Đức: Cảnh báo Nga sản xuất nhiều vũ khí hơn mức cần thiết; Được xếp hạng tín nhiệm vai trò lãnh đạo toàn cầu

Cảnh báo Nga sản xuất nhiều vũ khí hơn mức cần thiết

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng Nga đang sản xuất nhiều vũ khí hơn mức cần thiết để tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.

Sản xuất dư thừa đưa vào kho

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Đức ngày 24/4, ông Pistorius được hỏi liệu ông có đồng tình với đánh giá của các nước vùng Baltic rằng Nga có thể sẵn sàng tấn công lãnh thổ NATO trong vài năm tới hay không, ông trả lời rằng không có quả cầu pha lê nào có thể báo trước được tương lai. Nhưng điều mà các chuyên gia quân sự và vũ khí nói là Nga đang mở rộng sản xuất vũ khí, trong bối cảnh của một nền kinh tế thời chiến, một phần lớn hơn những gì đang được sản xuất không được gửi đến tiền tuyến mà được đưa vào kho.

Trang bị cho NATO

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức, trong trường hợp xung đột leo thang, toàn bộ NATO sẽ bị ảnh hưởng chứ không riêng gì nước Đức. Trong trường hợp như vậy, chúng ta sẽ phải có khả năng tự vệ. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang nỗ lực hết sức để trang bị phù hợp cho các lực lượng vũ trang ở châu Âu, trong NATO.

Hợp tác với Pháp

Phát biểu trước truyền thông hôm 24/4 bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu, ông Pistorius cho biết Berlin và Paris sắp ký một thỏa thuận để cùng phát triển một loại xe tăng chiến đấu mới cho châu Âu.

Chúng tôi đang cùng nhau phát triển một hệ thống của tương lai hướng đến, những gì chúng tôi cần – từ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ cảm biến tiên tiến đến khả năng sử dụng hệ thống không người lái trong một số tình huống nhất định, Bộ trưởng Pistorius nói và cho biết thêm rằng ông cùng người đồng cấp Pháp sẽ ký một biên bản ghi nhớ về dự án ở Paris vào ngày 26/4.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Lecornu cho biết, dự án Hệ thống chiến đấu mặt đất chủ lực (MGCS) sẽ áp dụng những bài học được rút ra từ cuộc chiến ở Ukraine và đảm bảo mẫu xe tăng mới phối hợp tốt với các loại vũ khí khác trong thực chiến.

Theo vị quan chức Pháp, MGCS không chỉ đơn thần là sản phẩm kế thừa xe tăng Leopard của Đức và xe tăng Leclerc của Pháp, mà là một “bước nhảy vọt thế hệ về mặt công nghệ” vì nó sẽ bao gồm một xe tăng chiến đấu chủ lực đi kèm với robot, máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo (AI).

Berlin và Paris cũng hy vọng sẽ thấy được tiến bộ trong một sáng kiến quốc phòng quan trọng khác của Pháp-Đức, Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai (FCAS), liên quan đến việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo.

Được xếp hạng tin nhiệm vai trò lãnh đạo toàn cầu

Kết quả khảo sát của Viện Gallup

Khải sát được công bố ngày 23/4 dựa trên các cuộc khảo sát ở 133. Theo đó, Đức là quốc gia được xếp hạng hàng đầu về vị trí lãnh đạo toàn cầu,.

Xếp hạng tín nhiệm của Đức đứng ở mức 46% vào năm 2023, trong khi Mỹ theo sát phía sau với 41%.

Là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức tự hào có tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo 60% trên lục địa, vượt xa Hoa Kỳ hai chữ số.

Vượt trên Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một cường quốc giữ vị trí đứng đầu trong lịch sử, đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ về tỷ lệ tán thành vai trò lãnh đạo ở một số quốc gia châu Phi và Ấn Độ quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tỷ lệ không tán thành sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tăng lên 36%, đánh dấu mức tăng 1 điểm phần trăm so với năm trước.

Cuộc xung đột ở Gaza dường như đã ảnh hưởng đến xếp hạng chấp thuận của Hoa Kỳ ở một số quốc gia. Gallup ghi nhận có sự suy giảm nhẹ ở các quốc gia được khảo sát sau khi xung đột bắt đầu.

Sự ủng hộ kiên định của Hoa Kỳ dành cho Israel dường như đã tăng tỷ lệ tán thành ở Israel lên 81%, nhưng tỷ lệ tán thành của họ lại giảm xuống còn 11% “ở Nhà nước Palestine”.

Bà Maryam Zarnegar Deloffre, giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học George Washington, nói: Mỹ được coi là áp dụng luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế một cách không nhất quán, chỉ trích Nga lạm dụng ở Ukraine nhưng không chỉ trích các đồng minh như Israel vì vi phạm luật nhân đạo quốc tế ở Gaza.

Bà Deloffre nói rằng việc Mỹ phủ quyết lệnh ngừng bắn ở Gaza, được đa số quốc gia thành viên ủng hộ, có thể làm xói mòn niềm tin vào luật pháp quốc tế.

Vai trò Nga và Trung Quốc

Cuộc thăm dò đưa ra một hình ảnh ảm đạm về nước Nga, đặc biệt là ở châu Âu, với tỷ lệ không tán thành hơn 90%.

Tuy nhiên, nhìn chung, tỷ lệ chấp thuận của lãnh đạo Nga ở mức 22% vào năm ngoái, tăng từ mức 21% vào năm 2022.

Với 58%, Trung Quốc có tỷ lệ tán thành cao nhất ở châu Phi, tiếp theo là Mỹ (56%), Đức (54%) và Nga 42%.

Tuy nhiên, ở hầu hết các nơi trên thế giới, Mỹ được coi là có lợi thế về quyền lực mềm so với Trung Quốc.

Trên khắp thế giới, khả năng lãnh đạo của Hoa Kỳ được đánh giá ở Kosovo cao hơn (84%) so với phần còn lại của thế giới.

Liên bang Nga đã dành cho Hoa Kỳ tỷ lệ không tán thành cao nhất là 88%.

Với 39% tán thành, Mỹ nhận được sự tán thành cao nhất ở châu Mỹ, tiếp theo là Đức với 29%.

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang