Một công trình nghiên cứu khoa học ở Đức: Lịch sử người Việt ở Berlin và xung đột giữa các thế hệ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

LTS: Mới đây một cuộc phỏng vấn báo chí trên mạng với một giáo sư tiến sỹ nhân chủng học thuộc trường đại học tổng hợp Berlin giới thiệu về một công trình nghiên cứu khoa học chuyên đề lịch sử người Việt ở Berlin và sự xung đột giữa các thế hệ, mà xưa nay truyền thông ít đề cập tới, gần như bị quên lãng, đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng ở Đức. Toà soạn xin gửi tới Qúy độc giả những vấn đề cốt yếu, gốc rễ được đề cập trong cuộc phỏng vấn đó (chú thích: các khái niệm tiếng Đức được dùng trong cuộc phỏng vấn vẫn giữ nguyên bản), hy vọng sẽ được mỗi người con Việt quan tâm trăn trở nhìn về tương lai các thế hệ con cháu mình tiếp nối sẽ về đâu? Thế hệ ông cha chúng phải làm gì đây?

Số lượng người Việt đến Berlin

Khoảng 30.000 người Việt đã đến Berlin trong 3 đợt nhập cư lớn. Nhóm đầu tiên là “Thuyền nhân“ từ miền Nam Việt Nam với tư cách là những người tị nạn chính trị sau khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam năm 1975. Nhiều người được giáo dục tốt và chạy trốn khỏi chế độ Cộng sản. Khoảng 1,5 triệu người đã liều mạng rời khỏi đất nước, nhưng chỉ dưới 800.000 người sống sót khi vượt biên qua Biển Đông (nghĩa là chết gần một nửa). Thế giới phương Tây đã quyết định giúp đỡ trong khuôn khổ Công ước Tị nạn Liên Hợp Quốc. Đức đồng ý tiếp nhận một số lượng ước định khoảng 38.000 người tị nạn. Tàu cứu hộ “Cap Anamur“ của Đức đã giải cứu nhiều gia đình thoát chết từ biển cả, và được Tây Berlin hảo tâm tiếp nhận.

Nhóm thứ hai, lao động Việt xuất khẩu sang Đông Đức

Trong tổng số 60.000 lao động xuất khẩu Việt Nam, hầu hết - khoảng 51.000 - đã đến CHDC Đức trước khi Bức tường sụp đổ để làm việc tại đất nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ở Việt Nam, họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, chỉ có một thiểu số đến từ môi trường học thuật. Theo quy định, họ đến Đức một mình, sống trong ký túc xá riêng và không có quyền đón gia đình sang hay lập gia đình. Phụ nữ mang thai bị trục xuất hoặc buộc phải phá thai. Họ không được hoà nhập và rất ít cơ hội để học tiếng Đức.

Số phận lao động Việt xuất khẩu sau tái thống nhất Đức

Trong một thời gian họ bị rơi vào tình trạng như lưu vong. Vào đầu những năm 1990, họ bị sa thải hàng loạt. Các công ty Đức được quyền chấm dứt hợp đồng lao động với thời hạn báo trước 3 tháng cho đến khi hồi hương. Về mặt pháp lý, họ được hưởng khoản thanh lý hợp đồng lao động với 3.000 DM và tiếp tục trả lương cho giai đoạn chuyển tiếp trước khi về nước. Nhưng hầu hết trong số họ đã không nhận được thông báo về quyền lợi của họ từ các công ty. Đến cuối năm 1991, chừng 45.000 lao động Việt xuất khẩu đã trở về Việt Nam và 25.000 người ở lại cố gắng xây dựng một cuộc sống mới cho chính họ tại Nước Đức thống nhất.

Nỗ lực ở lại nước Đức

Nhiều người Việt phải tự hành nghề, bán hàng lưu động, mở các nhà hàng nhỏ, cửa hàng bán lẻ hoa quả, quần áo, tạp hoá... Kiệt sức làm việc mỗi tuần 7 ngày, mỗi ngày 12 đến 14 tiếng, để có thể tồn tại. Cũng vì thế họ có rất ít thời gian chăm sóc gia đình, vợ chồng, con cái, những người được họ đón sang Đức đoàn tụ sau khi định cư.

Nhóm thứ 3 tự tìm đường nhập cư

Đây là nhóm ngoài 2 nhóm ở trên được coi là những người nhập cư mới. Nổi bật là những phụ nữ bình dân từ miền Trung Việt Nam đến Đức mong mạng lại cho con cái họ một cuộc sống tốt hơn. Nhiều người sang Đức đang mang thai tìm kiếm một người cha giả qua con đường của những người môi giới. Những người cha giả thường là những người vô gia cư, vì vậy không thể có tiền đóng góp nuôi con như luật định, và được người mẹ trả một khoản tiền lót tay chừng 6000 Euro để nhận quan hệ cha con. Những đứa trẻ sinh ra ở Berlin sau đó tự động được cấp quốc tịch Đức, các bà mẹ nhận được quyền định cư ở Đức.

Những người cha thực sự

Cha thực sự của những đứa trẻ trên chính là người chồng ở Việt Nam, phải làm thủ tục pháp lý ly hôn ở Việt Nam, để đưá con có thể khai sinh cha giả ở Đức, với hy vọng sau này sẽ được đón sang Đức.

Sự khác biệt giữa thế hệ đầu tiên sang Đức và thế hệ kế tiếp

Thế hệ đầu tiên là thế hệ cha mẹ di cư từ Việt Nam sang Đức. Thế hệ thứ hai là những đứa trẻ được sinh ra ở Đức. Do đó, thế hệ đầu đã có một thời thơ ấu sống ở Việt Nam trước khi sang Đức. Thế hệ này định vị gốc rễ của mình ở Việt Nam, trong khi thế hệ thứ hai có dấu hiệu không thuộc về Đức cũng không thuộc về Việt. Ở trường, chúng liên tục phải đối mặt với sự phân biệt với học sinh Đức, thông qua những trò đùa trêu chọc thường ngày của các bạn cùng lớp. Đó là lý do tại sao chúng cố gắng hết mình để trở thành người Đức và từ chối bản sắc Việt, từ thức ăn, đến ngôn ngữ.

Tiếng Việt không được coi là ngoại ngữ thứ 2 như tiếng Anh

Hậu quả ngày càng giảm chia sẻ chuyện trò giữa các thế hệ người Việt ở Đức. Bởi vì cha mẹ quá ít tiếng Đức và trẻ em quá ít tiếng Việt, rốt cuộc thiếu "văn hóa đối thoại" trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình. Xung đột có xu hướng được giữ trong im lặng, cảm xúc và trải nghiệm vui buồn hiếm khi được nói ra. Khi trẻ em người Việt ở Đức về Việt Nam trong những kỳ nghỉ học, chúng phải đối mặt với một thực tế khả năng ngôn ngữ Việt yếu kém và văn hoá giao tiếp Việt kém cỏi. Ở đó, họ được gọi là "Việt Kiều", tức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phân biệt với người trong nước.

Thành tích học tập đóng vai trò quan trọng đối với cha mẹ

Trong xã hội Việt Nam ngay cả khi sống ở Đức, học tập được coi trọng nhằm bảo đảm con đường công danh cho con cái trong tương lai. Trẻ em, vì vậy, luôn được kỳ vọng mang về cho gia đình những điểm số cao nhất. Họ coi đó là phần thưởng cho những nỗ lực của họ với tư cách là thế hệ nhập cư đầu tiên và thường kém may mắn ở Đức. Nếu trẻ em chỉ mang về nhà điểm 2 hay 3 chúng có thể bị phạt nghiêm khắc, gây áp lực kinh khủng đối với chúng. Nhưng đáng kinh ngạc một số lượng lớn học sinh Việt đã biến áp lực này thành thành công.

Những người Việt thành công

Rất vui mừng, ngày càng nhiều người Đức gốc Việt trẻ tuổi không chỉ giành được bằng cấp cao, mà còn nổi tiếng về mặt chính trị và nghệ thuật. Cha mẹ chúng có một điểm đặc biệt là không thích thu hút sự chú ý. Trong khi đó, thế hệ trẻ này lại không đặt ra vấn đề đó và sẵn sàng đối mặt công khai với lịch sử của thế hệ mình.

(Nguồn: Tổng hợp từ Internet)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Người Việt ở Đức

Video chàng trai Việt học nghề ở Đức nhảy gây sốt mạng xã hội; Diễn viên Quỳnh Thư được bạn trai tại Đức cầu hôn, thu hút người hâm mộ

23/03/2024

  LTS: Mới đây một cuộc phỏng vấn báo chí trên mạng với một giáo sư tiến sỹ nhân chủng học thuộc trường đại học tổng hợp Berlin giới thiệu về một công trình nghiên

Ngành chế tạo máy ở Sachsen đang kì vọng du học nghề từ Việt Nam: Hiện đứng đầu số lượng du học sinh nước ngoài

20/03/2024

  LTS: Mới đây một cuộc phỏng vấn báo chí trên mạng với một giáo sư tiến sỹ nhân chủng học thuộc trường đại học tổng hợp Berlin giới thiệu về một công trình nghiên

Cảnh báo thực phẩm Việt ở Iceland cần biết:  Kêu gọi cung cấp kết quả kiểm nghiệm thực phẩm cho thực khách tại các nhà hàng

18/03/2024

  LTS: Mới đây một cuộc phỏng vấn báo chí trên mạng với một giáo sư tiến sỹ nhân chủng học thuộc trường đại học tổng hợp Berlin giới thiệu về một công trình nghiên

Lên đầu trang