Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
- Thời sự
- Thế giới
Số lượng các cuộc hôn nhân mới được ghi nhận tại Trung Quốc đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm ngoái bất chấp những nỗ lực toàn diện của chính phủ nhằm khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con.
Điều này đồng nghĩa với những nỗ lực ngăn chặn suy giảm dân số tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới không mấy phát huy hiệu quả.
CNN dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ Trung Quốc cho biết khoảng 6,1 triệu cặp đôi đăng ký kết hôn vào năm 2024, giảm 20,5% so với năm trước. Đây là mức kết hôn thấp kỷ lục tại Trung Quốc kể từ khi dữ liệu này được thống kê năm 1986.
Tỷ lệ kết hôn và sinh con giảm mạnh đặt ra thách thức nghiêm trọng cho Trung Quốc khi quốc gia này đang phải vật lộn với áp lực từ suy giảm lực lượng lao động và dân số già hóa trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chậm lại.
Sự sụt giảm mạnh về số lượng các cặp đôi đăng ký kết hôn năm 2024 đã nối lại đà giảm, vốn kéo dài từ năm 2013 trước khi bị gián đoạn vào năm 2023. Số cặp đôi kết hôn trong năm ngoái cũng chỉ bằng một nửa so với 13 triệu cuộc hôn nhân được ghi nhận vào năm 2013.
Ngoài ra, ly hôn cũng đang là vấn đề. Năm ngoái, Trung Quốc có 2,6 triệu cặp đôi ly hôn, tăng 28.000 so với năm trước. Kể từ năm 2021, Trung Quốc đã ban hành quy định 30 ngày suy nghĩ với những người muốn ly hôn. Điều đó đồng nghĩa việc các đơn ly hôn sẽ chỉ được xem xét sau 30 ngày.
Dân số Trung Quốc cũng đã giảm trong 3 năm liên tiếp dù tỷ lệ sinh tăng nhẹ vào năm ngoái. Dân số trong độ tuổi lao động, tính những người từ 16-59 tuổi, cũng giảm 6,83 triệu vào năm ngoái. Trong khi đó, dân số trên 60 tuổi đang tiếp tục tăng, chiếm 22% tổng dân số.
Nhà chức trách Trung Quốc nhận thấy mối quan hệ trực tiếp giữa việc ít cặp đôi kết hôn với tỷ lệ sinh đang giảm ở quốc gia này. Để đảo ngược tình thế, Trung Quốc đã triển khai một loạt các biện pháp, từ ưu đãi tài chính đến các chiến dịch tuyên truyền.
Thậm chí, chính quyền nhiều địa phương còn tổ chức các sự kiện xem mắt, đám cưới tập thể và cố gắng hạn chế cái gọi là tiền sính lễ, vốn đang trở nên ngoài tầm với của nhiều nam giới nghèo tại các vùng nông thôn. Một số địa phương thậm chí còn trao thưởng bằng tiền mặt cho các cặp đôi kết hôn.
Từ năm 2022, cơ quan Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc đã triển khai các chương trình nhằm tạo dựng “văn hóa hôn nhân và sinh con trong thời đại mới” nhằm khuyến khích người trẻ tuổi kết hôn và sinh con “ở độ tuổi phù hợp”.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các chính sách này vẫn chưa thuyết phục được người trẻ Trung Quốc hướng tới hôn nhân, nhất là khi nhiều người đang phải vật lộn với tình trạng thất nghiệp cao, chi phí sinh hoạt tăng và thiếu hỗ trợ phúc lợi xã hội mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều thách thức.
Sau ồn ào kiện tụng, tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk hỏi mua OpenAI với giá gần 100 tỷ USD nhằm 'mang lại lợi ích cho nhân loại'. Sếp OpenAI Sam Altman phản pháo đầy chất cà khịa, xoáy vào nỗi đau của ông chủ Tesla.
Cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) tại Thung lũng Silicon cũng nóng không kém cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc sau "cơn địa chấn" DeepSeek. Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk vừa bất ngờ hỏi mua OpenAI (sở hữu nền tảng chatbot ChatGPT đình đám) với giá 97,4 tỷ USD.
Lời chào mua được đưa ra vào thứ Hai (10/2), từ liên minh do Elon Musk dẫn đầu, gồm công ty xAI của tỷ phú gốc Nam Phi này cùng một loạt "ông lớn" khác, như: đầu tư mạo hiểm Valor Equity Partners, ông trùm Hollywood Ari Emanuel và công ty 8VC của nhà đồng sáng lập Palantir, Joe Lonsdale.
Tỷ phú Elon Musk cho hay thương vụ này nhằm đưa OpenAI trở lại thành một nền tảng mã nguồn mở và mang lại lợi ích cho nhân loại.
Đề xuất mua được đưa ra sau khi Elon Musk và đồng sáng lập - cựu CEO OpenAI - Sam Altman (1985) có màn đấu khẩu kịch liệt vì dự án AI 500 tỷ USD Stargate do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng.
Elon Musk khẳng định dự án không đủ nguồn lực tài chính, trong khi Sam Altman cho rằng Musk chỉ trích vì không được hưởng lợi.
Dự án này nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng AI tiên tiến tại Mỹ, do OpenAI điều hành, với vốn đầu tư ban đầu 100 tỷ USD và dự kiến tăng lên 500 tỷ USD trong vòng bốn năm.
SoftBank, OpenAI, Oracle và MGX là những tổ chức ban đầu tài trợ vốn cho dự án. Bên cạnh đó là một số đối tác công nghệ như ARM, Microsoft, Nvidia,... Elon Musk không tham gia Stargate.
Tuyên bố mua OpenAI của Elon Musk được đưa ra trong bối cảnh tỷ phú này có mối quan hệ không tốt với OpenAI và CEO Sam Altman. Elon Musk là một trong những người đồng sáng lập và đầu tư ban đầu của OpenAI, nhưng đã rời đi sau một cuộc đấu tranh quyền lực. Musk đã tạo ra công ty xAI của riêng mình để cạnh tranh trực tiếp với công ty của Altman.
Hồi tháng 8/2024, Elon Musk đã nộp đơn lên tòa án liên bang tái khởi kiện Altman với cáo buộc rằng ông bị Sam Altman lừa dối để cùng thành lập OpenAI (công ty ông đồng sáng lập vào năm 2015). Musk cáo buộc OpenAI và CEO Altman đặt lợi ích thương mại lên trên lợi ích cộng đồng.
Phản hồi trước đề nghị mua OpenAI, Sam Altman phản pháo bằng một dòng tweet đậm chất "cà khịa": "Không nhé, xin cảm ơn nhưng chúng tôi sẽ mua lại Twitter (hiện là X) với giá 9,74 tỷ USD nếu anh muốn".
Mạng xã hội Twitter được Elon Musk mua lại với giá 44 tỷ USD năm 2022 và được đổi tên thành X. Hiện vốn hóa của X chỉ còn khoảng 8 tỷ USD.
Elon Musk muốn mua OpenAI vào thời điểm CEO Sam Altman đang xoay xở với nhiều thương vụ lớn, trong đó có dự án Stargate 500 tỷ USD.
Theo Elon Musk, đã đến lúc OpenAI phải trở lại là nền tảng mã nguồn mở, tập trung vào an toàn vì lợi ích của nhân loại.
Trước đó, thế giới công nghệ nóng bỏng ngay đầu năm mới Ất Tỵ khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt mô hình Deep Seek R1 và được xem như một "cơn địa chấn" mới trong làng AI, được ví như “khoảnh khắc Sputnik”.
Ngay sau đó, Alibaba cũng làm rúng động thị trường AI toàn cầu với Alibaba Qwen. Hai mô hình AI của Trung Quốc đã "thổi bay" hàng nghìn tỷ USD vốn hóa của các tập đoàn Mỹ trong gần hai tuần qua.
DeepSeek được xây dựng dựa trên mã nguồn mở, với chi phí đầu tư rất thấp, chỉ bằng một phần nhỏ so với các ông lớn công nghệ AI của Mỹ. Đồng thời, cho phép người dùng toàn cầu tùy chỉnh và mở rộng tính năng. DeepSeek không chỉ đẩy nhanh sự lan tỏa mà còn gây áp lực buộc các công ty lớn phải xem xét chiến lược độc quyền.
Lời đề nghị của Elon Musk cũng làm khó cho kế hoạch chuyển đổi sang mô hình lợi nhuận của OpenAI.
Cơn địa chấn DeepSeek cho thấy một thực tế là các quốc gia và công ty không có lợi thế về nguồn lực vẫn có thể cạnh tranh trên thị trường AI. Đây cũng là lời cảnh báo đối với các công ty lớn vốn ỷ lại vào sức mạnh tài chính và công nghệ độc quyền. DeepSeek mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận công nghệ AI với chi phí thấp hơn.
Ukraine đã đề nghị ký một thỏa thuận với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc tiếp tục viện trợ quân sự của Hoa Kỳ để đổi lấy việc phát triển ngành công nghiệp khoáng sản của Ukraine, có thể cung cấp nguồn nguyên tố đất hiếm có giá trị, vốn rất cần thiết cho nhiều loại công nghệ.
Hồi đầu tháng này, ông Trump đã nói rằng ông muốn có một thỏa thuận như vậy; và khởi thuỷ từ mùa Thu năm ngoái, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, đã đưa ra đề xuất này như một phần trong kế hoạch nhằm tăng cường vị thế của Kyiv trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Moscow.
“Chúng tôi thực sự có tiềm năng lớn này trong lãnh thổ mà chúng tôi kiểm soát”, Ông Andrii Yermak, chánh văn phòng của tổng thống Ukraine, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với The Associated Press. “Chúng tôi quan tâm đến việc hợp tác, phát triển, với các đối tác của mình, trước hết là với Hoa Kỳ.”
Sau đây là cái nhìn về ngành công nghiệp đất hiếm của Ukraine và cách một thỏa thuận có thể được thực hiện:
Các nguyên tố đất hiếm là gì?
Nguyên tố đất hiếm là một tập hợp gồm 17 nguyên tố thiết yếu đối với nhiều loại công nghệ tiêu dùng, bao gồm điện thoại di động, ổ cứng và xe điện và xe hybrid.
Không rõ liệu ông Trump có đang tìm kiếm các nguyên tố cụ thể ở Ukraine hay không, nơi cũng có các khoáng sản khác để cung cấp.
“Đó có thể là lithium. Có thể là titan, uranium, nhiều loại khác”, ôngYermak nói. “Rất nhiều”.
Trung Quốc, đối thủ địa chính trị chính của ông Trump, là nhà sản xuất nguyên tố đất hiếm lớn nhất thế giới. Cả Hoa Kỳ và Châu Âu đều tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Đối với Ukraine, một thỏa thuận như vậy sẽ đảm bảo rằng đồng minh lớn nhất và hiệu quả nhất của họ không đóng băng hỗ trợ quân sự. Điều đó sẽ gây ra hậu quả tàn khốc cho đất nước, nơi đã ở trong tình trạng chiến tranh gần ba năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Ý tưởng này cũng xuất hiện vào thời điểm mà việc tiếp cận đáng tin cậy và không bị gián đoạn đối với các khoáng sản quan trọng ngày càng khó khăn trên toàn cầu.
Tình hình của ngành công nghiệp khoáng sản Ukraine như thế nào?
Các nguyên tố đất hiếm của Ukraine phần lớn chưa được khai thác vì chiến tranh và vì các chính sách của nhà nước quản lý ngành công nghiệp khoáng sản. Quốc gia này cũng thiếu thông tin tốt để định hướng cho sự phát triển của ngành khai thác đất hiếm.
Dữ liệu địa chất còn ít vì trữ lượng khoáng sản nằm rải rác khắp Ukraine và các nghiên cứu hiện tại được coi là phần lớn không đầy đủ. Theo các doanh nhân và nhà phân tích, tiềm năng thực sự của ngành này bị che mờ bởi nghiên cứu không đầy đủ.
Nhìn chung, triển vọng về tài nguyên thiên nhiên của Ukraine rất hứa hẹn. Trữ lượng titan của quốc gia này, một thành phần quan trọng cho ngành hàng không vũ trụ, y tế và ô tô, được cho là một trong những trữ lượng lớn nhất châu Âu. Ukraine cũng nắm giữ một số trữ lượng lithium lớn nhất được biết đến của châu Âu, cần thiết để sản xuất pin, gốm sứ và thủy tinh.
Năm 2021, ngành công nghiệp khoáng sản của Ukraine chiếm 6,1% tổng sản phẩm quốc nội và 30% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này.
Theo dữ liệu từ We Build Ukraine, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Kyiv, ước tính 40% tài nguyên khoáng sản kim loại của Ukraine không thể tiếp cận được do sự chiếm đóng của Nga. Ukraine lập luận rằng Trump có lợi khi khai thác phần còn lại trước khi Nga chiếm được nhiều hơn.
Ủy ban Châu Âu, nhánh hành pháp của Liên hiệp Châu Âu, đã xác định Ukraine là nhà cung cấp tiềm năng cho hơn 20 nguyên liệu thô quan trọng và kết luận rằng nếu quốc gia này gia nhập EU gồm 27 quốc gia, họ có thể củng cố nền kinh tế Châu Âu.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Chi tiết về bất kỳ thỏa thuận nào có thể sẽ được phát triển trong các cuộc họp giữa các quan chức Hoa Kỳ và Ukraine. Ông Zelenskyy và ông Trump có thể sẽ thảo luận về chủ đề này khi họ gặp nhau.
Theo các quan chức kinh doanh Ukraine, các công ty Hoa Kỳ đã bày tỏ sự quan tâm. Nhưng việc đạt được một thỏa thuận chính thức có thể sẽ đòi hỏi luật pháp, khảo sát địa chất và đàm phán các điều khoản cụ thể.
Không rõ các công ty sẽ yêu cầu loại bảo đảm an ninh nào để mạo hiểm làm việc tại Ukraine, ngay cả trong trường hợp ngừng bắn. Và không ai biết chắc chắn loại thỏa thuận tài chính nào sẽ hỗ trợ cho các hợp đồng giữa Ukraine và các công ty Hoa Kỳ.
Người Ukraine ngày càng rời Ba Lan sang Đức, vì lý do mức lương cao hơn và quyền tiếp cận các phúc lợi xã hội tốt hơn, cổng thông tin InPoland của Ukraine đưa tin.
Warsaw tuyên bố sẽ không chấp nhận thêm bất kỳ người nhập cư nào nữa trong bối cảnh người nộp thuế Ba Lan ngày càng bất mãn với người Ukraine.
InPoland viết rằng: "Một trong những lý do chính khiến người tị nạn Ukraine chuyển từ Ba Lan sang Đức là mức lương cao hơn, phúc lợi xã hội và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn khiến Đức trở nên hấp dẫn hơn đối với người tị nạn".
Trang web này lưu ý rằng các điều kiện khắt khe hơn để tiếp cận các chương trình xã hội, cũng như "các yếu tố kinh tế" đã "trở thành nguyên nhân quyết định cho làn sóng di cư này" .
Trong những tháng gần đây, các viên chức ở Warsaw đã tuyên bố rằng người nộp thuế Ba Lan đang trở nên mệt mỏi khi chứng kiến cảnh người Ukraine phô trương lối sống xa hoa thay vì trở về nhà để giúp chống lại Nga. Ngày 10/2, Bộ trưởng Nội vụ Tomasz Siemoniak tuyên bố rằng Ba Lan sẽ ngừng tiếp nhận người di cư, mặc dù bị ràng buộc bởi một hiệp ước EU về di cư được thông qua vào năm ngoái.
Tháng trước, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã ủng hộ một dự luật ngừng chi trả trợ cấp cho người tị nạn, bao gồm cả người Ukraine, trừ khi họ sống, làm việc và nộp thuế tại Ba Lan.
Warsaw trước đó đã tuyên bố rằng họ sẽ không che chở cho những người đàn ông Ukraine tìm cách trốn tránh chiến dịch huy động quân sự ngày càng khắc nghiệt của Kiev, với lý do rằng các khoản trợ cấp sẽ thực sự trợ cấp cho việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Năm ngoái, trước những tổn thất ngày càng tăng, Ukraine đã buộc phải giảm độ tuổi nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Chiến dịch động viên được cho là đã dẫn đến tình trạng trốn nghĩa vụ quân sự gia tăng và tham nhũng tràn lan, với dữ liệu mới nhất của Ukraine cho thấy có khoảng nửa triệu nam giới đang trốn nghĩa vụ quân sự.
Mặc dù Ba Lan ban đầu là điểm đến hàng đầu tại EU đối với người Ukraine sau khi xung đột leo thang vào năm 2022, Đức hiện đã trở thành nơi tị nạn được ưa chuộng. Theo Eurostat, vào năm 2022, số lượng người di cư Ukraine tại Ba Lan đạt đỉnh là 1,36 triệu người. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, Đức đã vượt qua Ba Lan và hiện có khoảng 150.000 người Ukraine nhiều hơn so với nước láng giềng phía đông của mình.
Berlin sẽ không cấp quyền tị nạn cho những người Ukraine đã sống ở nước ngoài trong một thời gian và không phải đối mặt với nguy hiểm sắp xảy ra từ cuộc xung đột, RedaktionsNetzwerk Deutschland (RND) đã viết vào ngày 9/2. Theo hãng tin này, gần 1/5 trong số tất cả các đơn xin tị nạn bị từ chối ở Đức trong nửa cuối năm 2024 là từ Ukraine. Các nhà lập pháp Đức đã lập luận rằng việc cắt giảm phúc lợi cho người Ukraine có thể thúc đẩy những người đàn ông trở về nhà và chiến đấu.
Nga đã tiếp nhận khoảng 5,3 triệu người từ Ukraine kể từ khi xung đột leo thang vào năm 2022, TASS đưa tin vào năm 2023, trích dẫn một nguồn tin trong cơ quan an ninh.
Thông báo hoãn thả con tin từ phía Hamas đặt ra kịch bản thỏa thuận ngừng bắn Gaza đổ vỡ khi chưa hoàn tất giai đoạn 1.
Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza có hiệu lực chưa đầy một tháng nay đứng trước nguy cơ sụp đổ, sau khi lực lượng Hamas tuyên bố hoãn thả con tin theo kế hoạch vào ngày 15.2. Phản ứng sau đó của Israel và tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến giới quan sát dự đoán thỏa thuận có thể bị hủy và các đợt giao tranh bùng phát trở lại.
Thỏa thuận mong manh
Thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 19.1 đã giúp tiếng súng tạm lắng sau 15 tháng dài giao tranh căng thẳng. Hãng AFP hôm qua (11.2) đưa tin kể từ đó đã có 5 đợt thả con tin bị giam tại Gaza để đổi lấy hàng trăm tù nhân người Palestine. Tuy nhiên, khi chỉ mới hơn một nửa thời gian của giai đoạn 1 kéo dài 6 tuần, lệnh ngừng bắn mong manh có nguy cơ bị phá vỡ và còn 17 con tin chưa được Hamas thả theo điều khoản của thỏa thuận giai đoạn 1.
Quan chức Hamas ngày 10.2 cáo buộc Israel không nghiêm túc thực thi thỏa thuận, trì hoãn cho người Palestine trở về miền bắc Dải Gaza và cản trở những chuyến hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza. Hamas nói rằng sẽ thả con tin đúng hạn nếu Tel Aviv dừng các hành vi vi phạm. Trong khi đó, Israel tố ngược rằng thông báo hoãn thả tù nhân của Hamas đã vi phạm lệnh ngừng bắn. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz của Israel tuyên bố đã chỉ thị quân đội sẵn sàng ở mức cao nhất chuẩn bị cho những diễn biến có thể xảy ra tại Gaza.
Tại thành phố Tel Aviv của Israel, nhiều người đã xuống đường biểu tình trong tối 10.2, chặn các tuyến đường và yêu cầu chính phủ Israel ngăn nguy cơ lệnh ngừng bắn và thả con tin đổ vỡ. Trong khi đó, người Palestine tại Gaza lo sợ về những kịch bản có thể xảy ra tiếp theo. "Mọi người đang tích trữ vật phẩm vì lo rằng giao tranh có thể bùng phát trở lại. Những người dân vốn đã trải qua nhiều điều trong cuộc chiến, nay lo lắng trước bất kỳ tuyên bố nào, dù từ đối thủ hay giới cầm quyền tại Gaza", Đài Al Jazeera dẫn lời cư dân Mohammed Yusuf tại TP.Khan Younis ở Gaza nói.
Ông Trump ra "tối hậu thư"
Vài giờ sau thông báo hoãn thả con tin của Hamas, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố nếu Hamas không thả tất cả con tin còn bị giam giữ trước 12 giờ ngày 15.2, ông sẽ kêu gọi hủy thỏa thuận ngừng bắn và "tình hình sẽ trở nên tồi tệ".
Khi được phóng viên yêu cầu giải thích chi tiết phát biểu, nhà lãnh đạo Mỹ nói rằng: "Các bạn rồi sẽ biết, Hamas sẽ biết ý tôi là gì". Ông Trump nhấn mạnh việc Hamas cần thả tất cả con tin vào cuối tuần này, không phải thả vài người mỗi đợt như những tuần qua.
Phía Hamas hôm qua khẳng định những đe dọa trước đó của ông Trump "không có giá trị", nhấn mạnh thỏa thuận được duy trì là cách duy nhất để các con tin trở về nhà. Theo Reuters, ông Trump đã không hài lòng với tình trạng sức khỏe của những con tin gần nhất được Hamas thả ngày 8.2.
Trong khi đó, những tuyên bố mới đây của ông Trump về kế hoạch sở hữu Gaza cũng đặt thách thức cho nỗ lực đàm phán. Phái đoàn đàm phán Hamas nói rằng sự đảm bảo của Mỹ cho thỏa thuận ngừng bắn không còn hiệu lực khi ông Trump muốn di dời người Palestine khỏi Dải Gaza. Nhóm vũ trang nêu thêm những bên hòa giải đã hoãn các cuộc thảo luận cho đến khi Washington có ý định rõ ràng muốn tiếp tục đàm phán theo từng giai đoạn. Ông chủ Nhà Trắng cũng dọa dừng viện trợ cho Jordan và Ai Cập nếu 2 nước trên không tiếp nhận người Palestine tại Gaza theo kế hoạch tái thiết dải đất này mà ông Trump đề xuất.
Nguồn: CafeF; Vietnamnet; VOA; Dân Việt; Thanh Niên
Mỹ: Biểu tình ‘đả đảo Tesla’; Giành Greenland bằng mọi giá; Trump phát biểu trước QH; Kế hoạch cải tổ NATO; Đóng cửa loạt ĐSQ ở Tây Âu
Mỹ: Mọi ánh mắt dồn về FED; Elon Musk gặp ‘hạn; Loạt nghị sỹ giảm nhận thức; Quyết định choáng váng cho NATO; Vẫn muốn sáp nhập Canada?
Cháy rừng ở Nhật lan rộng; Nở rộ trung tâm lừa đảo ở ĐNA; Buồn của Nga; Ngày tàn của NATO; Kế hoạch xoay chiều cục diện ở Gaza
Buồn của Saudi Arabia; Thái Lan tiến thoái lưỡng nan; Syria bạo lực đẫm máu; Israel cắt nguồn điện cho Dải Gaza; Tân thủ tướng Canada là ai
Mỹ: NK thực phẩm kỷ lục; ‘Hút’ vàng từ các nước; ‘Bức tường sao kê’; Họp nội các đầu tiên của ông Trump; Khẩu chiến Trump-Zelensky
Nghề tổ 1000 năm TQ điêu đứng; Cuộc đua lấp đầy hầm vàng; Kẻ hiếp dâm hàng loạt; Đồng minh lạnh lùng với Mỹ; Thế cuộc châu Á khó đoán
Mỹ: Showroom Tesla ở Nhà Trắng; Áp thuế nhôm, thép; Thế giới quan của JD Vance; Di dân tìm cách hồi hương tăng; Trump & toan tính Canada
Mỹ: Cháy rừng hoành hành; Trump châm ngòi cơn sốt tiền số; ‘Làm mới giấc mơ Mỹ’; ‘Bẫy hiểm’ của Trump; Dừng viện trợ Ukraine
Hội phụ nữ Việt Nam tại thành phố Leipzig CHLB Đức đã tưng bừng tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 08.03.2025 vào ngày 09.03.2025. Lễ hội đã thu hút đông đảo chị em và khách mời với một chương trình văn nghệ cộng đồng sôi động.
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Tết Ất Tỵ của cộng đồng người Việt Leizig & Vùng Phụ cận đã được Hội Người Việt Nam Leipzig tổ chức tưng bừng, hân hoan, náo nhiệt vào Chủ Nhật, ngày 26.01.2025 tại Hội trường, Trường Đại học Uni, Thành phố Leipzig, được coi là một sự kiện trọng đại mở đầu cho một năm mới 2025, năm đánh dấu cột mốc tròn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức.
https://www.youtube.com/watch?v=z3eDznU75b8
Đức Việt Online
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá