Gian nan chìm nổi tiệm Nail Việt EU: Kiểm tra bất thường; Ngờ vực hợp đồng; Bóc lột; Rửa tiền; Nhập cư lậu; Mạng lưới cung ứng Đức - Thụy Sỹ

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

LTS: Chưa kể các vụ cảnh sát điạ phương đột nhập khám xét tiệm Nail người Việt diễn ra tại các điạ điểm kinh doanh ở các nước EU được truyền thông ở đó thường xuyên cập nhật, mà hình ảnh tổng quan theo kỳ ở từng địa phương, quốc gia cũng được họ cung cấp. Bài viết phóng sự dưới đây tại Thụy Sỹ nơi nói tiếng Đức, Anh, Pháp và Ý cho thấy hình ảnh tiệm Nail người Việt ở xứ người gian nan chìm nổi biết chừng nào !

Cảnh sát kiểm tra bất thường tiệm Nail

Các tiệm Nail (làm móng) đang trở nên rẻ hơn. Điều mà nhiều khách hàng không biết là các thẩm mỹ viện người Việt ở Bern (Thủ đô Thụy Sĩ) thường là điểm nóng của vấn nạn bóc lột nhân công.

Nhiều tiệm làm móng gần đây đã mọc lên như nấm ở Bern. Cảnh sát nhập cư (Fremdpolizei) thường phải kiểm tra hộ chiếu của nhân viên xem có thật hay không.

Các cơ quan chức năng hiếm khi đến thăm các tiệm làm móng. Nhưng cảnh sát nhập cư thì thường xuyên, như buổi trưa cách đây 3 ngày, 5 cảnh sát mặc thường phục đến các tiệm Nail người Việt tại khu vực nhà ga chính ở Bern với nhiệm vụ điều tra ngờ vực về lao động bất hợp pháp cũng như tiền lương bóc lột và điều kiện làm việc không bảo đảm.

Vừa bước vào bên trong đã sực mùi dung môi. Đằng sau bàn làm móng, các nữ nhân viên đang thao tác mỹ thuật trên tay, chân của khách hàng. Đó là những tác phẩm nghệ thuật nhỏ được làm bằng gel vẽ trên móng tay, chân, những hoa văn, lá cành, chim chóc... trừu tượng. Trên tường phòng làm việc trang trì những bông hoa trắng.

Trưởng nhóm cảnh sát đến cạnh một bàn làm việc, chìa thẻ công vụ và cất tiếng: "Xin chào. Chúng tôi tiến hành kiểm tra giấy tờ nhân viên“. Chủ tiệm người Việt tiến tới bắt tay, chỉ vào nhân viên đang làm việc và nói bằng tiếng Đức không sõi: "Người phụ nữ này không phải nhân viên của tiệm“. Trưởng nhóm hỏi: "Vậy cô ấy làm gì?". "Cô ấy là bạn của tôi và chỉ tới chơi, tiện thì giúp đỡ thôi". Bạn này vừa ăn trưa với tôi và sau đó tôi mời đến xem thẩm mỹ viện để giúp cô ấy học hỏi sau này hành nghề. Do vừa có khách hàng, bạn tôi sẵn sàng bắt tay thử nghiệm, nhưng hoàn toàn không phải nhân viên của tiệm. Tuy nhiên, không ai giúp không công cả, xong việc tôi trả bạn ấy 30 Franken (tên gọi tiền Thụy Điển).

Một cảnh sát khác kiểm tra một nhân viên ngồi làm việc tại bàn cuối tiệm. Chủ tiệm cho biết, nhân viên này đến Thụy Sĩ cách đây 3 năm, kết hôn với chồng là người Thụy Sĩ và hiện đang cùng điều hành tiệm nail này.

Trong cuộc trò chuyện tiếp theo với các nhân viên tiệm Nail này, cảnh sát cố gắng để có được thông tin về điều kiện làm việc của họ.

Cảnh sát yêu cầu chủ tiệm trình bản ghi chép thời gian làm việc của 5 nhân viên. Chủ tiệm đáp: Tôi chưa có thời gian để tổng kết tuần này. Còn tuần trước, tôi chỉ mới điền vào tờ giấy nháp chưa kịp ghi vào mẫu tổng kết. Cảnh sát hỏi về hợp đồng lao động của 5 nhân viên. Chủ tiệm trình cả 5 hợp động theo cùng một mẫu.

Ngờ vực hợp đồng tù mù

Văn bản của hợp đồng có những điều khoản: "Phân công giờ làm việc hàng tuần không cố định mà do chủ tiệm điều động theo nhu cầu công việc. Tiền lương tính theo giờ trong đó đã cộng cả tiền lương tháng thứ 13 cũng như lương ngày lễ, ngày nghỉ thành 22 franc/giờ. Người lao động có trách nhiệm giữ bí mật tình hình và tài chính của tiệm, không được tiết lộ cho bên thứ ba. Ngoài ra, hợp đồng có điều khoản chống cạnh tranh: Người lao động chỉ được làm việc tại mỗi tiệm này“.

Trưởng nhóm cảnh sát kết luận: "Các nhân viên chỉ được tới làm việc một khi chủ yêu cầu. Có nghĩa họ phải thường trực chờ chủ lúc nào cần thì gọi, nhưng lại không được phép nhận một công việc ở nơi khác. Những hợp đồng mù mờ như vậy bị cấm ở Thụy Sĩ".

Tiệm Nail mọc như nấm

Trưởng nhóm cảnh sát cho báo giới biết, các tiệm làm móng ở Bern gần đây đã mọc lên như nấm. Chỉ riêng khu trung tâm thành phố hiện có hơn 15 tiệm. Các tiệm làm móng giá rẻ đều thuộc người Việt. Trong quá khứ, các tiệm Nail người Việt đã có những vi phạm quy định lặp đi lặp lại, như thuê những người không có giấy phép cư trú (vi phạm luật lưu trú) hoặc không ký hợp đồng lao động (vi phạm luật lao động).

Phần lớn phụ nữ Việt làm việc trong các tiệm Nail ở Thụy Sỹ nhập cảnh từ các nước láng giềng EU như Đức và có giấy phép cư trú của EU. Ở Thụy Sĩ, họ có thể làm việc trong 90 ngày một năm nếu họ đăng ký trực tuyến với Cơ quan Lao động. Hầu hết trong số họ làm việc hàng tuần tại nhiều thẩm mỹ viện Á châu khác nhau, mức lương và điều kiện làm việc có vấn đề.

Kinh doanh nghề Nail đã mang xu hướng “sử dụng lao động luân chuyển“. Hiện chưa rõ sau 3 tháng được phép làm việc tại Thụy Sĩ theo luật định, thì sau đó họ tiếp tục ở lại làm việc bất hợp pháp hay trở về nơi cư trú cũ. Đó là lý do tại sao cảnh sát thường xuyên kiểm tra các tiệm Nail. Do không có hệ thống kiểm soát đối với tiền lương và điều kiện làm việc, giấy phép lao động, nên cảnh sát nhập cư kiểm tra chỉ mang tính xác suất. Không rõ liệu các tội phạm hình sự khác kèm theo, như rửa tiền có xảy ra hay không, hiện khó có thể khẳng định.

Ngờ vực rửa tiền

Thật đáng chú ý: Các tiệm làm móng ở Bern nằm ở những vị trí rất nổi bật, chủ yếu tại các đường phố mua sắm, các lối vào siêu thị, nơi giá thuê cao ngất ngưởng. Điều đáng ngạc nhiên là mặc dù giá Nail thấp, nhưng các tiệm Nail Việt vẫn tồn tại được. Tiền đâu ra? Để so sánh: Một tiệm làm móng của người Việt, giá làm móng chân 68 franc, với một tiệm Nail người Thụy Sĩ giá đó khoảng 100 franc (hơn gấp rưỡi).

Các tiệm làm móng thành lập đang phải chịu đựng sự cạnh tranh mới. Ở tất cả các thành phố và thị trấn lớn của Thụy Sĩ, ngành làm móng chủ yếu do người Việt nắm giữ. Phần lớn người tiêu dùng trong phân khúc này thích giá thấp. Các tiệm Nail nhỏ bị mất khách hàng vào tay các tiệm Việt. Có những dấu hiệu cho thấy điều kiện làm việc ở đó đôi khi không bảo đảm đúng luật pháp Thụy Sĩ.

Bữa ăn trưa được coi là lương

Cảnh sát nói chuyện với một nữ nhân viên tiệm Nail, sau khi người này cùng nghỉ ăn trưa xong chừng 30 phút với chủ tiệm và đang bắt tay vào công việc sơn móng cho một khách hàng. Nữ nhân viên không nói sõi tiếng Đức, chữ được chữ mất. Khi được hỏi về mức lương được thỏa thuận là 30 franc như thế nào, cô trả lời không biết gì, chỉ biết lương ngần ấy tiền cầm tay. Bữa trưa thuộc tiêu chuẩn ăn, chủ tiệm dành cho nhân viên.

Nỗi lòng nhân viên tập sự

Sau một giờ, cảnh sát chuyển sang kiểm tra một tiệm Nail tiếp theo gần nhất, chỉ cách vài chục mét. Trong cửa hàng hiện đang có 8 khách hàng. Một nhân viên, 46 tuổi có hộ chiếu Mỹ cấp theo tiêu chuẩn kết hôn. Cô ấy cho biết hiện đang tập sự trong tiệm này để chủ tiệm có thể thấy những gì cô ấy có khả năng làm. Nghề móng không phải là nghề cô ấy được đào tạo chính thức. Thông thường, học nghề như vậy sẽ phải chịu một khoản phí. Riêng người Việt thường tự giúp nhau và học hỏi lẫn nhau. Trong thực tế, cô ấy học việc toàn thời gian trong tiệm. Đôi khi được trả một ít lương, hoặc không. Cách trả lương cho tập sư như vậy đã nằm ở đường ranh giới hạn trong luật Thụy Sỹ.

Cô chia sẻ, đến tiệm này làm việc không nhằm mục đích trước hết là kiếm tiền, mà để tạo mối quan hệ với cộng đồng người Việt mình trong làm ăn. Chồng người Mỹ của cô kiếm được rất nhiều tiền. Khi được hỏi tại sao rất nhiều phụ nữ Việt làm việc trong các tiệm làm móng, cô nói rằng việc đào tạo nhanh chóng hoàn thành và không cần tiếng Đức tốt. Đối với Người Việt Nam, Thụy Sĩ và các nước châu Âu khác như Pháp, Anh, Đức là một thiên đường nếu so với Việt Nam, nơi không có bảo hiểm y tế, tai nạn... Cô kết luận, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở Thụy Sĩ rất hấp dẫn, đặc biệt là đối với những người phải chống chọi với nghèo đói mỗi ngày ở quê hương của họ.

Mặt trái - Nhập cư lậu

Trong giới chức chính quyền, người ta biết rõ: Người Việt bị giới buôn lậu đưa vào châu Âu hết lần này đến lần khác. Đối với nhiều người, những chuyến nhập cư này tốn nhiều nghìn franc và chỉ có thể vay mượn, cầm cố. Sau đó, họ phải tìm cách kiếm tiền tại nơi đến để trả. Cảnh sát cho biết, các cuộc điều tra trong lĩnh vực này vô cùng khó khăn. Hầu như không bao giờ tìm thấy các nạn nhân làm chứng, hợp tác với chính quyền trong việc đưa người Việt nhập cư lậu. Cảnh sát đang phải đối phó với một cộng đồng khép kín với những giá trị và chuẩn mực riêng của nó.

Cảnh báo mạng lưới cung cứng tiêm Nail Việt ở Thụy Sĩ liên quan tới Đức

Tại tiệm Nail trên, cảnh sát đã trực tiếp nói chuyện với tổng cộng 6 nhân viên. Nhiều người cho biết: Họ đã làm việc tại nhiều tiệm Nail khác nhau ở nhiều vùng khác nhau tại Thụy Sỹ. Việc tổ chức các điểm kinh doanh dường như thực tuyến thông qua Facebook.

Điều đáng chú ý: Hóa chất, sơn móng tay trong các tiệm này đến từ siêu thị bán đồ thẩm mỹ giá rẻ ở Đức. Chuỗi cung ứng này không tồn tại ở Thụy Sĩ. Cảnh sát cho biết: Chúng tôi cho rằng các tiệm Nail ở Thụy Sĩ được kết nối với nhau và với Đức. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ điều này trong khuôn khổ kiểm soát mạng lưới Nail tại thành phố.

Người Việt tại Thụy Sĩ

Cơ quan chống buôn người, giúp đỡ nạn nhân của tội phạm buôn người Thụy Sĩ, cho biết, họ cũng bồi dưỡng cảnh sát kiến thức trong việc đối phó với những người nhập cư bất hợp pháp từ châu Á. Theo Văn phòng Thống kê Thụy Sĩ, ở nước này số liệu thống kê năm 2020 có tổng cộng 4.613 người Việt. Hầu hết trong số họ đã đến Thụy Sĩ nhiều lần, trước khi chính thức chuyển sang Thụy Sĩ cư trú. Người Việt đang chịu áp lực rất lớn. Họ đến đây vì phải kiếm tiền gửi về Việt Nam để nuôi sống gia đình họ.

Tâm trạng người Việt thật không thoải mái. Mức lương hàng tháng vài trăm franc là rất nhiều đối với họ. Tuy nhiên, thông thường họ vẫn phải trả tiền cho người sử dụng lao động đã cho họ vay trước chuyến đi đến châu Âu hoặc làm giấy tờ. Ngoài ra, họ còn phải trả nhiều khoản tiền sinh hoạt khác như ăn uống và thuê nhà ở.

Hợp đồng không tuân thủ pháp luật

Một vài ngày sau khi kiểm tra đột xuất các tiệm Nail Việt, cảnh sát nhập cư tổng kết bước đầu: Tổng cộng, họ đã kiểm tra 2 tiệm làm móng với 9 nhân viên. Họ không phát hiện được vi phạm lớn nào, nhưng ít nhất là những lỗi liên quan tới vi phạm trách nhiệm đăng ký lao động và có thể cả những sai phạm bóc lột lao động, không thể ngoại trừ. Để kết luận cần điều tra sâu. Người Việt làm việc 2 cơ sở trên đều có giấy phép lưu trú ở các quốc gia EU. Đó là lý do họ được phép làm việc ở Thụy Sỹ nếu họ đăng ký với cảnh sát chuyên về lưu trú. Tuy nhiên, việc đăng ký thường không diễn ra.

Trong các tiệm làm móng đã kiểm tra, các mối quan hệ làm việc không tuân thủ luật lao động. Hợp đồng bị thiếu, như các điều khoản về tiền lương, giờ làm việc hoặc đóng phí an sinh xã hội. Theo Cảnh sát lưu trú, mục đích kiểm tra là để bảo vệ các doanh nghiệp tại địa phương đóng phí an sinh xã hội, trả lương và thuế. Không thể trả lương khác với quy định của luật pháp Thụy Sỹ.

(Xem Thêm:

=> Xếp hạng 12 nhà hàng Việt đứng đầu Berlin).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Người Việt ở Đức

Diễn đàn Phụ nữ Việt Nam tại Châu Âu cùng Liên hiệp hội Phụ nữ Việt Nam tại Đức trao bò sinh sản cho 12 hộ nghèo tỉnh Điện Biên

24/04/2024

  LTS: Chưa kể các vụ cảnh sát điạ phương đột nhập khám xét tiệm Nail người Việt diễn ra tại các điạ điểm kinh doanh ở các nước EU được truyền thông ở đó thường xuy&ec

Hướng dẫn thủ tục đón người nhà sang Đức thăm thân, và sau đó có thể làm thủ tục đoàn tụ

22/04/2024

  LTS: Chưa kể các vụ cảnh sát điạ phương đột nhập khám xét tiệm Nail người Việt diễn ra tại các điạ điểm kinh doanh ở các nước EU được truyền thông ở đó thường xuy&ec

Thụy Sỹ: Con đường gian nan người Việt sang làm nghề Nail; Nạn quảng cáo mại dâm với hứa hẹn sinh lợi nhất

22/04/2024

  LTS: Chưa kể các vụ cảnh sát điạ phương đột nhập khám xét tiệm Nail người Việt diễn ra tại các điạ điểm kinh doanh ở các nước EU được truyền thông ở đó thường xuy&ec

Lên đầu trang