- Thời sự
- Thế giới
(Ảnh minh họa).
Tháng 9 bắt đầu bằng cơn bão càn quét qua Hong Kong (Trung Quốc), làm bật gốc cây cối và khiến thành phố ngập lụt, mở đầu cho hàng loạt hiện tượng cực đoan.
Các nhà khoa học cảnh báo những kiểu thời tiết cực đoan như vậy, ảnh hưởng đến tất cả quốc gia trên toàn thế giới, có lẽ sẽ ngày càng phổ biến khi cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn, buộc các chính phủ phải đứng trước sức ép sẵn sàng chuẩn bị.
"Sự ấm lên toàn cầu thực sự thay đổi các đặc tính của lượng mưa như tần suất, cường độ và thời gian" , Jung-Eun Chu, nhà khoa học về khí hậu và khí quyển tại Đại học Hong Kong nói, đồng thời cho rằng sự tàn phá của thời tiết trong mùa hè này là do kết hợp các yếu tố khác nhau, trong đó có những dao động khí hậu tự nhiên.
Tác động to lớn của các trận lụt đã nhấn mạnh việc các chính phủ đang đứng trước nhu cầu cấp bách nhằm chuẩn bị cho thực tế mới này và những cách thức mà các quốc gia nghèo hoặc trong tình trạng xung đột cần thực hiện khi họ đang đứng trên tiền tuyến của những thảm họa khí hậu.
"Các chính phủ phải sẵn sàng. Họ phải bắt đầu suy nghĩ về điều đó bởi họ chưa từng trải qua những hiện tượng cực đoan này trước đó", bà Chu cho hay.
Một trong những trận bão tồi tệ nhất châu Âu
Tháng này, các khu vực ở vùng Địa Trung Hải bị cơn bão Daniel tàn phá. Cơn bão này được hình thành ngày 5/9 ảnh hưởng đến Hy Lạp đầu tiên với lượng mưa trung bình lớn hơn lượng mưa của cả năm. Đường biến thành sông, những ngôi làng chìm trong nước, trận lụt đã buộc lực lượng khẩn cấp phải sử dụng thuyền phao để giải cứu các gia đình khỏi những ngôi nhà bị lụt.
Ít nhất 15 người thiệt mạng và Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã gọi đây là "một trong những cơn bão mạnh nhất từng tấn công châu Âu".
Trận lụt trên diễn ra sau khi cháy rừng hoành hành ở quốc gia này, cho thấy “những tác động của biến đổi khí hậu" , Bộ trưởng Môi trường Hy Lạp Theodoros Skylakakis nhận định với CNN .
"Chúng tôi đã chứng kiến một mùa hè nóng kỷ lục. Nước biển rất ấm và điều đó đã dẫn đến hiện tượng thời tiết đặc biệt này" , Bộ trưởng Theodoros Skylakakis cho hay.
Nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu tác động tương tự và ghi nhận ít nhất 7 người thiệt mạng. Người dân vùng lũ phải lội nước ngập đến đầu gối, xung quanh là cây đổ trong khi một số khu vực của Istanbul - thành phố lớn nhất đất nước, chứng kiến những trận lụt chớp nhoáng làm ít nhất 2 người thiệt mạng.
Những trận lũ lụt nghiêm trọng cũng xảy ra ở Bulgaria, phía Bắc Hy Lạp với ít nhất 4 người được xác nhận thiệt mạng.
Tại các khu vực khác ở châu Âu, một cơn bão khác có tên là Dana đã gây ra mưa lớn khắp Tây Ban Nha, phá hủy nhiều ngôi nhà và khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.
Thảm họa lũ lụt ở Libya
Cho đến nay, tác động khủng khiếp nhất của các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể được cảm nhận ở Libya khi cơn bão Daniel di chuyển qua Địa Trung Hải, mạnh lên từ những vùng nước biển ấm bất thường trước khi gây ra mưa xối xả ở Đông Bắc nước này.
Trận mưa kinh hoàng đã khiến 2 đập nước bị vỡ, tạo ra một cơn sóng cao tới 7 m. Lượng nước khổng lồ này càn quét qua thành phố Derna bên bờ biển, xóa sổ toàn bộ các khu dân cư và cuốn phăng những ngôi nhà ra biển.
Theo Liên Hợp Quốc, hơn 11.000 người thiệt mạng và ít nhất 10.000 người đang mất tích với nhiều người trong số đó được cho là đã bị cuốn ra biển hoặc bị chôn vùi dưới đống đổ nát.
Các chuyên gia nhận định, quy mô của thảm họa này trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có việc cơ sở hạ tầng xuống cấp, cảnh báo không phù hợp và tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng.
Libya bị tàn phá bởi nội chiến và trải qua bất ổn chính trị trong gần 1 thập kỷ. Tình trạng chia rẽ đã khiến quốc gia Bắc Phi này không được chuẩn bị trước thảm họa lũ lụt và cản trở việc cung cấp sự hỗ trợ nhân đạo cần thiết.
"Trên toàn cầu, biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng thường xuyên và dữ dội hơn, khiến cho các cộng đồng khó có thể đối phó, đặc biệt tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột" , Ciaran Donnelly, Phó Chủ tịch phụ trách phản ứng khủng hoảng, phục hồi và phát triển tại Ủy ban Cứu hộ Quốc tế đánh giá.
Bão kép ở châu Á
Trong khi quy mô tàn phá và tổn thất ở châu Á nhỏ hơn thì khu vực này cũng chứng kiến những cơn bão chưa từng có. Hai cơn bão Saola và Haiku đi qua khu vực trong những ngày đầu tháng 9 đã gây ra thiệt hại cho Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc) và một số khu vực khác ở phía Nam Trung Quốc, trong đó có Thâm Quyến.
Mặc dù cơn bão Saola khiến các trường học và cửa hàng ở Hong Kong phải đóng cửa 2 ngày nhưng thiệt hại thực sự diễn ra một tuần sau đó khi thành phố bị tàn phá bởi một cơn bão bất ngờ gây ngập lụt nhanh chóng các ga tàu điện ngầm và biến nhiều con đường thành sông.
Theo các nhà chức trách Hong Kong, cơn bão mang đến lượng mưa trong một giờ cao nhất kể từ năm 1884.
Tại Đài Loan, cơn bão Haiku khiến hàng chục nghìn hộ gia đình mất điện và hơn 7.000 người phải sơ tán.
Theo bà Chu, cơn bão kép này là một "trường hợp hiếm thấy" tạo nên các điều kiện cho một cơn bão nghiêm trọng bất thường trong tuần sau đó.
"Nếu chỉ có một cơn bão thì nó không gây ra lượng mưa lớn như vậy" , chuyên gia này cho hay. Theo bà: "Nếu khí hậu ấm lên và bề mặt các đại dương ấm hơn thì khí quyển sẽ giữ nhiều hơi ẩm hơn. Nếu nhiệt độ tăng 1 độ C thì bầu khí quyển có thể giữ thêm 7% hơi ẩm".
Bà chỉ ra lịch sử các kỷ lục lượng mưa theo giờ ở Hong Kong. Trước đây, hàng thập kỷ mới có các đợt mưa kỷ lục được ghi nhận nhưng khoảng cách giữa các kỷ lục này đang thu hẹp nhanh chóng.
Khi Trái Đất ấm lên, các hiện tượng thời tiết cực đoan từng chỉ xảy ra một lần trong đời sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Mưa lớn ở châu Mỹ
Một số khu vực ở châu Mỹ cũng không ngoại lệ. Brazil ghi nhận hơn 30 người thiệt mạng tuần trước sau các trận mưa lớn và lũ lụt ở bang Rio Grande do Sul - thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất tấn công bang này trong 40 năm qua.
Nhà khí tượng học Brazil Maria Clara Sassaki cho biết trong 1 tuần, bang này ghi nhận lượng mưa trung bình dự kiến cho cả tháng 9.
Trong khi đó, tại Mỹ, lễ hội Burning Man đã thu hút sự chú ý sau khi mưa bão nghiêm trọng khiến hàng nghìn người tham dự được yêu cầu dự trữ nước uống và thực phẩm trong khi mắc kẹt ở sa mạc Nevada.
Ở bên kia đất nước, ngập lụt ở Massachusetts đã phá hủy hàng trăm ngôi nhà, cửa hàng và cơ sở hạ tầng như cầu đường, các con đập và đường sắt. Lượng mưa tại một số khu vực của Massachusetts và New Hampshire nhiều hơn 300% lượng mưa trung bình trong 2 tuần qua.
Theo Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ, hơn 90% sự ấm lên toàn cầu trong 50 năm qua diễn ra ở các đại dương. Điều đó tức là nhiều cơn bão có thể hình thành trong một năm nổi bật với hiện tượng El Niño, Phil Klotzbach, chuyên gia nghiên cứu tại Khoa Khoa học Khí quyển - Đại học bang Colorado cho hay. Thậm chí các cơn bão yếu đi do sự thay đổi hướng gió vẫn có thể tiếp tục tồn tại và mạnh lên nếu gặp điều kiện phù hợp.
Trong khi cuộc chiến công nghệ, xe điện hay bán dẫn đang nóng bỏng thì ngành mỹ phẩm cũng đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Dẫu vậy, lần này Trung Quốc lại là người nắm kèo trên.
Tờ New York Times (NYT) cho hay bất chấp những thách thức trong nền kinh tế, một mặt hàng ở Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng cực nóng, đó là ngành mỹ phẩm.
Sau quãng thời gian dài đến 3 năm theo đuổi chiến dịch “Zero Covid” giãn cách chặt chẽ, người dân Trung Quốc giờ đây bắt đầu “mua sắm trả thù” trở lại với hàng mỹ phẩm, nước hóa cùng những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp khác.
Thế nhưng điều trớ trêu là hàng loạt các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế, từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Mỹ lại bỏ lỡ cuộc chơi này dù đã tốn vô số tiền của, nguồn lực cũng như thời gian đầu tư cho thị trường Trung Quốc.
Nguyên nhân chính là trong khi doanh nghiệp mỹ phẩm nội địa Trung Quốc bùng nổ cùng nhu cầu thị trường thì mảng nhập khẩu sản phẩm chăm sóc sắc đẹp lại gặp cản trở từ các rào cản thương mại, từ những hàng rào thuế quan cho đến các lệnh kiểm dịch nghiêm ngặt từ thời đại dịch vẫn chưa được dỡ bỏ.
Vậy là trong khi Mỹ-Trung vẫn còn đang tranh cãi về công nghệ hay mảng bán dẫn thì các tập đoàn mỹ phẩm Phương Tây đã cảm nhận được “nỗi đau” vì thiếu thị trường 1,4 tỷ dân.
“Con số này không hề nhỏ đâu. Với rất nhiều tập đoàn Pháp, thị trường Trung Quốc chiếm đến 30-35% tổng doanh thu”, Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo.
Xin được nhắc rằng Trung Quốc đang là thị trường mỹ phẩm lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng các thương hiệu quốc tế lại đang khá chật vật để có thể sống sót nơi đây.
Dự báo của hãng tư vấn McKinsey cho hay Trung Quốc sẽ chiếm 1/6 doanh số bán lẻ mỹ phẩm toàn cầu, cho thấy thị trường này là miếng bánh khó lòng bỏ qua của các doanh nghiệp quốc tế.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 8/2023, Bộ trưởng thương mại Mỹ Gina M.Raimondo đã bày tỏ mong muốn mở rộng mảng xuất khẩu sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của nước này đến thị trường 1,4 tỷ dân, đồng thời cho rằng mảng này chắc chắn chẳng liên quan gì đến chuyện an ninh quốc gia.
Hàng rào thương mại
Tờ NYT cho hay theo quy định ban hành từ năm 2021, Trung Quốc yêu cầu tất cả các hãng mỹ phẩm phải nộp bảng thành phần chi tiết sản phẩm bao gồm cả tỷ lệ, số lượng từng nguyên liệu.
Thậm chí đến nguồn cung từng nguyên liệu cũng như nơi tổng hợp chúng cũng phải nộp lên cơ sở dữ liệu của Trung Quốc.
Tuy nhiên các tập đoàn quốc tế lo ngại việc tuân theo những quy định này sẽ khiến các doanh nghiệp nội địa giá rẻ của Trung Quốc sao chép được công thức sản phẩm.
Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh còn yêu cầu rất nhiều sản phẩm phổ biến như thuốc nhuộm tóc hay kem chống nắng phải được thử nghiệm trên động vật rồi mới được bán tại thị trường tỷ dân này, điều mà rất nhiều tập đoàn quốc tế đã dừng thực hiện do áp lực từ các tổ chức bảo vệ động vật.
“Câu chuyện ở đây không chỉ là những quy định khắt khe mà còn là cả mốc thời gian để hoàn thành chúng bị giới hạn quá ngắn đến mức không thực tế”, Giám đốc Gerald Renner của Liên đoàn mỹ phẩm Châu Âu (Cosmetics Europe) than thở.
Những tập đoàn lớn như LVMH hay L’Oreal có đủ nguồn lực để chạy đua bắt kịp các tiêu chuẩn của Trung Quốc nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ đã buộc phải dừng bán ở thị trường này trước khi các quy định có thể thay đổi.
Hệ quả tất yếu là hàng loạt chính phủ, từ Liên minh Châu Âu (EU) cho đến Mỹ, Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc thay đổi các tiêu chuẩn cho phù hợp với thị trường quốc tế.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt vấn đề này với Trung Quốc trong chuyến thăm nước này vào tháng 4/2023.
Thế rồi Bộ trưởng Le Maire tiếp tục nhắc lại đề nghị vào tháng 7, thậm chí đưa vấn đề này trở thành mối quan tâm trong điểm trong cuộc thảo luận cùng Trung Quốc.
Bộ trưởng Le Maire cho hay ông cùng Phó thủ tướng Trung Quốc He Lifeng đã nhất trí thành lập một nhóm chuyên gia trong chuyến thăm Paris trước cuối năm nay để xây dựng các tiêu chuẩn chung cho ngành mỹ phẩm.
Tuy vậy hiện vẫn chưa có gì đảm bảo vấn đề sẽ được giải quyết trong thời gian ngắn.
Dùng nhiều động vật nhất thế giới
Trong nhiều thập niên, Trung Quốc đã quy định tiêu chuẩn phải thử nghiệm trên động vật cho các dòng mỹ phẩm trước khi được bày bán, bất kể thương hiệu đó có nổi tiếng hay đã được chứng minh an toàn ở nơi khác.
Bởi vậy các thương hiệu mỹ phẩm muốn kinh doanh ở đây buộc phải thầm lặng thí nghiệm trên động vật hoặc đứng ngoài cuộc chơi.
Trung Quốc chỉ dỡ bỏ quy định này cách đây nhiều năm cho nhiều dòng sản phẩm, nhưng với mỹ phẩm thì chỉ được dỡ bỏ vào năm 2021 và chỉ cho các sản phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn yêu cầu việc thử nghiệm trên động vật với một số dòng mỹ phẩm phổ biến như kem chống nắng, lăn khử mùi, thuốc nhuộm tóc hay kem làm trắng da.
Phó chủ tịch Jason Baker của Tổ chức bảo vệ động vật Châu Á (PETA ASIA) cho hay những cuộc thử nghiệm này sẽ bao gồm việc ép buộc các con vật phải nuốt, hít hay bôi các sản phẩm lên da hoặc mắt của chúng.
Những loài như thỏ, chuột thường là các đối tượng hay dùng cho những thí nghiệm này.
Đồng quan điểm, giám đốc Michelle Thew của tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật quốc tế (CFI) cho biết Trung Quốc đang là nước sử dụng động vật cho thí nghiệm cũng như nghiên cứu nhiều nhất thế giới, với khoảng 20 triệu con được dùng mỗi năm, cao hơn cả Mỹ và Nhật Bản.
Với những quy định và rào cản như vậy, đương nhiên thị phần được tốn công nhiều năm xây dựng của các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế dần rơi vào tay nội địa Trung Quốc.
Mất thị phần
Theo NYT, doanh số bán lẻ mỹ phẩm cùng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp tại Trung Quốc đã tăng 8,7% nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này lại giảm 13,7%.
Sự trái ngược này cho thấy mỹ phẩm ngoại đang dần mất thị phần vào tay doanh nghiệp nội địa.
Ví dụ những hãng mỹ phẩm địa phương như Proya Cosmetics ở HangZhou đã công bố doanh số tăng trưởng 35% trong nửa đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước.
“Sự chấp nhận của người tiêu dùng Trung Quốc vào thương hiệu mỹ phẩm nội địa ngày càng tăng cao”, chuyên gia phân tích Chris Gao của hãng CLSA đánh giá.
Số liệu hải quan cho thấy tổng kim ngạch nhập khẩu mỹ phẩm, đồ vệ sinh cá nhân và nước hoa từ Pháp từ mức 5,4 tỷ USD nửa đầu năm 2022 đã giảm 6,2% trong nửa đầu năm nay.
Nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc và Mỹ cũng giảm tương ứng 22,2% và 19,8%.
Trong khi đó, báo cáo của Euromonitor International cho thấy các thương hiệu mỹ phẩm nội địa Trung Quốc đang trỗi dậy nhanh chóng, chiếm đến 27% doanh số mỹ phẩm của bảng xếp hạng 10 thương hiệu nổi tiếng nhất.
(Ảnh minh họa).
Thị trường lao động Nhật Bản khả năng suy thoái khi thiếu hụt hàng triệu công nhân, và đội ngũ nhân sự các công ty ngày càng già.
Các cuộc khảo sát ở khu vực kinh tế tư nhân cho thấy tình trạng thiếu lao động đang nghiêm trọng hơn trong nhiều thập kỷ tới. Một nghiên cứu ước tính mức thiếu hụt là hơn 11 triệu lao động vào năm 2040. Đến tháng 7/2023, Nhật Bản có khoảng 67 triệu lao động.
Trong ngắn hạn, tình trạng thiếu lao động hiện rõ trong lĩnh vực dịch vụ sau khi bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như chăm sóc điều dưỡng và xây dựng đang gặp khó khăn.
Một cuộc khủng hoảng tiềm tàng cũng đang rình rập ngành logistics sau kế hoạch áp đặt giới hạn tối đa 960 giờ lái xe một năm, bắt đầu từ tháng 4/2024. Chính sách khiến tình trạng thiếu tài xế càng trầm trọng. Liên đoàn các Hiệp hội cho thuê taxi Nhật Bản và Hiệp hội xe buýt Nihon đang nỗ lực tuyển dụng công dân nước ngoài.
"Một thách thức nghiêm trọng mà doanh nghiệp xe buýt đang đối mặt và cần giải quyết là thiếu tài xế", Hiệp hội xe buýt Nihon cho biết. Vì có quá ít tài xế nên ngành vận tải hành khách không thể đáp ứng kịp nhu cầu du lịch sau đại dịch.
Hơn một thập kỷ qua, Nhật Bản chứng kiến ngày càng nhiều phụ nữ và người già tham gia lực lượng lao động. Các công ty nước này ngày càng trông cậy vào những người lao động lớn tuổi. Năm ngoái, gần 40% doanh nghiệp - gấp đôi tỷ lệ một thập kỷ trước đó - cho phép nhân viên làm việc cho đến 70 tuổi trở lên.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, năm 2022, tỷ lệ các công ty có chương trình tuyển dụng người từ 70 tuổi trở lên đã tăng hơn gấp đôi trong một thập kỷ, lên 39%. Giai đoạn này, tỷ lệ doanh nghiệp có độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc từ 65 trở lên cũng tăng 12 điểm phần trăm, lên 25%.
Sau lần sửa đổi pháp luật năm 2013, các công ty được yêu cầu tuyển dụng nhân viên cho đến 65 tuổi nếu họ mong muốn. Các doanh nghiệp ban đầu phản đối vì sợ chi phí cao hơn. Tuy nhiên, giờ họ cạnh tranh nhau thuê lao động lớn tuổi để đối phó với tình trạng thiếu nhân sự trầm trọng.
Năm ngoái, người trong độ tuổi lao động chiếm 59% dân số Nhật Bản, giảm 9 điểm phần trăm so với năm 2000. Theo Bộ Nội vụ và Truyền thông, năm ngoái, số người có việc làm từ 65 tuổi trở lên là 6,39 triệu, chiếm tỷ lệ cao kỷ lục 10,6% trong tổng số lao động có việc làm.
Các ngành có tỷ lệ người lớn tuổi làm việc cao cũng đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng. Ví dụ trong ngành xây dựng và chăm sóc điều dưỡng đang có hơn 15% là người lớn tuổi, và hơn 10% trong ngành vận tải. Khoảng 30% tài xế taxi và xe buýt trong lĩnh vực vận tải có độ tuổi từ 65 trở lên.
Ukita Sangyo Kotsu, nhà điều hành đội taxi ở Akita, miền Bắc Nhật Bản, tuyển dụng khoảng 25 tài xế, hầu hết đều từ 65 tuổi trở lên. Tadakatsu Ukita, Chủ tịch công ty cho biết chỉ có một người nộp đơn xin việc trong hai tháng. "Với việc những người trẻ rời khỏi tỉnh, chúng tôi không thể tồn tại nếu không có lao động cao tuổi", ông nói. Trong số 47 tỉnh của Nhật Bản, Akita có tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, những người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% lực lượng lao động ở Mỹ và 4% ở Đức, thấp hơn nhiều so với 10,6% ở Nhật Bản. Khi số lượng người lao động cao tuổi ngày càng tăng thì tai nạn lao động cũng tăng theo.
Tổng số vụ tai nạn liên quan đến nhân viên từ 60 tuổi trở lên vào năm 2022 là khoảng 38.000 vụ, tăng 26% so với 5 năm trước đó. "Các công ty phải đầu tư vào tự động hóa và các phương tiện khác để giúp người cao tuổi làm việc ít đòi hỏi thể lực hơn", Takashi Sakamoto, nhà phân tích tại Recruit Works Institute, nói.
Nhật Bản cũng mở cửa đón nhiều lao động nước ngoài, nhưng nhiều công ty dường như có ít sự lựa chọn vì sự suy yếu gần đây của đồng yen khiến việc thuê lao động nước ngoài trở nên khó khăn hơn, theo Nikkei. Các chuyên gia đặt câu hỏi liệu Nhật Bản có thể cạnh tranh với các quốc gia khác, nơi người lao động có thể được trả lương cao hơn hay không, theo Japan Times.
Đáng chú ý, thách thức lớn của Nhật Bản là nhu cầu việc làm ngày càng tăng, lương vẫn đứng yên. Tại nước này, hệ thống việc làm dựa trên thâm niên, năng suất thấp và việc nhiều người không muốn nhảy việc đã khiến tăng trưởng tiền lương chậm chạp trong nhiều năm.
Vì vậy, chính phủ nước này đang ngày càng nghiêm túc hơn trong việc cải cách, nhấn mạnh nhu cầu đào tạo lại và thúc đẩy dịch chuyển trên thị trường lao động. "Nếu nhiều người chuyển từ công ty này sang công ty khác, nhiều công ty sẽ trả lương cao hơn để thu hút những công nhân trẻ, có tay nghề cao", Takuya Hoshino, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, cho biết.
Sự chú ý ngày càng tập trung vào tính bền vững của tăng trưởng tiền lương, vốn đang tăng tốc với tốc độ nhanh nhất trong ba thập kỷ. Thủ tướng Fumio Kishida hiện muốn thấy mức tăng lương sẽ "cao hơn vài điểm phần trăm" so với tỷ lệ lạm phát của đất nước.
Ngoài ra, trong khi một số lĩnh vực đang thu được lợi ích từ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI), với các công ty có kế hoạch tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này, đồng thời vẫn còn sự bất ổn về tác động lâu dài đến thị trường lao động.
Viện nghiên cứu Mitsubishi ước tính 9,7 triệu việc làm sẽ bị mất vào năm 2035 do ảnh hưởng của số hóa, bao gồm cả AI. Tuy nhiên, lao động vẫn sẽ thiếu hụt trong năm đó do nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi xanh và kỹ thuật số cũng như nỗ lực thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của quốc gia.
Trong nỗ lực bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia, Nhật Bản đang hướng tới khôi phục lĩnh vực sản xuất chip. Theo ước tính của Viện nghiên cứu Mitsubishi, số lượng kỹ sư chuyên nghiệp sẽ phải tăng mạnh để nước này tăng gấp đôi thị phần trong ngành bán dẫn, lên mức 15% vào năm 2035.
Một thách thức cho thị trường lao động ở Nhật Bản nói chung là tỷ lệ công nhân có nhiệm vụ không theo quy trình, hoặc nhiệm vụ "sáng tạo", so với công việc theo quy trình thấp hơn so với các nước như Mỹ và Anh. Dự kiến, nước này sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt chuyên gia kỹ thuật nghiêm trọng.
Theo các nhà kinh tế, nhiều công nhân lành nghề hơn mới có thể thúc đẩy năng suất lao động của Nhật Bản, mang lại lợi ích tích cực cho nền kinh tế. Năng suất lao động của nước này thấp nhất trong G7. Hiện lạm phát gia tăng do chi phí nhập khẩu cao hơn đã thúc đẩy các công ty tăng lương. Trong khi, AI có thể giảm khối lượng công việc của con người, tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí lao động.
"Nhật Bản đang đi đúng hướng ở chỗ họ loại bỏ hình thức tuyển dụng dựa trên thâm niên và thúc đẩy các chương trình đào tạo lại kỹ năng. Nhưng có những giới hạn đối với những gì chính sách của chính phủ có thể thực hiện. Trách nhiệm thuộc về các công ty và người lao động", chuyên gia Takuya Hoshino của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định.
Quân đội Ukraine cho biết, sáng nay (18/9) Nga đã mở một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Odessa, phía nam nước này.
Hãng tin CNN dẫn thông báo của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trên Facebook viết, hiện vẫn chưa rõ hậu quả của vụ tấn công song lực lượng phòng không nước này đã phá hủy được 18 trong số 24 UAV bay về vùng Odessa và Mykolaiv.
Ngoài ra, theo không quân Ukraine, họ đã chặn được 17 tên lửa hành trình được phóng đi từ vùng Volgograd, phía tây nam của Nga. Các tên lửa này bị phá hủy ở vùng Dnipropetrovsk, Poltava và Khmelnytskyi của Ukraine.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar cũng ra thông báo trên Telegram rằng các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở hàng loạt khu vực, gồm cả Kupyansk, Bakhmut và Marinka. Ngoài ra, quân đội Ukraine cũng giành chiến thắng ở Andriivka và Klishchiivka. Hai thành phố này đều nằm ở khu vực cao và việc giành được nó có thể tạo tiền đề cho việc tái kiểm soát Bakhmut.
Bà Hanna Maliar nói thêm, trong tuần qua, quân đội Ukraine giành lại được 2km đất xung quanh Bakhmut - nơi Nga đang kiểm soát sau nhiều tháng giao tranh. Tính tổng cộng, kể từ khi bắt đầu cuộc phản công, Kiev đã giành lại được 51km2 gần Bakhmut.
Xa hơn về phía nam, tại khu vực Donetsk, quân đội Ukraine tiếp tục chặn các cuộc tấn công của Nga ở hướng Avdiivka và Maryinka, bà Maliar cho hay.
Quan chức trên còn nói, các lực lượng Ukraine đang cố tiến về phía biển Azov nhằm chia cắt các lực lượng Nga và trong cuộc phản công, Ukraine đã lấy lại được hơn 260km2 ở phía nam.
Nga hiện chưa bình luận gì về các thông tin mà Ukraine đưa ra.
(Ảnh minh họa).
Tình hình ở Biển Đen ngày càng căng thẳng kể từ khi thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine sụp đổ.
Ukraine đang phải đối mặt với tình hình nghiêm trọng ở Biển Đen khi vùng biển này bị đóng cửa hoàn toàn đối với Kiev. Đó là nhận định của ông Oleg Soskin, người từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Ukraine Leonid Kuchma (1994-2005).
“Ukraine đang rơi vào tình thế rất khó khăn, nói thẳng ra, tôi gọi đó là túi lửa... Vùng biển đã bị đóng cửa và tình hình ở Biển Đen rất nghiêm trọng”, ông Soskin cho biết trong một video được đăng tải trên kênh YouTube của mình hôm 16/9.
Ông Soskin cho biết thêm rằng lối thoát duy nhất cho xuất khẩu nông sản của Ukraine là các tuyến đường qua Bulgaria, Moldova và Romania. Tuy nhiên, ông tin rằng quyết định của Hungary, Ba Lan và Slovakia về gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine là một cú “đâm sau lưng”.
“Phải gọi mọi thứ đúng theo bản chất của chúng. Đây là một đòn địa chính trị và địa kinh tế, và là điều chưa từng có tiền lệ”, ông Soskin nói khi đánh giá động thái của các nước láng giềng của Ukraine.
“Trên thực tế, đây là một cuộc chiến địa chính trị công khai chống lại Ukraine”, vị cựu cố vấn nhấn mạnh. Theo quan điểm của ông, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và chính quyền đương nhiệm chưa chuẩn bị cho tất cả những điều như vậy.
Thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ukraine, do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, đã hết hiệu lực vào ngày 17/7. Bộ Quốc phòng Nga sau đó cảnh báo rằng từ ngày 20/7, Moscow sẽ coi tất cả các tàu đi qua Biển Đen đến các cảng Ukraine là những phương tiện có khả năng vận chuyển hàng quân sự, và các quốc gia có cờ treo trên những con tàu như vậy sẽ là các bên dính líu tới cuộc xung đột ở Ukraine và đứng về phía chính quyền Kiev.
Ngày 10/8, Hải quân Ukraine tuyên bố mở các hành lang tạm thời trên Biển Đen cho các tàu buôn hướng đến hoặc xuất phát từ các cảng Chernomorsk, Odessa và Yuzhny. Kiev cảnh báo rằng nguy cơ tấn công quân sự và va chạm với thủy lôi trôi dạt vẫn tồn tại trên tuyến đường này, vì vậy chỉ các tàu có chủ sở hữu và thuyền trưởng chính thức xác nhận sẵn sàng ra khơi trong điều kiện như vậy mới được phép đi lại trong vùng biển này.
Ngày 15/9, Ủy ban châu Âu (EC) quyết định không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc và các mặt hàng nông sản khác của Ukraine sau khi lệnh cấm này hết hạn vào ngày 15/9, nhưng yêu cầu Kiev đệ trình kế hoạch hành động để tránh làm biến dạng thị trường ở các nước EU. Ngay sau đó, Hungary, Ba Lan và Slovakia đã tuyên bố đơn phương hạn chế nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine.
Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố sẽ đáp trả “những người hàng xóm vi phạm các quy tắc của EU”.
Hungary, Ba Lan và Slovakia lập luận rằng tình trạng dư thừa hàng nhập khẩu từ Ukraine tiếp tục làm giảm giá hàng trong nước và đẩy một số nông dân địa phương đến bờ vực phá sản. Với các cuộc tổng tuyển cử đầy cạnh tranh sắp diễn ra ở cả Ba Lan và Slovakia trong vài tuần nữa, cả Warsaw và Bratislava đều không muốn “chọc giận” lực lượng nông dân hùng hậu của mình.
Ở Ba Lan, lệnh cấm mới không chỉ bao gồm 4 loại ngũ cốc mà còn cả các sản phẩm làm từ ngô, lúa mì và cải dầu. Hungary đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu 24 sản phẩm nông nghiệp của Ukraine, bao gồm ngũ cốc, rau, một số sản phẩm thịt và mật ong.
Lệnh cấm chỉ ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu vào thị trường Ba Lan, Slovakia và Hungary. Ba nước vẫn sẽ cho phép ngũ cốc Ukraine quá cảnh lãnh thổ của họ trên đường đến nước thứ ba theo “Hành lang đoàn kết”. Tuyến đường này đã vận chuyển khoảng 60% lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine trong năm qua, bao gồm 4 triệu tấn ngũ cốc. 40% còn lại đi qua Biển Đen, nhưng kênh này đã bị gián đoạn kể từ khi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sụp đổ
Nguồn: Soha; CafeBiz; Vnexpress; Vietnamnet; Người Đưa Tin
Tai nạn máy bay; Trăm thi thể trôi dạt ở Libya; Nga lạm phát bùng lên, động thái hiếm thấy; TQ lo quan hệ Nga-Triều
Libya 20.000 người chết; Thời trang 'Made in Russia'; Nga phá băng Bắc Cực; 'Con chung' Nga-TQ kết thúc; Ukraine tấn công Crưm
Trận động đất thế kỷ; Ethiopia tích nước; Nga xoay trục về phía Đông; Điểm nóng chảo lửa Robotyne; Được dịp, được thời tạo thế
Mỹ: Rắc rối chương trình tỷ đô; Ứng dụng thẻ ID số; Trump sẽ có 'bóng hồng'; Trật tự thế giới mới; Công nghiệp quốc phòng gặp nguy
Dầu rẽ hướng sang ĐNA; Ấn-Canada căng thẳng; Nga & quân bài 6.000 tỷ; NATO tham chiến ở Ukraine; Azerbaijan tấn công Karabakh
Mỹ: USD trở lại vị trí vua; Giá điện tăng 20.000% trong 1 ngày; Cuộc chiến chống độc quyền; Chính phủ nguy cơ đóng cửa
Virus đáng sợ ở Ấn Độ; Nợ toàn cầu tăng; G77+ Trung Quốc; Vì sao Ukraine phản công thất bại; Lính Wagner chật vật tìm việc
Maroc động đất dữ dội; Ôtô TQ phủ sóng thế giới; Hong Kong tê liệt vì mưa; Nga quyết thắng cuộc đua AI; Châu Phi gia nhập G20
Những loại bảo hiểm nào có tác dụng giảm thuế/ được hỗ trợ thuế/ xin lại được thuế?
các loại bảo hiểm bắt buộc cũng như tự nguyện được chính phủ khuyến khích và có tác dụng tiết kiệm tiền thuế:
1. Bảo hiểm y tế/ Krankenversicherung
2. Bảo hiểm nuôi dưỡng lúc bị tàn phế / Pflegeversicherung.
3. Bảo hiểm thất nghiệp/ Arbeitslosenversicherung.
4. Bảo hiểm trách nhiệm khi vô tình gây hại cho ngườikhác / Haftpflichtversicherung.
5. Erwerbs- und Berufsunfähigkeitsversicherung/ Bảo hiểm mất sức lao động
6. Unfallversicherung / Bảo hiểm tai nạn
7. Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen.
8. Bảo hiểm nhân thọ / Risikolebensversicherung
9. Krankentagegeld- und Krankenhaustagegeldversicherungen.
10. Rechtschutzversicherung
Quan trọng cần để ý lúc này là giới hạn cho việc khấu trừ thuế tổng các loại không quá:
- 1900e (3800e đối với cặp vợ chồng) đối với: Người đi làm công (Angestellter), Công chức (Beamter), và người về hưu (Rentner)
- 2800e đối với người Selbständiger
Ở đây mình xin nói đến những nhóm bảo hiểm đặc biệt quan trọng trong việc khấu trừ thuế trước, từ từ mình sẽ thêm những mục khác vào sau.
Số 8: Bảo hiểm hưu trí / Altersvorsorgeleistungen Bảo hiểm được tính là chi phí đặc biệt (Sonderausgaben), thuộc nhóm này chính là các loại bảo hiểm về hưu trí (ví dụ: BasisRente, Rürup Rente, RisterRente..) các loại bảo hiểm tiết kiệm dài hạn (private Altersvorsorge, Vermögensaufbau…). Chính vì vậy việc dành một khoản hàng tháng tiết kiệm cho hưu trí là một điều quan trọng, và lại rất phải chăng khi chúng ta còn khấu trừ được thuế từ đó nữa.
Anh chị có thể liên hệ để biết chính xác loại Hưu trí của mình, hoặc liên hệ tư vấn để mua chính xác loại dành cho mình tại www.taichinh360.de
Số 1 và 2. Bảo hiểm y tế và bảo hiểm thương tật tàn phế Kranken- und Pflegeversicherung.
Đối với 2 loại bảo hiểm này bạn cứ khai đầy đủ lúc khai thuế, kể cả phần của vợ/chồng/partner và con cái. Phần lớn các anh chị làm công đều đã đạt mức tối đa giảm thuế trong mục này, nhưng chắc ăn thì mình vẫn liệt kê ra, finanzamt sẽ tự tính là phần nào còn giảm thuế được và không
Quan trọng của nhóm bảo hiểm này là Basisbeitrag (14,6% giống nhau giữa các hãng bảo hiểm) và Zusatzbeitrag (1,3-1,7% chênh nhau giữa các hãng bảo hiểm). Phần Basisbeitrag thường mọi người làm công đều đạt mức giảm thuế tối đa như ở trên mình có nói. Phần Zusatzbeitrag thì sẽ là phần được giảm thuế extra nữa mà mọi người đều nên để ý khi khai thuế
Basisbeitrag và Zusatzbeitrag của Krankenversicherung có thể tìm thấy ở đâu?
Basisbeitrag có thể thấy ngay trong Lohnabrechnung hàng tháng.
Zusatzbeitrag nằm trong hóa đón của hãng bảo hiểm gửi cho mình, họ có thống kê là ví dụ AOK là 1,7%, tương ứng với bao nhiêu đây tiền...
Loại bảo hiểm y tế nào còn được giảm thuế?
Đó chính là các loại bảo hiểm về Răng cỏ (Zahnzusatzversicherung), bảo hiểm du lịch nước ngoài (Auslandskrankenversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), bảo hiểm mất sức lao động (Berufsunfähigkeitsversicherung)
Số 4, 6, 10 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (Haftpflichtversicherung), bảo hiểm tai nạn (Unfallversicherung), và bảo hiểm luật (Rechtschutzversicherung)
Các loại bảo hiểm này phần lớn đều được khấu trừ thuế một phần theo dạng là „sonstigen Vorsorgeaufwendungen“ là chi phí đặc biệt.
Ngày nay càng nhiều anh chị làm Homeoffice, vì vậy các loại bảo hiểm này cũng được xét thêm khấu trừ thuế trong trường hợp mình sử dụng nó cho mục đích công việc.
Ví dụ: Unfall xảy ra khi mình làm Homeoffice, mình vướng chân vào máy in khi đang làm việc khiến máy tính rớt xuống là gãy xương chân. Vì vậy trong trường hợp này Unfallversicherung vốn cho privat thì cũng được khấu trừ thuế một phần do Homeoffice
Huong Luu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá