Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Áp lực từ các khoản nợ, tình trạng dư thừa nhà ở và công suất sản xuất ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến cả nền kinh tế trong và ngoài nước.
Thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc dường như đã đi qua khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn đang chật vật giải quyết đợt vỡ tung của bong bóng bất động sản. Hiện tại, mục tiêu vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của nước này có thể mất nhiều thập kỷ hơn so với dự kiến.
Nền kinh tế Trung Quốc đang phải chịu áp lực lớn từ tình trạng dư thừa: Hàng triệu toà nhà chung cư bỏ trống hoặc chưa hoàn thiện, hàng nghìn tỷ USD nợ đang tạo căng thẳng cho chính quyền địa phương và hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vọt cũng thúc đẩy xuất khẩu, gây ra sức ép cho thương mại trên toàn thế giới.
Song, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vẫn sở hữu những thế mạnh. Nước này thống trị ngành sản xuất toàn cầu và nắm giữ vị thế dẫn đầu trong các công nghệ mới, như xe điện và năng lượng tái tạo. Các nhà hoạch định chính sách đã thể hiện khả năng xử lý các cuộc khủng hoảng trước đây và đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp kích thích mạnh mới để hỗ trợ nền kinh tế.
Tuy nhiên, tình trạng dư thừa đang là mối lo cho nền kinh tế Trung Quốc và Bắc Kinh cũng đối mặt với nhiều rủi ro khi khả năng một cuộc chiến thương mại mới sắp xảy ra.
Tài sản hộ gia đình sụt giảm mạnh
Theo ước tính của Barclays, sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc kể từ năm 2021 đã khiến các hộ gia đình nước này mất khoảng 18 nghìn tỷ USD. Theo đó, tài sản của mỗi hộ gia đình Trung Quốc sụt giảm khoảng 60.000 USD.
Con số này cao hơn nhiều so với số tiền mà người Mỹ mất trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009. Tính theo giá trị hiện tại của đồng USD, các hộ gia đình Mỹ mất khoảng 17 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian đó.
Giá trị tài sản bị mất do lĩnh vực bất động sản suy thoái lớn hơn giá trị của toàn bộ cổ phiếu niêm yết tại Trung Quốc và gần bằng toàn bộ sản lượng kinh tế của nước này trong 1 năm.
Cùng những khó khăn từ thời kỳ đại dịch, người tiêu dùng Trung Quốc đến nay vẫn chưa mạnh tay chi tiêu.
Tham vọng vượt Mỹ bị trì hoãn
Nhờ sự tăng trưởng thần tốc trong nhiều năm, Trung Quốc được kỳ vọng sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vào năm 2019, một số nhà dự báo ước tính GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng năm 2030.
Còn hiện tại, Mỹ đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu và Trung Quốc đang gặp khó khăn với đà tăng trưởng chậm chạp. Do đó, không còn nhiều người cho rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp Mỹ trước thời điểm giữa thế kỷ này.
“Quả bom hẹn giờ”
Ngoài vấn đề tăng trưởng, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những trở ngại về nhân khẩu học, khiến việc hồi phục sức mạnh của nền kinh tế trở nên khó khăn hơn. Dân số trong độ tuổi lao động của nước này đang giảm dần, thay đổi hoàn toàn lợi tức về dân số vốn thúc đẩy sự thăng hoa của nền kinh tế.
Sự dư thừa ở khắp mọi nơi
Trong nhiều thập kỷ, đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi những khoản đầu tư lớn. Ban đầu, Bắc Kinh xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại và thúc đẩy sự mở rộng của động lực sản xuất và các thành phố lớn.
Tuy nhiên, việc duy trì chiến lược này kéo dài nhiều năm khiến chính quyền các địa phương đang phải chịu những khoản nợ khổng lồ, những căn hộ không cần thiết và tình trạng dư thừa công suất công nghiệp.
Nợ
Các khoản vay của chính phủ, hộ gia đình, doanh nghiệp Trung Quốc đang chiếm đến 300% GDP. Những khoản nợ “ẩn” hiện là vấn đề nan giải đối với Bắc Kinh.
Dựa theo một số biện pháp tính toán, WSJ cho biết quy mô của những khoản nợ đó và gánh nặng trả nợ ở Trung Quốc căng thẳng hơn nhiều so với ở Mỹ trước cuộc khủng hoảng tài chính hoặc ở châu Âu trong thời kỳ khủng hoảng nợ cách đây 1 thập kỷ.
Bất động sản
Quả bong bóng bất động sản của Trung Quốc được “thổi phồng” lớn chưa từng có và đã nổ tung. Hoạt động xây dựng và bán nhà mới trở nên cực kỳ ảm đạm kể từ khi chính phủ thực hiện các biện pháp kiểm soát sát sao vào năm 2020.
Bắc Kinh đã nỗ lực ổn định thị trường trong khi vẫn đưa ra các biện pháp nới lỏng với quy định hạn chế mua, cung cấp các khoản nợ ưu đãi cho những người thực sự có nhu cầu.
Theo ước tính mới nhất vào tháng 11, Trung Quốc vẫn có 80 triệu căn hộ bị bỏ trống, tương đương với 1 nửa tổng số nhà ở của toàn bộ nước Mỹ.
Dư thừa công suất
Để ứng phó với nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và trở thành cường quốc công nghệ, Trung Quốc đã đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực sản xuất. Kết quả là, công suất công nghiệp tăng đột biến và giá cả giảm trong 2 năm đối với các nhà sản xuất Trung Quốc.
Do đó, các nhà bán phải tìm khách nước ngoài vì không thể bán trong nước. Điều này đang tạo ra sự cạnh tranh thương mại giữa Trung Quốc với phương Tây và các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ.
New York Times đưa tin, hôm 2/1, Trung Quốc, thành viên của BRICS, đã nêu chi tiết hàng chục doanh nghiệp Mỹ sẽ phải chịu lệnh trừng phạt thương mại, trong đó có Raytheon, Boeing và Lockheed Martin. Động thái này có thể khiến căng thẳng giữa 2 siêu cường càng leo thang.
Chỉ còn vài tuần nữa là đến ngày Tổng thống đắc của Donald Trump nhậm chức. Trong chiến dịch tranh cử, ông đã cam kết áp thuế quan và lệnh trừng phạt với Trung Quốc. Hiện tại, Bắc Kinh một lần nữa cho thấy họ sẵn sàng đáp trả.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết cơ quan này đã thêm 28 công ty vào danh sách kiểm soát xuất khẩu để “bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”. Bắc Kinh cũng cấm xuất khẩu các mặt hàng có mục đích sử dụng kép, có ứng dụng trong cả lĩnh vực dân sự và quân sự, cho các doanh nghiệp trên.
Ngoài ra, quốc gia BRICS này cũng đưa 10 doanh nghiệp vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”. Giới chức sẽ ngân cản các công ty này thực hiện bất kỳ hoạt động nào tại Trung Quốc và cấm các giám đốc điều hành của họ nhập cảnh hoặc sinh sống tại nước này.
Andrew Gilholm, một chuyên gia về Trung Quốc tại công ty tư vấn Control Risks, cho biết Bắc Kinh từng đưa ra các hành động tương tự trong quá khứ với các công ty này, hầu hết trong số đó có sự hiện diện không quá lớn tại Trung Quốc.
Gilholm nhận định: “Hầu hết những động thái này dường như chỉ mang tính hình thức vì rất nhiều công ty trong số đó đã phải chịu lệnh trừng phạt.”
Tuy nhiên, vị chuyên gia nói thêm rằng, số lượng và phạm vi các doanh nghiệp được đưa vào danh sách đen đang ngày càng mở rộng.
Trong số các công ty được Trung Quốc nêu đích danh có các nhà sản xuất hệ thống quốc phòng hàng đầu của Mỹ, bao gồm Raytheon Missile Systems, Boeing Defense, Space and Security và Lockheed Martine Missiles and Fire Control.
Michael Hart, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho biết các nhà chức trách Trung Quốc nhìn chung đã thận trọng, không thực hiện các động thái ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty đang làm ăn ở nước này. Theo ông, các hành động của Bắc Kinh không gây ảnh hưởng đến các công ty mang lại lợi ích cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Bắc Kinh đã thể hiện lập trừng ngày càng cứng rắn trước thời điểm ông Trump quay trở lại Nhà Trắng. Trước đó, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã công bố một cuộc điều tra với nhà sản xuất chip Nvidia, cấm xuất khẩu khoáng sản quý hiếm sang Mỹ và có nhiều động thái mạnh hơn vào các công ty khác để gây áp lực cho chuỗi cung ứng của họ.
Các động thái này là một phần của những đợt đáp trả cho mâu thuẫn thương mại vốn đã leo thang trong những tháng gần đây. Tình hình bắt đầu căng thẳng trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, sau khi ông gây áp lực cho Trung Quốc bằng thuế quan và các yêu cầu hạn chế về thương mại. Ở thời điểm đó, Bắc Kinh chủ yếu chỉ đưa ra các biện pháp mang tính hình thức để đáp trả.
Sau thời điểm đó, chính quyền Biden cũng mở rộng lệnh hạn chế với các công ty Trung Quốc và áp đặt lệnh cấm với các sản phẩm có mục đích sử dụng kép, gần đây đã nhắm đến 140 doanh nghiệp của Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thay đổi một số nền tảng pháp lý trước những động thái áp đặt từ phái Washington, như tạo ra danh sách đen và lệnh trừng phạt để tách Mỹ khỏi các nguồn tài nguyên quan trọng.
Apple đã đồng ý trả 95 triệu USD để giải quyết vụ kiện cáo buộc công ty vốn coi trọng quyền riêng tư này đã triển khai trợ lý ảo Siri để nghe lén những người sử dụng iPhone và các thiết bị thời thượng khác.
Bản đề xuất dàn xếp được đệ trình hôm 3/1 tại một tòa án liên bang ở Oakland của California sẽ giải quyết vụ kiện kéo dài 5 năm xoay quanh cáo buộc Apple đã bí mật kích hoạt Siri để ghi lại các cuộc trò chuyện thông qua iPhone và các thiết bị khác được trang bị trợ lý ảo trong hơn một thập kỷ.
Apple bị cáo buộc đã ghi âm ngay cả khi mọi người không tìm cách kích hoạt trợ lý ảo bằng các gọi “Này, Siri”. Vụ kiện khẳng định rằng một số cuộc trò chuyện được ghi lại sau đó đã được chia sẻ với các nhà quảng cáo nhằm bán sản phẩm của họ cho những người tiêu dùng có nhiều khả năng quan tâm đến hàng hóa và dịch vụ.
Những cáo buộc về một Siri tọc mạch đã mâu thuẫn với cam kết lâu dài của Apple trong việc bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng – một cuộc thập tự chinh mà CEO Tim Cook thường xem là cuộc chiến bảo vệ “quyền cơ bản của con người”.
Apple không thừa nhận bất kỳ hành vi sai trái nào trong thỏa thuận giải quyết, vốn vẫn phải được Thẩm phán Tòa sơ thẩm liên bang Hoa Kỳ Jeffrey White chấp thuận. Các luật sư trong vụ án đã đề xuất lên lịch phiên tòa vào ngày 14/2 tại Oakland để xem xét các điều khoản.
Nếu thỏa thuận dàn xếp được chấp thuận, hàng chục triệu người tiêu dùng sở hữu iPhone và các thiết bị Apple khác từ ngày 17/9/2014 đến cuối năm ngoái có thể nộp đơn khiếu nại. Mỗi người tiêu dùng có thể nhận được tới 20 USD cho mỗi thiết bị có trang bị Siri nằm trong dàn xếp, mặc dù khoản tiền trả có thể giảm hoặc tăng, tùy thuộc vào số lượng khiếu nại. Theo ước tính trong các tài liệu của tòa án, chỉ có 3% đến 5% người tiêu dùng đủ điều kiện dự kiến sẽ nộp đơn khiếu nại.
Người tiêu dùng đủ điều kiện sẽ bị giới hạn trong việc yêu cầu bồi thường cho tối đa 5 thiết bị.
Khoản tiền dàn xếp này chỉ là một phần nhỏ trong số 705 tỷ USD lợi nhuận mà Apple đã bỏ túi kể từ tháng 9/2014. Nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong số khoảng 1,5 tỷ USD mà các luật sư đại diện cho người tiêu dùng ước tính Apple có thể phải trả nếu công ty bị phát hiện vi phạm luật nghe lén và các luật bảo mật khác nếu vụ việc được đưa ra xét xử.
Theo các tài liệu của tòa án, các luật sư đã đệ đơn kiện có thể yêu cầu bồi thường tới 29,6 triệu USD từ quỹ dàn xếp để trang trải các khoản phí và chi phí khác của họ.
Chính quyền mới Syria được cho là sẽ cần giải pháp trước tình hình giao tranh leo thang tại miền bắc, đồng thời phải lưu ý đến động thái từ Israel.
Mỹ "động binh" tại miền bắc Syria ?
Miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây. Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.
Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.
Tính đến chiều qua (giờ VN), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad bị lật đổ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm dân quân thân Ankara đã tập hợp lực lượng dọc biên giới với Syria và đã tổ chức những cuộc tấn công với mục tiêu kiểm soát Kobani, thành phố nằm ở biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ và hiện do SDF kiểm soát. Việc Mỹ trở lại Kobani sẽ giúp duy trì cán cân quân sự và ngăn Thổ Nhĩ Kỳ cùng đồng minh tiến sâu tại Syria. Quân đội Mỹ từng rút khỏi Kobani năm 2019 và lực lượng Nga sau đó tiếp quản nơi này, song những diễn biến chính trị gần đây ở Syria đã đặt yêu cầu mới cho Washington nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Syria. Lầu Năm Góc hồi tháng 12.2024 cho biết hiện có 2.000 quân nhân Mỹ đồn trú tại Syria, hơn gấp đôi so với con số 900 binh sĩ như số liệu thời gian qua.
Trong diễn biến liên quan, AFP ngày 2.1 dẫn thông tin từ SOHR cho hay có 23 tay súng từ lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ và 1 người trong nhóm vũ trang địa phương có liên hệ với SDF đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở TP.Manbij. SDF cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của đối thủ ở phía nam và đông TP.Manbij, trong khi lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ liên tục tập kích các khu vực trên bằng máy bay không người lái và hỏa lực pháo. Chính quyền mới của Syria thời gian qua yêu cầu các nhóm dân quân trên lãnh thổ nước này giải tán và gia nhập quân đội quốc gia, song SDF yêu cầu đối thoại trực tiếp và giải quyết thỏa đáng những vướng mắc.
Sự can dự của Israel
Bên cạnh giải bài toán các cuộc đụng độ phía bắc, giới chuyên gia nhận định chính quyền mới tại Syria cần lưu ý đến động thái từ Israel, quốc gia đến nay vẫn có các hành động quân sự nhắm vào Syria. Trong ngày 2.1, truyền thông Syria đưa tin Israel đã tấn công các cơ sở quân sự tại TP.Aleppo, tây bắc Syria. Lực lượng Tel Aviv trong gần 1 tháng qua đã thực hiện hàng trăm vụ tấn công vào mục tiêu quân sự tại Syria, nói rằng điều này nhằm ngăn số vũ khí rơi vào tay các nhóm thù địch.
Cũng vào ngày 2.1, Israel xác nhận từng thực hiện chiến dịch đột kích nhà máy tên lửa tại Syria ngày 8.9.2024, thời điểm ông al-Assad vẫn còn nắm quyền. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết đã đổ bộ vào Syria từ trực thăng, đột kích và phá hủy nhà máy ngầm mà Tel Aviv cho là được Iran tài trợ để sản xuất vũ khí phục vụ các lực lượng ủy nhiệm.
Theo tờ The Jerusalem Post, điểm đáng lưu ý là cách quân đội Israel có thể vượt qua lớp phòng không dày đặc bảo vệ cơ sở vũ khí, được đặt tại TP.Masyaf. Cuộc đột kích của Israel có sự tham gia của những trực thăng hỗ trợ đổ bộ và các UAV yểm trợ, trong khi kho vũ khí ở Masyaf được xem là nơi bảo vệ nghiêm ngặt thứ 2 tại Syria chỉ sau thủ đô Damascus.
Giả thuyết được đưa ra là Israel đã có nhiều hoạt động vô hiệu hóa hệ thống phòng không Syria trước đó, nếu không chiến dịch trên gần như bất khả thi, song hiện vẫn chưa có xác thực rõ ràng. Dù với lý do nào, thực tế quân đội Israel đã thực hiện cuộc đột kích thành công sẽ ít nhiều khiến chính quyền mới tại Syria để tâm đến khả năng tác chiến bí mật của Tel Aviv.
Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc đã dừng nỗ lực bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều giờ giữa các điều tra viên và nhân viên an ninh của Tổng thống.
Theo Yonhap, Văn phòng điều tra tham nhũng các quan chức cấp cao (CIO) tuyên bố dừng thi hành lệnh bắt giữ Tổng thống lúc 1h30 chiều hôm nay (3/1), khoảng 5h sau khi các điều tra viên của cơ quan này tới dinh thự của Tổng thống để bắt giữ ông Yoon Suk-yeol.
Trong thông cáo gửi báo chí, CIO viết: "Chúng tôi xác định rằng, việc thực hiện lệnh bắt giữ sẽ gần như không thể tiến hành do cuộc đối đầu tiếp diễn và vì lo ngại cho sự an toàn của các nhân viên. Chúng tôi sẽ quyết định về các bước tiếp theo sau khi xem xét tình hình. Chúng tôi lấy làm tiếc về hành vi của nghi phạm khi người này từ chối tuân thủ các thủ tục pháp lý".
CIO vẫn còn thời gian tới thứ Hai (6/1) để thực hiện lệnh bắt ông Yoon Suk-yeol với cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực. Đây là những cáo buộc liên quan tới việc nhà lãnh đạo bị luận tội này đưa ra lệnh thiết quân luật vào đầu tháng trước.
Sáng nay, hơn 1.000 người ủng hộ ông Yoon đã tập trung gần dinh thự của Tổng thống. Dù bị 2.700 cảnh sát được triển khai để duy trì trật tự bao quanh, song họ vẫn hô vang: "Bắt giữ trái phép. Hoàn toàn vô hiệu. Bắt giữ CIO".
Trong những ngày gần đây, hàng nghìn người ủng hộ ông Yoon Suk-yeol đã tập hợp bên ngoài dinh thự của tổng thống để phản đối việc luận tội cũng như bắt giữ nhà lãnh đạo này. Một số người đã bị cảnh sát giải tán cưỡng bức.
CIO được cho là cố gắng bắt giữ ông Yoon vào hôm nay thay vì hai ngày cuối tuần vì thứ 7 và Chủ nhật họ có thể phải đối mặt với đám đông phản đối lớn hơn. Trong khi đó, việc bắt giữ vào thứ Hai sẽ quá gần hạn chót. Nhóm thực hiện lệnh bắt bao gồm 30 người từ CIO và 120 cảnh sát.
Nguồn: Soha; CafeF; VOA; Thanh Niên; Vietnamnet
Trung Quốc suy tàn 2025; Ukraine ‘đánh cược’ tại Kursk, Hy vọng mới thỏa thuận Gaza; Biểu tình tại Philippines; Mỹ với chương trình nhập cư H-1B
Mỹ: Nguy cơ cháy rừng lan rộng; Canh bạc của Elon Musk; Thời hoàng kim bắt đầu; Trump nhận chức; ‘Đòn cuối’ của Biden
H5N1 đe dọa toàn cầu; TQ bước vào Xuân vận; Tổng thống HQ bị bắt; Duyệt thỏa thuận ngừng bắn Gaza; Ai sẽ kế nhiệm Justin Trudeau?
Bệnh cúm tăng đột biến ở Nhật; Buồn của kinh tế TQ; Làn sóng du lịch Ukraine; Những trận chiến sinh tử tại Kursk; Lách luật để liên kết
Mỹ: California trong biển lửa; Thách thức kinh tế; 4 kịch bản thâu tóm Greenland; Toan tính của Trump; Gói trừng phạt lịch sử với dầu Nga
Mỹ: Khan hiếm trứng; Cháy rừng California mất 150 tỷ USD; Biden vì sao sụp đổ, thành tựu đối ngoại; Trump đánh canh bạc chiến lược
Mỹ: Giờ G sắp điểm với TikTok; Triển khai ‘biện pháp đặc biệt’; ‘Người định hình’ chính trị; Di sản của Biden; Quân bài mặc cả với Nga
Buồn của kinh tế TQ; Phạm tội để được ngồi tù ở Nhật; Nokia bị khai tử lần 2; Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hamas; Biểu tình lớn ở HQ
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá