MỘT VÒNG MÓN VIỆT Ở ĐỨC

Chắc chẳng có nơi nào ở châu Âu bạn có thể thưởng thức nhiều món Việt như ở Đức. Từ hòn đảo xa xôi Rugen phía bắc trên biển Baltic đến mỗi ga tàu trung tâm trong các thành phố lớn, nơi đâu cũng thấy quán Việt.

Hành trình 20 ngày vòng quanh nước Đức của tôi khởi hành từ Frankfurt, tới Berlin, Potsdam, đảo Rugen, Hamburg, quay trở lại Frankfurt, Mannheim, Heidelberg, Cologne, quay trở lại Berlin, và kết thúc ở Munich. Tổng cộng quãng đường trên 3.100 km, thời gian di chuyển hơn 30 giờ hoàn toàn bằng xe lửa, không kể những chặng tàu điện trong mỗi thành phố tôi ở lại.

Món Việt kết nối

Trên chuyến tàu từ Cologne đến Berlin, tôi ngồi đối diện với cặp vợ chồng người Đức lớn tuổi, đã nghỉ hưu. Nhiều người nói, người Đức lạnh lùng, hiếm khi bắt chuyện người lạ. Tôi chủ động gật đầu chào khi ngồi xuống và họ đáp lại bằng ánh mắt dò hỏi. Nhưng sau một chặng ngắn, khi thấy chiếc bình nước của tôi để trên bàn có dòng chữ "Việt Nam", người vợ bất ngờ lên tiếng.

Vợ chồng ông bà Muller từ ngoại ô Cologne, thành phố lớn thứ tư nước Đức, cách Bonn - thủ đô cũ của Tây Đức khoảng 35 km, để tới Berlin thăm gia đình con trai trong kỳ nghỉ lễ Lao động 1.5. Là người lớn lên ở Đông Đức, bà biết nhiều người Việt và có cơ hội thưởng thức các món Việt Nam nhưng chưa từng đặt chân tới đất nước mà bà cho là "vô cùng quen thuộc". "Chúng tôi từng lên kế hoạch đến Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, và Nhật Bản; luôn nghĩ về những nơi này nhưng thời gian cứ trôi qua, giờ chúng tôi đã quá già, sức khỏe lại kém đi", bà nuối tiếc.

Câu chuyện kéo dài suốt quãng tàu còn lại, từ Bức tường Berlin chia cắt đất nước, hòa hợp trở lại khi bức tường sụp đổ và không thể thiếu... phở. Bà thừa nhận, ẩm thực đã kết nối mọi người và cho biết, món Việt quá phổ biến ở đất nước này, nhất là phở. Đây có thể là món nước ngoài được biết tới nhiều nhất sau kebab (hay doner) của người Thổ Nhĩ Kỳ.   

Người Việt hiện là nhóm cư dân ngoại quốc gốc Á lớn nhất tại nước Đức, với hơn 200.000 người. Sự hiện diện của họ ở khắp các bang, thành phố và bạn không mất nhiều thời gian để kiếm được tô phở nóng, tô bún bò cay hay tô cháo lươn trong một ngày lạnh lẽo cần nạp chút năng lượng quê nhà. Khắp các ga tàu ở những thành phố lớn nước Đức, bạn dễ dàng bắt gặp quán ăn có chữ Việt Nam. Thực khách không chỉ người Việt xa xứ....

Người Việt ở Đức đóng vai trò quan trọng, nhiều người thành danh, thậm chí còn có người gốc Việt từng làm Phó thủ tướng Đức - ông Philip Rosler (từ năm 2011 - 2013).

Dọc đường ăn uống

Rugen là hòn đảo lớn nhất nước Đức, nằm trên biển Baltic, phía bên kia là Đan Mạch và cách Berlin khoảng 300 km. Hòn đảo có một số bãi biển cát trắng, là điểm đến khá nổi tiếng của người Đức vào mùa hè. Tôi đến đảo vào những ngày cuối tháng 4, nắng ấm nhưng nước lạnh như ngâm đá, buổi chiều tối trời mưa dầm. Tiết trời này, chỉ có thể ăn món gì nóng, tôi tìm kiếm trên mạng và bất ngờ phát hiện có quán Việt. Những tưởng ở vùng đất xa xôi này, cách trở về mặt đi lại, sẽ không có quán ăn Việt Nam nào, nhưng không…

Quán nằm cách trung tâm du lịch của hòn đảo khoảng 20 phút đi bộ, đông đúc trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Thực đơn quán, tất nhiên không thể thiếu món phở, dù được chế biến khác xa món phở ở Berlin hay Frankfurt… Nhưng chỉ cần một ít mùi vị của phở cũng làm tôi tỉnh người sau hành trình dài di chuyển mệt mỏi kết hợp giữa tàu và xe buýt. Chị chủ quán người Hà Nội cho hay, chị mở quán này từ 10 năm trước, chủ yếu khách du lịch người nước ngoài, đông nhất vào mùa hè còn vào mùa đông kéo dài 4 tháng, quán đóng cửa phần lớn thời gian. Nhân viên của quán cũng là những bạn trẻ người Việt. Họ thừa nhận, hiếm khi có khách Việt kiều tới quán, và tôi có lẽ là vị khách đầu tiên từ Việt Nam qua.

Món Việt ở Đức đa dạng. Có những quán giữ lại vị nguyên bản, như món phở Hà Nội ở Frankfurt là tô phở ngon nhất tôi từng ăn trong suốt hành trình. Cũng chính nơi này bán tô bún bò, gần giống món bún bò tôi ăn ở Sài Gòn. Kể cả món bánh mì, cũng tuyệt vời. Cả hai lần ở Frankfurt trong chuyến đi này, tôi đều ghé qua, ăn món mình thích.

Ở Đức, món ăn bạn có thể thấy ở mọi nẻo đường là kebak (cả doner) của người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng phở, bún bò, bánh mì… cũng hiện diện khắp nơi, trong những quán ăn Việt Nam và cả những quán có bảng hiệu Thái, Nhật, hay châu Á (Asia) nhưng có chủ người Việt. Trong suốt hành trình, tôi nhiều lần ăn phở, bún bò nhưng món khiến tôi bất ngờ nhất chính là cháo, miến lươn bán ở một quán Việt tại Berlin. Bưng tô cháo lươn bốc khói tỏa hương thơm, cảm giác như mình đang ở Việt Nam…

Tất nhiên, không phải quán Việt nào cũng bán món Việt… đúng hương vị Việt. Điều này cũng dễ hiểu, do người phương Tây không hợp với những hương vị cay nồng hay nhiều mùi của rau thơm, hành tỏi. Họ buộc phải gia giảm cho phù hợp với nhóm khách chính của mình. Như bữa tôi đến Mannheim rồi từ đó qua Heidelberg, thành phố cổ nổi tiếng cách Frankfurt tầm 100 km, gặp quán ăn có tên "Sai Gon". Món bún chả có cả phần ức gà nướng nhằm giúp thực khách phương Tây no bụng do miếng thịt heo nướng và miếng chả khá nhỏ. Nhưng không sao, chỉ cần đó là món Việt, tên Việt là đủ.

Bên trong "Hà Nội thu nhỏ"

Khách Việt đến Đức mà không tới chợ Đồng Xuân, thì... chưa biết hết về nước Đức. Chợ Đồng Xuân như một "Hà Nội thu nhỏ" trong lòng nước Đức, không chỉ bởi cái tên mà còn có rất nhiều thứ gợi nhớ. Bạn lên chuyến tàu điện M8 trước ga trung tâm Berlin, cảm giác như mình đang trên một chuyến tàu ở Việt Nam, bởi có đông đúc người Việt cũng lên chuyến tàu đó để về chợ Đồng Xuân (khoảng 40 phút). Bước vào cổng chợ, được dựng đơn sơ, bạn lạc vào thế giới khác. Ở đó không có tiếng Đức, không có tiếng Anh, gần như không có tiếng nước nào khác và chỉ có tiếng Việt.

Chợ Đồng Xuân Berlin, cùng với chợ Sa Pa ở Praha, CH Czech là hai chợ Việt lớn nhất châu Âu, và có lẽ là hai khu chợ Việt lớn nhất bên ngoài Việt Nam. Nói tới chợ, không thể không nói tới ăn uống. Nếu so sánh, chợ Sa Pa có các nhà hàng tập trung thành từng dãy đông đúc và đa dạng vùng miền hơn, trong khi chợ Đồng Xuân, nhà hàng nằm rải rác, ít hơn nhưng độ ngon và món ăn phong phú không kém. Trên thực tế, nhiều nguyên liệu khó tìm kiếm ở Đức, chẳng hạn như lươn, được đưa qua chợ Sa Pa rồi từ đó mới đến chợ Đồng Xuân. Nhiều loại trái cây như vải, thanh long… cũng vậy. Ngoài ra, giá cả ở chợ Đồng Xuân đắt hơn chợ Sa Pa.

Bên trong chợ, chủ yếu bán sỉ hàng hóa, thời trang, nhưng có nhiều siêu thị mini bán hàng Việt. Món Việt gì cũng có, nhưng... rất đắt. Chẳng hạn, một trái thanh long có giá 17 euro (493.000 đồng) hay một củ đậu nhỏ ngang nắm tay giá 20 euro (cao hơn nhiều so với giá một tô phở hay bún bò, thường là 15 - 17 euro). Bạn cũng có thể vào đây cắt tóc, sửa quần áo, gội đầu... với giá rẻ hơn bên ngoài rất nhiều. 

Với hơn 2.000 người Việt Nam buôn bán kinh doanh bên trong, nhiều người nói rằng, nếu phải ở trong chợ một tháng, bạn có khi không cần phải nói một từ tiếng Đức, chỉ dùng tiếng Việt và ăn đồ Việt...

 

Nguồn: Thanh Niên

 

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

YOUTUBE: Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam-CHLB Đức

Trong hai ngày 17 và 18/5, cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Leipzig đã phối hợp với Sở thú Leipzig tổ chức “Tuần Lễ hội Văn hóa Việt tại Leipzig ” kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – CHLB Đức (1975 – 2025).

Đây cũng là sự kiện nằm trong khuôn khổ tuần lễ đa văn hóa do chính quyền thành phố Leipzig tổ chức nhằm tạo không gian để các cộng đồng sinh sống trên địa bàn quảng bá, giới thiệu hình ảnh, văn hóa, ẩm thực... của đất nước mình.

Nguồn: TTX VIỆT NAM

Đức Việt Online

YOUTUBE: Lễ Trao tặng Huy hiệu Danh dự, tôn vinh ông Bùi Quang Huy & 8 nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất

Lễ vinh danh chín nhà hoạt động cộng đồng xuất sắc nhất Leipzig trong những năm qua, được tổ chức trang trọng tại Hội trường, Tòa Thị chính Thành phố Leipzig.

Trước sự chứng kiến ​​của các nhân vật trọng yếu, các phó thị trưởng, hội đồng thành phố, ban đối ngoại, sở văn hóa, đặc trách ngoại kiều, các ban nghành thành phố, Thị trưởng Burkhard Jung, cổ đeo vòng dây chuyền vàng Goldketten uy nghi, trịnh trọng trao tặng huy hiệu, bảng vàng danh dự, bằng khen của Thành phố Leipzig cho 9 nhà hoạt động cộng đồng  xuất sắc nhất trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị.

Tác giả Đức Thúy

Tỷ phú Elon Musk rơi lệ trên sóng truyền hình khi nhắc đến Việt Nam – Chuyện gì đã xảy ra?

Elon Musk – người đàn ông đứng sau SpaceX, Tesla, và hàng loạt công nghệ thay đổi thế giới - đã bất ngờ bật khóc ngay trên sóng truyền hình trực tiếp khi được hỏi về Việt Nam. Khoảnh khắc ấy khiến cả thế giới sững sờ, còn người dẫn chương trình không dám hỏi thêm một lời nào. Điều gì ẩn sau giọt nước mắt của một tỷ phú từng được xem là "người thép"? Trong video này, bạn sẽ được chứng kiến toàn bộ câu chuyện chưa từng được công bố: Từ bức thư cũ mà Elon nhận được từ một cậu bé Việt Nam, cho đến lời hứa bí mật giữa ông và một người lính gốc Á năm xưa. Mỗi chi tiết hé lộ một phần của sự thật – một sự thật có thể thay đổi cách thế giới nhìn về Việt Nam mãi mãi.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Đức

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức long trọng tại Leipzig, CHLB Đức

Chiều Chủ Nhật, ngày 06.04.2025, tại thành phố Leipzig, Hội Đồng hương Vĩnh Phú tại CHLB Đức đã long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, để tưởng nhớ, tri ân công lao dựng nước của các Vua Hùng.

Buổi lễ thu hút hàng trăm người Việt và gốc Việt từ khắp nơi trên nước Đức, và các đại biểu, khách mời các Hội đoàn Âu châu và tại Đức cùng về dâng hương, tưởng nhớ tổ tiên trong không khí trang nghiêm, thành kính.

Tác giả: Thu Hằng - Phương Hoa - Thanh Tùng (TTXVN)

Hội Phụ nữ Việt Nam Leipzig tổ chức Lễ hội ngày Quốc tế phụ nữ 08.03.2025

Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.

Lên đầu trang