tích trữ và bán” gan ngỗng trong khu vực đô thị kể từ ngày 25/11/2022. Đó là một thắng lợi của các tổ chức bảo vệ quyền động vật cho rằng quá trình ép ngỗng và vịt ăn để vỗ béo gan là một hành động tàn ác không thể dung thứ được. Trong khi đó, những người chăn nuôi ngỗng phủ nhận cáo buộc, cho rằng những thay đổi gần đây về kỹ thuật đã “nhân đạo hóa” quy trình.
Hai trong số những nhà sản xuất gan ngỗng chính của nước Mỹ nằm ở Liberty, cách Manhattan 175 km về phía bắc. Trước nguy cơ mất thị trường New York City, họ gạt sự cạnh tranh sang một bên và thành lập một tổ chức có tên Catskill Foie Gras Collective để ngăn chặn lệnh cấm có hiệu lực. Lệnh cấm này đã bị Tòa án Tối cao New York đình chỉ vào mùa thu năm ngoái. Trong khi tòa án đưa ra quyết định dứt khoát, Bộ Nông nghiệp của bang đã ra phán quyết thay mặt cho nông dân, nói rằng quy định này của thành phố là “hạn chế một cách vô lý”.
Điều xảy ra tiếp theo cũng là chuyện thường xảy ra ở Mỹ: vấn đề được đưa ra tòa án, nơi nó có thể bị mắc kẹt trong một thời gian dài. Thành phố New York đã đệ đơn kiện Bộ Nông nghiệp bang và một thẩm phán ở Albany đã bác bỏ quyết định của bộ này, gọi nó là “tùy tiện và thất thường”.
Không có gì có thể ngăn cản hơn 1000 nhà hàng phục vụ món gan ngỗng ở New York tiếp tục bán món ăn này. Nhưng không rõ chuyện gì sẽ xảy ra khi lệnh cấm bao gồm mức phạt lên tới 2.000 USD và hình phạt tù đối với người phạm tội, có hiệu lực.
Hiện tại, phe ủng hộ gan ngỗng cho rằng, Hội đồng thành phố New York chưa bao giờ cử một phái đoàn đến trang trại để xem quy trình, mặc dù có lời mời làm như vậy.
“Thật là bực bội,” Henley, chủ trang trại gan ngỗng Hudson Valley, nói: "Chúng tôi cầu xin họ đến thăm trước khi họ đưa ra quyết định xóa bỏ việc làm của hàng trăm người".
Ngoại lệ của Pháp
Tranh cãi gan ngỗng tiếp diễn với việc chính phủ Pháp vào cuộc: yêu cầu Thành phố New York xem xét lại quyết định. Đây không phải là lần đầu tiên Paris đứng về một bên trong vấn đề này. Năm 2004, bang California đã ra lệnh cấm tương tự và người Pháp đã phản bác “cuộc tấn công nhằm vào một trong những truyền thống của họ”. Cuộc chiến kéo dài tám năm. Kể từ năm 2012, bang đông dân nhất nước Mỹ đã không cho phép bán gan ngỗng, nhưng ba năm trước, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết rằng người dân California có thể mua gan ngỗng nhập khẩu từ các vùng khác của đất nước. Năm 2006, Chicago cũng đi theo con đường tương tự nhưng lệnh cấm không có hiệu lực.
Hiện nay, các hoạt động khác nhau của việc sản xuất gan ngỗng, gồm sản xuất, nhập khẩu hoặc cả hai—bị cấm ở ít nhất 15 quốc gia, bao gồm Đức, Ấn Độ, Argentina, Israel và Anh.
Theo quan điểm của Thị trưởng New York City, Bill DeBlasio và người kế nhiệm ông, Thị trưởng Eric Adams, bang New York đã sử dụng một đạo luật khó hiểu cấm các khu vực thành thị được yêu cầu nông dân có thể trồng trọt và thương mại hóa những gì. Đơn kiện do nông trại La Belle Farm đệ trình lưu ý rằng “'Hạn chế Địa phương' không áp dụng cho một con vịt nào trong Thành phố New York vì việc nuôi vịt trong khu vực tài phán đó là bất hợp pháp… Về mặt luật pháp, cần phải nêu rõ rằng lệnh Hạn chế địa phương chỉ nhằm hạn chế các hoạt động trang trại bên ngoài ranh giới của Thành phố New York".
Trận chiến cũng cho thấy sự khác biệt giữa Thị trưởng New York City Adams, người tự nhận mình “gần như ăn chay hoàn toàn”, và Thống đốc bang New York Kathy Hochul. Cả hai đều là đảng viên Đảng Dân chủ và gần đây họ đã xung đột về trách nhiệm đối với 100.000 người di cư đến từ biên giới Mexico, khi ông thị trưởng đưa những người di cư ra ngoài thành phố. Một số người trong số họ đã đến những khu vực mà Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ tranh chấp cử tri.
Học phí đại học ở Mỹ không ngừng tăng khiến áp lực tài chính đè nặng lên những người muốn theo đuổi tấm bằng cử nhân.
Biết trước học đại học sẽ tốn một khoản lớn, Rachel Edington, tân sinh viên ngành Tâm lý học, Đại học Texas, lên kế hoạch tiết kiệm tiền từ sớm. Cô nộp đơn xin nhiều học bổng, ở cùng bốn người khác trong một căn hộ cách trường nửa tiếng lái xe, học vượt tín chỉ đại học từ thời trung học và đi làm thêm 40 giờ mỗi tuần.
Tuy nhiên, kể cả khi dựa vào viện trợ của gia đình, tiền tiết kiệm và thu nhập hiện tại, Rachel vẫn không đủ. Cô nằm trong số hàng triệu sinh viên trên khắp nước Mỹ đang phải vật lộn vì học phí tăng vọt.
Số liệu của tổ chức xếp hạng đại học USNews cho thấy, từ 2003 đến 2023, học phí các đại học công lập ở Mỹ tăng 141% với sinh viên nước ngoài và 175% với sinh viên trong nước. Ở các đại học tư, học phí tăng 134%. Còn trong 20 năm (2000-2020), tổng khoản chi học phí và lệ phí đại học tăng 67%, cao gấp đôi mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (33%), theo Best Colleges.
Tính riêng năm 2022, học phí trung bình tại các đại học tư thục Mỹ đã tăng khoảng 4% so với năm trước, lên gần 40.000 USD mỗi năm. Học phí trung bình ở trường công lập tăng 0,8%, lên khoảng 10.500 USD.
Ngoài tiền học, sinh viên còn phải chi ăn uống, nhà ở, đi lại. Ví dụ, năm nay, sinh viên Đại học Harvard phải nộp 57.000 USD học phí và lệ phí. Khi cộng thêm tiền nhà ở, thức ăn, sách và các chi phí sinh hoạt khác, tổng số tiền phải trả đội lên đến 95.000 USD.
Học đại học ở Mỹ ngày càng đắt đỏ vì nhiều lý do.
Catharine Hill, chuyên gia tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Ithaka S&R, cho biết các đại học tốn rất nhiều tiền để tuyển dụng giáo sư. Nhiều ngành công nghiệp có thể bù đắp chi phí nhờ dùng AI và robot để tăng năng suất nhưng với giáo dục đại học thì không. Hiệu suất của giảng viên lại không tăng đủ cao để giảm chi phí.
Các bang cũng rót ít ngân sách cho giáo dục công hơn trước. Theo Hiệp hội Giáo dục quốc gia Mỹ, năm 2021, tài trợ của 37 bang cho giáo dục đại học đã giảm trung bình 6% so với năm 2020. Điều này khiến các trường phải dựa nhiều hơn vào học phí.
Chi phí đại học còn bị đẩy lên cao vì các khoản đầu tư vào dịch vụ xa xỉ, không liên quan tới giảng dạy, để các trường lôi kéo sinh viên. Theo ACTA, tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục đại học, chi tiêu của các trường để đầu tư cho ký túc xá sang trọng, phòng ăn, phòng gym, ... đã tăng 29% từ năm 2010 đến năm 2018. Trong khi đó, chi tiêu cho đội ngũ giảng viên chỉ tăng 17%.
Học phí tăng khiến nhiều sinh viên phải vay nợ. Nhưng các trường đại học biết rằng nếu tăng học phí, chính phủ sẽ tăng hạn mức cho vay với sinh viên. Do đó, họ không có động lực để làm điều ngược lại.
Ngoài ra, một tấm bằng cử nhân thường mang lại nhiều lợi ích, nên nhiều người sẽ tiếp tục gánh nợ để học đại học. Nghiên cứu năm 2021 của Đại học Georgetown cho thấy những người chỉ tốt nghiệp trung học kiếm được ít hơn những người có bằng cử nhân khoảng 1,2 triệu USD trong suốt cuộc đời.
Học phí tăng cao đã tạo ra cuộc khủng hoảng nợ sinh viên. Trong 15 năm qua, tổng dư nợ vay sinh viên ở Mỹ tăng gấp ba lần, từ khoảng 580 tỷ USD năm 2008 lên 1.760 tỷ USD. 43 triệu người Mỹ nợ nần vì học đại học, 55% sinh viên từ các trường công phải vay. Thậm chí, nhiều người phải gánh nợ từ thời đại học đến khi nghỉ hưu. Dữ liệu từ Tổ chức trợ cấp sinh viên liên bang ghi nhận 2,4 triệu người vay từ 62 tuổi trở lên đang nợ tổng cộng 98 tỷ USD.
Với giới trẻ, nhiều người chật vật để có tiền trang trải đại học. Đi làm thêm là lựa chọn phổ biến, nhưng áp lực tài chính cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học của họ.
Madison Fanus, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Dickinson, nói: "Tôi đang làm hai công việc, có học bổng, có khoản vay nhưng tôi vẫn rất căng thẳng về chuyện tiền nong".
Còn Edington, sau khi liên tục làm thêm 40 giờ mỗi tuần, bị chẩn đoán mắc bệnh tự miễn do căng thẳng gây ra. "Làm việc gần như toàn thời gian trong khi vẫn đi học khiến cơ thể tôi bị ngợp", Edington nói, cho biết cuối cùng phải vay nợ để bù vào khoản tiền không kiếm được khi nghỉ ốm.
Theo khảo sát đầu năm 2022 của Hiệp hội giáo dục thường xuyên và đại học Mỹ, áp lực tài chính chiếm tỷ lệ 42% trong số lý do khiến sinh viên bỏ học. Tài chính và nợ sinh viên cũng nằm trong 5 yếu tố khiến sinh viên căng thẳng nhất (32%), theo khảo sát của TimelyCare - công ty chuyên về dịch vụ sức khỏe sinh viên.
Jennifer Finetti, giám đốc công ty quản lý và kết nối học bổng Scholarship Owl (Mỹ), cho biết trung bình một sinh viên mất khoảng 20 năm để trả các khoản vay đại học. Sau khi ra trường, họ phải trì hoãn mua xe, nhà hay tiết kiệm cho con vì các khoản nợ này.
Học phí tăng cao cùng các khoản nợ phải gồng gánh cũng góp phần khiến người Mỹ dần mất niềm tin vào giá trị của tấm bằng đại học. Theo The Wall Street Journal, số người Mỹ tin rằng bằng đại học rất quan trọng với triển vọng công việc tương lai giảm từ 53% năm 2013 xuống còn 42% năm nay. Số học sinh tốt nghiệp trung học học thẳng lên đại học cũng giảm từ 70% năm 2016 xuống còn 62%.
Với sinh viên quốc tế, học phí tăng khiến việc theo đuổi giấc mơ Mỹ thêm phần khó khăn. Sinh viên quốc tế vốn đã phải trả học phí cao gấp đôi hoặc gấp ba lần sinh viên Mỹ. Hầu hết họ không đủ điều kiện nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang hoặc các trường như sinh viên bản địa. Du học sinh cũng không thể vay vốn sinh viên trừ khi họ tìm được công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp đồng ký tên vào khoản nợ.
Số tiền kiếm được từ làm thêm cũng hiếm khi bù đắp được thiếu hụt tài chính, bởi theo luật Mỹ, họ chỉ được làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần trong năm học đầu tiên, và chỉ trong khuôn viên trường.
"Chi phí học đại học tăng khiến gia đình tôi rất căng thẳng. Tôi không chắc mình có thể tiếp tục việc học hay không", một sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ tại Đại học San Diego, California, nói.
Để giải quyết, theo Ankers, cần có thêm nhiều con đường, ví dụ học nghề, để sinh viên có việc làm tốt ngoài việc học đại học. Bà dự đoán nhiều nhà tuyển dụng sẽ bỏ yêu cầu về tấm bằng này. Bryan Caplan ở Đại học George Mason, cũng cho rằng các học sinh trung bình ở trường trung học chỉ nên học đại học nếu sẵn sàng theo đuổi các lĩnh vực như kinh tế hoặc kỹ thuật.
Janet Napolitano, Đại học California ở Berkeley, thì tin rằng cách để giảm chi phí là giảm thời gian lấy bằng đại học. Theo ông, các bang nên khuyến khích sinh viên học cao đẳng cộng đồng với chi phí thấp hơn từ khi còn học trung học. Sau đó, họ chuyển những tín chỉ đã tích lũy sang học tiếp ở một trường đại học và tốt nghiệp sớm.
Còn Jennifer Finetti khuyên sinh viên ứng tuyển học bổng mỗi tuần trong suốt cả năm.
"Điều đó nghe có vẻ khó khăn, nhưng tỷ lệ thành công là rất cao nếu bạn thật sự cố gắng", bà nói.
(Ảnh minh họa).
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu phân bón Nga với giá trị kỷ lục 944 triệu USD.
Kỷ lục trước đó đạt được vào năm ngoái, với tổng giá trị phân bón Nga nhập khẩu vào Mỹ là 900 triệu USD.
Số lượng phân bón Mỹ mua của Nga trong tháng 7 đã giảm gấp ba lần so với tháng 6 và gần 40% so với cùng kỳ xuống còn 54,4 triệu USD - mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Mỹ trong năm nay. Nhà cung cấp phân bón lớn nhất của Mỹ là Canada. Nước này đã xuất khẩu 2,8 tỷ USD phân bón trong 7 tháng. Kế tiếp là Saudi Arabia, Israel và Qatar là 3 quốc gia hàng đầu khác mà Mỹ nhập khẩu phân bón. Từ tháng 1 đến tháng 7, Mỹ đã giảm 22% nhập khẩu phân bón, đạt tổng trị giá 6 tỷ USD.
Trước đó, trong năm 2022, hãng tin Bloomberg đưa tin các quan chức Mỹ được cho là đã “âm thầm” khuyến khích các công ty nông nghiệp tăng cường nhập khẩu phân bón của Nga để giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung trong bối cảnh tình cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế sắp xảy ra.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và hầu hết các nước EU đã áp đặt các hạn chế thương mại cứng rắn đối với Moskva. Kể từ đó, Mỹ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi các công ty vận tải tìm cách tránh vận chuyển phân bón của Nga. Mặc dù phân bón Nga không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ và đồng minh nhưng các công ty vẫn ngần ngại đối với loại hàng hoá này, khiến doanh số bán phân bón của Nga giảm 24% trong năm 2022.
Mặc cho lệnh cấm vận, các công ty dầu khí Mỹ vẫn tiếp tục xuất khẩu thiết bị có giá trị sang Nga để tiếp tục các hoạt động và dự án trước đó.
Phát hiện đáng nghi ngại
Theo The Guardian, các công ty dầu khí đa quốc gia của Mỹ đang phải đối mặt với những câu hỏi mới về hoạt động thương mại của họ với Nga sau khi dữ liệu hải quan cho thấy số thiết bị trị giá hơn 7,1 triệu USD do công ty Halliburton sản xuất đã được nhập khẩu vào nước này kể từ khi công ty tuyên bố chấm dứt hoạt động tại Nga.
Được biết, theo Oil Industry Insight, Halliburton là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ thăm dò dầu khí lớn thứ ba thế giới, sau Schlumberger (SLB) và Baker Hughes. Tháng 9 năm ngoái, Halliburton đã bán văn phòng ở Nga cho công ty địa phương trong bối cảnh áp lực buộc tất cả các công ty Mỹ phải ngừng giao dịch và hoạt động tại khu vực.
Mặc cho động thái này, hồ sơ hải quan Nga cho thấy các công ty con của Halliburton vẫn xuất khẩu các thiết bị trị giá 5,7 triệu USD cho các dự án ở Nga trong 6 tuần sau khi bán. Số thiết bị này phần lớn được vận chuyển từ Mỹ và Singapore mặc dù hồ sơ cho thấy nó có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác, bao gồm Anh, Bỉ và Pháp.
Phần lớn hoạt động xuất khẩu từ các công ty con đã kết thúc vào ngày 6/10 năm ngoái. Tuy nhiên, chuyến hàng cuối cùng đến Nga từ một công ty của Halliburton - được ghi là Halliburton MFG trong hồ sơ - là một thiết bị niêm phong có giá 2.939 USD vào ngày 24/10/2022 từ Malaysia đến một công ty có tên là Sakhalin Energy , một tập đoàn đang phát triển dự án dầu khí Sakhalin-2 ở miền đông nước Nga. Trong số các nhà đầu tư của Sakhalin Energy có cả Gazprom. Trong khi đó, Shell đã thoái vốn khỏi tập đoàn này sau chiến dịch đặc biệt của Nga.
Sau một thời gian tạm dừng, hoạt động nhập khẩu thiết bị của Halliburton sang Nga đã tiếp tục trở lại vào tháng 12/2022 từ hai công ty không liên quan đến tập đoàn đa quốc gia của Mỹ.
Các sản phẩm được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, nâng tổng giá trị xuất khẩu thiết bị Halliburton kể từ khi công ty đóng cửa hoạt động tại Nga lên ít nhất 7.163.317 USD.
Trong số tất cả hàng xuất khẩu sang Nga được thực hiện kể từ tháng 9 năm ngoái, 98% được cung cấp cho các chương trình độc lập của Halliburton, được gọi là BurService, có khách hàng bao gồm Gazprom, Rosneft, TNK-BP và Lukoil.
Không thể rời khỏi Nga
Theo hồ sơ hải quan, việc xuất khẩu thiết bị Halliburton sang Nga, gồm nhiều loại từ máy bơm, thiết bị khoan giếng chuyên dụng và phụ gia xi măng, vẫn tiếp tục cho đến ít nhất là cuối tháng 6 năm nay. Những hồ sơ gần đây hơn vẫn chưa được công bố.
Nhiều công ty công nghiệp lớn phương Tây tỏ ra ngần ngại trong việc rút lui hoàn toàn khỏi nền kinh tế Nga. Những phát hiện này cho thấy những khó khăn mà các công ty đa quốc gia gặp phải trong việc giải quyết các mối quan hệ thương mại và kiểm soát việc phân phối sản phẩm của họ thông qua bên thứ ba.
Một số công ty dịch vụ dầu khí lớn nhất thế giới của Mỹ đang phải đối mặt với rủi ro pháp lý về các giao dịch này.
Đầu tháng 9, người đứng đầu ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, Bob Menendez, đã viết thư cho Halliburton và các đối thủ cạnh tranh của họ là SLB và Baker Hughes, sau khi có báo cáo rằng các công ty này đã tiếp tục giao dịch với Nga ở nhiều mức độ khác nhau kể cả sau các lệnh cấm vận.
Menendez, trong thư gửi giám đốc điều hành của ba công ty, cho biết ông “cực kỳ lo lắng” trước một báo cáo của AP rằng doanh số bán hàng vẫn tiếp tục được ghi nhận vào năm 2022. Ông cáo buộc ban lãnh đạo đang tìm cách “kiếm lợi nhuận” thay vì tuân thủ các quy định.
Baker Hughes đã bán hoạt động kinh doanh dịch vụ mỏ dầu ở Nga 9 tháng sau chiến dịch của Nga. SLB, được cho là có 9.000 nhân viên làm việc tại Nga, chỉ mới tuyên bố vào tháng 7 năm nay rằng họ sẽ ngừng xuất khẩu công nghệ sang Nga.
Trong khi đó, người phát ngôn của Halliburton cho biết: “Halliburton là công ty dịch vụ mỏ dầu lớn đầu tiên rời khỏi Nga, tuân thủ đầy đủ các lệnh trừng phạt. Đã hơn một năm kể từ lần cuối chúng tôi hoạt động ở đó”.
“Halliburton kết thúc các hoạt động tại Nga và hoàn tất việc bán doanh nghiệp tại Nga trong vòng chưa đầy sáu tháng, đồng thời ưu tiên an toàn và đảm bảo các phê duyệt cần thiết của chính phủ, bao gồm cả các chuyến hàng đến Nga. Halliburton không còn tiến hành các hoạt động ở Nga nữa”.
Halliburton, được lãnh đạo bởi cựu phó tổng thống Mỹ Dick Cheney, đã công bố lợi nhuận gộp trong 12 tháng tính đến ngày 30/6/2023 là 4,052 tỷ USD, tăng 63,19% so với cùng kỳ năm trước mặc dù đã lỗ 300 triệu USD từ việc bán công ty hoạt động của Nga.
Glib Kanevskyi, giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu StateWatch có trụ sở tại Kiev, nói rằng các chính phủ phương Tây cần phải làm nhiều hơn để thuyết phục các công ty lớn của họ kiểm soát tốt hơn việc phân phối các sản phẩm có thể hữu ích cho nền kinh tế Nga.
Ông nói thêm rằng các công ty như Halliburton nên được khuyến khích minh bạch về cách họ đảm bảo sản phẩm của họ không được đưa vào thị trường Nga.
(Ảnh minh họa).
Bảy tháng sau vụ 'khí cầu do thám' gây ra căng thẳng ngoại giao giữa Bắc Kinh và Washington, vị tướng hàng đầu của Mỹ giờ đây cho biết khí cầu này khi đó không làm nhiệm vụ do thám.
Trong sự vụ mà đài CBS gọi là "cuộc khủng hoảng kỳ lạ nhất" trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, quân đội Mỹ đã điều các chiến đấu cơ tối tân nhất chỉ để bắn hạ một thiết bị mà Washington tin là "khí cầu do thám" của Trung Quốc hồi tháng 2. Bắc Kinh khẳng định đó chỉ là khí cầu dân sự nghiên cứu thời tiết và phản ứng một cách giận dữ trước hành động của Mỹ, buộc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải hủy chuyến thăm Trung Quốc.
Giờ đây, 7 tháng sau vụ bắn hạ, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, xác nhận khí cầu Trung Quốc khi đó không làm nhiệm vụ do thám. "Đánh giá của cộng đồng tình báo – đánh giá có độ tin cậy cao – là khí cầu đó hoàn toàn không thu thập thông tin tình báo", ông Milley nói trong chương trình "Sunday Morning" phát sóng trên đài CBS hôm 17.9.
Người dẫn chương trình của CBS đặt câu hỏi: "Tóm lại, đó là một khí cầu do thám, nhưng khi đó nó không đang làm nhiệm vụ do thám?".
Ông Milley trả lời: "Tôi có thể nói rằng đó là một khí cầu do thám mà chúng tôi biết chắc chắn rằng (nó) đã không thu thập được bất cứ thông tin tình báo nào và không truyền bất kỳ thông tin tình báo nào về Trung Quốc".
Hồi cuối tháng 6, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết khí cầu nói trên không chỉ không truyền dữ liệu về Trung Quốc mà thực ra cũng chưa bao giờ thu thập được thông tin nhạy cảm, theo đài ABC.
"Chúng tôi biết rằng nó có khả năng thu thập thông tin tình báo, nhưng theo đánh giá của chúng tôi thì nó đã không thu thập được gì khi bay qua Mỹ... Như chúng tôi đã nói vào thời điểm đó, chúng tôi cũng đã thực hiện các bước để giảm thiểu các nỗ lực thu thập (thông tin tình báo) khả dĩ", ông Ryder nói trong một cuộc họp báo.
Vậy tại sao khí cầu lại bay qua lãnh thổ Mỹ? Có nhiều giả thuyết khác nhau, và một trong những giả thuyết hàng đầu là nó đã bị gió mạnh làm cho chệch hướng. Khí cầu trước đó hướng về phía quần đảo Hawaii nhưng những cơn gió ở độ cao 18 km dường như đã khiến khí cầu bị thổi bay về phía Alaska, sau đó đi ngang qua Bắc Mỹ.
"Gió trên đó rất mạnh. Động cơ đặc biệt trên khí cầu đó không thể chống lại những cơn gió ở độ cao đó", tướng Milley nói trong chương trình của CBS.
Trong một diễn biến liên quan, các quan chức Mỹ hôm 15.9 cho biết Trung Quốc đã tạm dừng hoạt động của các khí cầu do thám sau sự vụ hồi tháng 2, theo báo The New York Times. Các quan chức nói họ không biết thời gian tạm dừng sẽ kéo dài bao lâu, nhưng cho rằng với mức độ đầu tư của chính phủ Trung Quốc vào nỗ lực này, Bắc Kinh có thể sẽ tái khởi động chương trình.
Đài CNN dẫn một nguồn tin cho biết cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có ý định cho khí cầu đó bay qua lãnh thổ Mỹ, thậm chí còn khiển trách những người điều hành chương trình khí cầu do thám vì vụ việc.
Những tiết lộ mới xuất hiện giữa lúc cả Mỹ và Trung Quốc đang tìm cách ổn định mối quan hệ ngày càng căng thẳng. Khi được yêu cầu bình luận về chương trình khí cầu, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho rằng sự việc xảy ra hồi tháng 2 là chuyện "ngoài dự liệu" và "mang tính đơn lẻ".
"Kể từ khi sự việc xảy ra, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng khí cầu được phát hiện là một khí cầu dân sự không người lái được sử dụng cho mục đích khí tượng và nghiên cứu khác, và việc nó vô tình đi vào không phận Mỹ hoàn toàn là chuyện ngoài dự liệu, mang tính đơn lẻ, do trường hợp bất khả kháng gây ra... Sự thật là rõ ràng và sẽ không bị bóp méo hay xuyên tạc. Chúng tôi hy vọng các bên liên quan có thể ngừng thổi phồng chuyện này", Đài CNN dẫn lời ông Lưu.
Nguồn: Báo Tin Tức; Vnexpress; Soha; CafeF; Thanh Niên
Tai nạn máy bay; Trăm thi thể trôi dạt ở Libya; Nga lạm phát bùng lên, động thái hiếm thấy; TQ lo quan hệ Nga-Triều
Libya 20.000 người chết; Thời trang 'Made in Russia'; Nga phá băng Bắc Cực; 'Con chung' Nga-TQ kết thúc; Ukraine tấn công Crưm
Trận động đất thế kỷ; Ethiopia tích nước; Nga xoay trục về phía Đông; Điểm nóng chảo lửa Robotyne; Được dịp, được thời tạo thế
Mỹ: Rắc rối chương trình tỷ đô; Ứng dụng thẻ ID số; Trump sẽ có 'bóng hồng'; Trật tự thế giới mới; Công nghiệp quốc phòng gặp nguy
Dầu rẽ hướng sang ĐNA; Ấn-Canada căng thẳng; Nga & quân bài 6.000 tỷ; NATO tham chiến ở Ukraine; Azerbaijan tấn công Karabakh
Mỹ: USD trở lại vị trí vua; Giá điện tăng 20.000% trong 1 ngày; Cuộc chiến chống độc quyền; Chính phủ nguy cơ đóng cửa
Virus đáng sợ ở Ấn Độ; Nợ toàn cầu tăng; G77+ Trung Quốc; Vì sao Ukraine phản công thất bại; Lính Wagner chật vật tìm việc
Maroc động đất dữ dội; Ôtô TQ phủ sóng thế giới; Hong Kong tê liệt vì mưa; Nga quyết thắng cuộc đua AI; Châu Phi gia nhập G20
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá