Nỗi niềm người Việt nơi xứ người: Đất lành chim đậu

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Bữa nay mình bàn về một đề tài khá nhậy cảm vì nó gắn liền với tình cảm, mà tình cảm thì không đi đôi với lý trí nên ai nghiêng về tình cảm thì không dùng lý trí, mà ai dùng lý trí thì phải dẹp tình cảm sang một bên mới giải quyết vấn đề được.

Câu hỏi người Việt từ Ukraine đến Đức đặt ra là: Nên ở hay đi? Đó là quyết định quan trọng cả một đời người, cũng như mình nên lấy anh A hay anh B. Đã quyết định rồi thì khó thay đổi được.

Tôi đặt vài trường hợp sau đây, như người Đức hay nói là Plan A, Plan B, Plan C.

1. Trở về Ukraine:

Đó là khi Ukraine chấm dứt chiến tranh, không biết khi nào, gần là sau vài tháng, xa là sau vài năm. Mình hãy vẽ ra cuộc sống sau chiến tranh ra sao. Dĩ nhiên là xấu hơn tr ước chiến tranh: Nhà cửa tan tành, đường sá xuống cấp, hãng xưởng, bệnh viện phải trùng tu lại mới hoạt động được. Tóm lại, việc xây dựng tốn bao nhiêu năm thì việc trùng tu cũng tốn thời gian và tiền bạc rất nhiều. Câu hỏi là lấy đâu ra tiền? Người dân thất nghiệp là chuyện dĩ nhiên, trừ người làm nghề xây dựng là nghề nơi nào cũng cần. Vậy thì ai có của ăn, của để?

2. Người Việt hay gọi Ukraine là quê hương thứ hai, tôi không đồng ý với ý niệm này. Nếu Ukraine là quê hương của người Việt, tại sao người Việt không lấy quốc tịch Ukraine? Tại sao đàn ông Việt, phụ nữ Việt không tình nguyện ở lại để chống quân xâm lược nước mình đến viên đại cuối cùng? Hay đó chỉ là lời nói ở cửa miệng? Có cỗ thì tôi đến ăn, đói thì tôi đi chỗ khác chơi. Sorry, tôi hay suy nghĩ theo kiểu trắng đen như vậy.

3. Nay người Việt đã đến Đức để thấy cuộc sống ở nước tư bản ra sao, không ai tặng cho mình thứ gì hết. Ai cũng phải cạnh tranh “khốc liệt“ mới kiếm được công ăn việc làm. Người giỏi, người mạnh thì thắng, người khờ khạo, chậm chạp, lờ mờ thì thua. Cách làm việc của người Đức như trâu, như bò, không ai vừa làm, vừa chơi như ở Á Đông. Thí dụ như người bán hàng ở siêu thị thì thâu tiền khi khách đông, xếp hàng, lau chùi siêu thị khi khách vắng. Chẳng cần giám thị chỉ tay năm ngón, họ cũng phải làm vì thiếu món hàng nào thì khách nói cho họ biết liền, khách trợt chân vì ai đổ nước xuống sàn nhà thì người bán hàng phải chịu trách nhiệm là siêu thị dơ, nguy hiểm cho khách. Họ làm cho to chuyện thì siêu thị bị phạt tiền hay bị đóng cửa luôn. Tư bản mà!

4. Tính sao đây? Đi hay ở?

Tôi đã đến Ukraine tổng cộng 3 lần vì tôi là hội viên của hội MitOst ở Berlin, họ tổ chức festival ở Uzghorod và Ivano-Frankiv. Lần cuối cùng tôi đến Ukraine là mùa hè năm rồi, tôi đến Odessa trong chuyến du lịch các thành phố biển Black Sea. Mấy lần trước tôi ít quan tâm đến nền kinh tế Ukraine. Lần sau này, tôi thấy toàn là đồng ruộng. Ukraine là nơi trồng lúa mì nuôi cả thế giới, nhưng nông dân giàu hay nghèo? Thông thường, mình chỉ trồng và bán nông phẩm khi mình thu được lợi tức cao. Bán chứ đâu phải tặng không cho khách! Nhưng tại sao nông dân lại không giàu (như ở Đức?). Nếu mình ăn thua bán lỗ thì mình buộc lòng phải kiếm nghề khác mà làm. Hay nông dân phải nhét tiền cho "mấy ổng" nên nghèo?

5. Trước chiến tranh đã vậy, sao chiến tranh thì thế nào? Tôi không nghĩ là người dân có của ăn, của để để mua sắm, ăn hàng ăn quán như trước kia. Mà đa số người Việt không làm hãng hay làm công chức (như tôi) mà chỉ mở quán ăn, tiệm làm móng, bán quần áo v.v., tóm lại, mấy thứ ăn chơi, ăn diện, làm đẹp khi có tiền. Sau chiến tranh, ở VN, bo bo người ta còn không có mà ăn, ai đi làm móng khi không có nhà mà ở? Ở Ukraine, ai ra công viên ngủ đây? Máu đông lạnh luôn, chầu ông bà ông vãi lúc nào không hay. Vậy nên tôi suy là cuộc sống càng khó khăn hơn lúc trước rất nhiều. Ai nghĩ khác tôi, cứ việc lên tiếng!

6. Dĩ nhiên là người càng nhỏ tuổi, càng hoà nhập vào cuộc sống ở Đức mau hơn người lớn tuổi. Nhưng không ai tình nguyện chạy sang nước khác để bắt đầu bằng số 0. Trong cái rủi cũng có cái may. Chính phủ Đức lo cho mình được đến đâu, hay đến đấy. Rồi mình tự mình lo cho mình. Ai cũng có cơ hội để học tiếng, học chữ, học nghề nếu đầu óc mình còn minh mẫn. Muốn cho mình được thoải mái tinh thần, mình phải bỏ qua quá khứ, nhìn vào tương lai. Chuyện này không phải dễ. Nếu mình ban đêm không ngủ được vì tiếc của, làm sao mình sống được? Vừa rồi tôi mới được nghe câu chuyện là hai ông bà già ở Ukraine bị quân Nga "mượn" tất cả mọi thứ trong nhà, đem đi hết, vì hai ông bà già trốn trong hầm nên không giữ của được, mà cho dù ở trong nhà, cũng chưa chắc giữ của được. Hai người đã sang Ba Lan tránh nạn. Tôi kể chuyện vậy để mọi người đừng tiếc của làm gì. Trời cho mình sống thì tay mình sẽ làm ra tiền khi mình mạnh khoẻ.

7. Làm lại cuộc đời không phải dễ, nhưng mình có gì để mất mát đâu? Khi tôi bước chân đến Đức, tôi chỉ có 1 người duy nhất trong đời, đó là người bạn tôi quen qua thư tín, khi xưa ở miền nam Việt Nam gọi là bạn bốn phương. Tôi bị mất sở làm (Tòa Đại Sứ Đại Hàn), mất quốc tịch Việt Nam, vô gia cư (người tỵ nạn ở Pusan, Đại Hàn), không có đến 1 đồng xu dính túi. Tôi chỉ trông nhờ vào anh Đức chưa biết mặt lần nào giúp tôi hòa nhập vào cuộc sống ở Đức. Dĩ nhiên là ảnh phải bỏ tiền lương của ảnh nuôi tôi ăn học cho đến khi thành tài, tự mình kiếm cơm được. Bây giờ tôi vẫn làm bạn với ảnh. Vậy là cả một cuộc đời sống với ảnh ở Hamburg. Tiếng Đức gọi người đàn ông sống ở Hamburg là Hamburger, không phải cái bánh mì kẹp thịt bò đâu nhé! Anh này là Hamburger chính gốc.

8. Tôi viết bài này để khuyến khích tinh thần cho mọi người từ Ukraine đến Đức chân ướt, chân ráo, muốn tâm sự với ai cũng không phải dễ. Vậy ai muốn tậm sự thì cứ việc nói, tôi nghe. Tôi cũng bắt đầu bằng số 0 như mọi người hôm nay. (Khi tôi đến phi trường Bangkok trên đường đến Đức, hải quan Thái thấy tôi cầm passport của Đức nên nói: Deutsche. Tôi im luôn, không trả lời gì hết. Tôi có biết Deutsche là gì đâu mà trả lời!). Không biết tiếng Đức thì cũng như người điếc vậy!

(Xem thêm:

=> Lại nóng Vụ Trịnh Xuân Thanh: Đức vừa bắt giam một nghi can người Việt dẫn độ từ Cộng hoà Séc)

(Nguồn: FB Karin Puttfarken, M.A., Hamburg, Đức. Tựa đề do Toà soạn bổ sung)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Người Việt ở Đức

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu cùng Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam tại Đức trao bò sinh sản cho 12 hộ nghèo tỉnh Điện Biên

24/04/2024

  Bữa nay mình bàn về một đề tài khá nhậy cảm vì nó gắn liền với tình cảm, mà tình cảm thì không đi đôi với lý trí nên a

Hướng dẫn thủ tục đón người nhà sang Đức thăm thân, và sau đó có thể làm thủ tục đoàn tụ

22/04/2024

  Bữa nay mình bàn về một đề tài khá nhậy cảm vì nó gắn liền với tình cảm, mà tình cảm thì không đi đôi với lý trí nên a

Thụy Sỹ: Con đường gian nan người Việt sang làm nghề Nail; Nạn quảng cáo mại dâm với hứa hẹn sinh lợi nhất

22/04/2024

  Bữa nay mình bàn về một đề tài khá nhậy cảm vì nó gắn liền với tình cảm, mà tình cảm thì không đi đôi với lý trí nên a

Lên đầu trang