Đức: Triển lãm vận tải cơ A400M Đức tại Singapore cấm khách Trung Quốc; Bốn quốc gia Đông Âu phàn nàn thuế khí đốt Đức xuất khẩu

Triển lãm vận tải cơ A400M Đức tại Singapore cấm khách Trung Quốc tham quan

Bị từ chối bởi quốc tịch Trung Quốc

Một khách Trung Quốc ngày 24/2 định lên tham quan vận tải cơ Airbus A400M của không quân Đức tại Triển lãm Hàng không Singapore thì bị một nữ nhân viên Airbus ngăn lại và hỏi quốc tịch. Khi khách tham quan cho biết mình là công dân Trung Quốc, nữ nhân viên Airbus từ chối cho người này bước vào trong, giải thích điều này "do quy định của Đức và đây là hạn chế do quân đội nước này đưa ra.

Nhiều khách Trung Quốc cũng cho biết họ bị ngăn cản lên tham quan vận tải cơ A400M được trưng bày tại triển lãm. Một người cho biết bị binh sĩ Đức đuổi ra khu vực khác và đã nộp đơn khiếu nại lên đơn vị tổ chức Triển lãm Hàng không Singapore về hành vi phân biệt đối xử với công dân Trung Quốc.

Airbus, hãng chế tạo vận tải cơ A400M, từ chối bình luận

Tuy nhiên, hãng này cho biết: Đã nhận được thắc mắc từ một số khách tham quan tại triển lãm ở Singapore về việc lên xem máy bay A400M. Chúng tôi đã lập tức liên lạc và phối hợp với khách hàng, cũng như đội ngũ Airbus tại triển lãm để đảm bảo tất cả khách tham quan đều có thể lên máy bay trong thời gian còn lại của triển lãm hàng không. Chúng tôi thành thật xin lỗi vì bất cứ bất tiện nào có thể xảy ra.

Dư luận lo ngại trước Trung Quốc tiếp cần quân sự phương Tây

Sự việc diễn ra trong lúc một số quốc gia châu Âu bày tỏ lo ngại cách Trung Quốc tiếp cận công nghệ quân sự phương Tây. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen năm ngoái kêu gọi ngăn Trung Quốc dùng công nghệ của châu Âu nhằm nâng cao năng lực quân sự.

Vận tải cơ A400M Atlas cất cánh lần đầu tháng 11/2009 và được quân đội một số quốc gia sử dụng, trong đó có Đức. Máy bay có thể mang theo 37 tấn hàng hoặc 116 binh sĩ với đầy đủ vũ khí và trang bị. A400M có tốc độ tối đa 781 km/h, tầm bay 3.300-6.400 km tùy lượng hàng mang theo.

Theo Airbus, A400M là vận tải cơ "tiên tiến nhất hiện tại", có thể chở quân đến các đường băng dã chiến kích thước nhỏ trên tiền tuyến hoặc chuyển thiết bị cỡ lớn tới căn cứ. Ngoài ra, A400M có thể tiếp liệu trên không cho các loại máy bay quân sự khác.

Bốn quốc gia Đông Âu phàn nàn thuế khí đốt Đức xuất khẩu

Các quốc gia Trung và Đông Âu gồm Cộng hòa Séc, Áo, Hungary và Slovakia đang phàn nàn về gánh nặng thuế mà Đức áp đặt lên khí đốt tái xuất khẩu từ nước này sang quốc gia họ.

Họ cảnh báo rằng việc Đức đánh thuế khí đốt khiến loại nhiên liệu này trở nên đắt đỏ hơn đang làm suy yếu nỗ lực nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc chấm dứt phụ thuộc vào nguồn cung của Nga.

Đức tăng thuế khí đốt lên 1/10 giá thành

Đức – với tư cách trung tâm lớn về cơ sở hạ tầng năng lượng, tái xuất khẩu vật tư mua từ ngoài khối sang các nước thành viên EU khác – đã đưa ra mức phí này vào thời điểm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu vào năm 2022 sau khi Nga hạn chế dòng chảy khí đốt và Đức phải chi hàng tỷ Euro để lấp đầy các cơ sở lưu trữ của mình.

Khoản thuế đã được tăng lên nhiều lần kể từ đó, và hiện ở mức 1,86 Euro/MWh, bằng khoảng 1/10 giá khí đốt tiêu chuẩn hiện tại của châu Âu. Nó càng quan trọng với Đức trong bối cảnh quốc gia Tây Âu đang phải tìm cách lấp đầy “lỗ hổng” ngân sách trị giá 10 tỷ Euro.

“Bộ tứ EU” cho biết khoản thuế này – được trả bởi các thương nhân hoặc các công ty tiện ích trong chuỗi cung ứng và nhằm giúp trang trải chi phí tái nạp kho dự trữ khí đốt – đặt ra những thách thức đáng kể cho thị trường khí đốt châu Âu và có ý nghĩa rộng hơn đối với an ninh năng lượng, khả năng cạnh tranh kinh tế và sự gắn kết pháp lý trong EU.

Hậu quả tăng thuế đế 4 quốc gia Đông Âu

Khoản thuế này, được gia hạn đến tháng 3/2027, trở thành tâm điểm chú ý khi Ủy ban châu Âu (EC) ra dấu hiệu muốn chấm dứt thỏa thuận với Nga về dòng khí đốt đi qua Ukraine vào cuối năm nay. Điều này đặt 4 quốc gia Trung và Đông Âu vào tình thế khó khăn vì tuyến đường qua Ukraine vẫn chịu trách nhiệm vận chuyển khoảng 14 tỷ m3 khí đốt Nga sang EU.

“Chi phí vận chuyển gia tăng ảnh hưởng không tương xứng đến khu vực Trung và Đông Âu, khiến các quốc gia thành viên trong khu vực này gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận nhập khẩu khí đốt từ Tây Âu”, Bloomberg dẫn tài liệu dự kiến được trình bày tại cuộc họp của các Bộ trưởng Năng lượng EU vào ngày 4/3.

“Điều này có thể buộc một số quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu khí đốt từ Nga. Nó có khả năng làm tăng sự phụ thuộc về địa chính trị của họ và làm suy yếu mọi nỗ lực nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng”, tài liệu mà Bloomberg tiếp cận được cho biết.

“Điều này, cùng với việc có thể chấm dứt vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine vào cuối năm nay, sẽ làm giảm đáng kể an ninh nguồn cung của toàn khu vực và khiến khu vực này trở nên nhạy cảm hơn trước những biến động giá cả”, tài liệu cho biết thêm.

“Chúng ta nên tránh những bước đi làm tổn hại đến công việc đã hoàn thành và củng cố sức mạnh của Nga”, Bộ trưởng Công nghiệp Séc Jozef Síkela cho biết về biện pháp này và nói thêm rằng “việc tăng phí vận chuyển khí đốt qua lãnh thổ Đức và các nước khác có thể gây ra tác động này”.

Biện pháp đối phó của EU

EU dự kiến sẽ đề xuất mở rộng các biện pháp phối hợp giảm nhu cầu khí đốt vào ngày 27/2, nguồn tin của Bloomberg cho biết. Các nhà ngoại giao từ các quốc gia thành viên sẽ tìm cách đạt được thỏa thuận chính trị về đề xuất này vào ngày 1/3 để các Bộ trưởng Năng lượng có thể phê duyệt vào ngày 4/3.

Tháng trước, EC được cho là đã yêu cầu cơ quan quản lý năng lượng của khối đánh giá tác động của khoản thuế này, được gọi là Gasspeicherumlage (phụ phí lưu trữ khí đốt) ở Berlin. Theo bà Aura Sabadus, chuyên gia thị trường khí đốt tại công ty tình báo hàng hóa ICIS, khoản thuế này đã huy động được 987 triệu Euro cho Đức trong khoảng thời gian từ tháng 6/2022 đến tháng 1/2024.

“Các nước Trung và Đông Âu đang đặt hy vọng đưa khí đốt từ Tây Âu qua Đức” để giúp đa dạng hóa nguồn khí đốt từ Nga, bà Sabadus nói. Nhưng “tất cả những cuộc thảo luận về việc đa dạng hóa nguồn cung khí đốt khỏi Nga về cơ bản là vô nghĩa nếu thuế này vẫn được áp dụng” bởi vì hiện nay việc tìm nguồn khí đốt từ nơi khác là “rất tốn kém”.

Các quan chức EU cho biết họ đang đánh giá mức thuế của Đức trong bối cảnh lo ngại rằng nó có thể khiến các nước khác cũng “bắt chước” theo. Ví dụ, Italy đang dự tính áp dụng biện pháp tương tự vào đầu năm nay.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang