Thủ tục hành chính công nặng nề bậc nhất thế giới, hệ quả, giới chức lên tiếng; Làn sóng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà và ban công tại Đức

Làn sóng lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà và ban công tại Đức

Đức là một trong những quốc gia đầu tiên đầu tư vào công nghệ năng lượng mặt trời và hiện sản xuất nhiều điện từ năng lượng mặt trời nhất ở châu Âu.

Tính đến nay

Đức đã xây dựng hơn 400.000 hệ thống năng lượng mặt trời cắm điện (plug-in), hầu hết chúng chiếm một vị trí liền mạch trên ban công nhà của mọi người.

Dữ liệu mới cho thấy ít nhất 50.000 thiết bị đã được bổ sung chỉ trong quý đầu tiên của năm 2024. Theo lời của một chuyên gia, sự bùng nổ bắt nguồn từ “văn hóa năng lượng mặt trời rất mạnh mẽ” của Đức.

Con số đường ray xe lửa , đường cao tốc, bãi đậu xe, mái ô tô, nghĩa trang và mặt tiền tòa nhà… danh sách các công trình được cải tạo để thu hút năng lượng mặt trời vẫn tiếp tục dài.

Hệ thống pin mặt trời khác nhau trên ban công và mái nhà

Jan Osenberg, cố vấn chính sách tại hiệp hội SolarPower Europe, giải thích: Ban công năng lượng mặt trời là một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng rộng lớn hơn trên khắp châu Âu. Osenberg cho biết, chúng chỉ sản xuất bằng 10% năng lượng của hệ thống mái nhà dân cư.

Theo tính toán sơ bộ, ông ước tính Đức có khoảng 200 MW năng lượng mặt trời ban công được lắp đặt; so với công suất 16 GW từ khu vực mái nhà dân dụng.

Từ quan điểm của khách hàng, điểm khác biệt chính là ban công dễ lắp đặt hơn nhiều. Người ta có thể mua bộ sản phẩm trực tuyến và không cần thợ điện lắp đặt. Không giống như việc lắp đặt trên mái nhà, nơi sử dụng những người lắp đặt đã được chứng nhận để tránh rủi ro hỏa hoạn và hư hỏng cấu trúc.

Các tấm pin được đặt trên một cấu trúc lắp và gắn qua cáp vào một bộ biến tần chuyển đổi điện từ DC sang AC, đi vào ổ cắm của bạn thông qua phích cắm thông thường.

Người phát ngôn của nhà sản xuất Đức Meyer Burger cho biết: Lý do chính dẫn đến sự thành công của hệ thống năng lượng mặt trời ban công là nó mang lại cho mọi người cơ hội sử dụng năng lượng mặt trời mà trước đây không thể sử dụng.

Hầu hết mọi người không sở hữu nhà hoặc họ không thể lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái nhà vì lý do bảo vệ di sản, che nắng hoặc các điều kiện xây dựng khác của mái nhà. Đối với họ, năng lượng mặt trời ban công rất hấp dẫn vì họ có thể sử dụng năng lượng mặt trời để tự tạo ra điện và giảm hóa đơn tiền điện.

Chương trình năng lượng mặt trời

Đức đã đi đầu trong lĩnh vực năng lượng mặt trời trên mái nhà vào những năm 2000. Chính phủ khuyến khích người dân tham gia bằng cách thưởng cho họ các biểu giá điện đầu vào, chẳng hạn như đưa ra mức giá cố định cho mỗi đơn vị điện được đưa vào lưới điện.

Theo người phát ngôn của Meyer Burger, Khách hàng đã bắt đầu sự bùng nổ này và đã yêu cầu thành công việc đơn giản hóa. Các biện pháp như loại bỏ thuế VAT đã góp phần làm cho năng lượng mặt trời ban công trở nên phổ biến.

Các khoản trợ cấp cũng được cung cấp ở cấp độ khu vực, với mức trợ cấp lên tới 500 Euro ở Berlin (gần bằng một nửa chi phí của một bộ sản phẩm). Osenberg cho biết công nghệ này sẽ tự hoàn vốn sau khoảng ba năm. Vì vậy, với thời gian tồn tại khoảng 20 năm, đây là một khoản đầu tư rất đơn giản cho người dân.

Theo cơ quan đăng ký dữ liệu tổng thể thị trường, Nordrhein-Westfalen hiện có nhiều hệ thống năng lượng mặt trời plug-in nhất với hơn 80.000 hệ thông, tiếp theo là Bazern với hơn 60.000 và Nidersachsen với hơn 50.000.

Thủ tục hành chính công nặng nề bậc nhất thế giới, hệ quả, giới chức lên tiếng

Đức là một trong những nơi có áp lực thủ tục hành chính công nặng nề nhất thế giới. Các công ty Đức phải tốn 64 triệu giờ làm việc mỗi năm chỉ để điền báo cáo thống kê và làm thủ tục hành chính cho 375 loại giấy tờ.

Hậu quả, theo Báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), một trong những yếu tố chính khiến nền kinh tế Đức khó bật tăng mạnh trở lại là vì Đức có quá nhiều thủ tục hành chính công gây cản trở cho doanh nghiệp.

Ví dụ điển hình là một tờ giấy phép kinh doanh ở Đức phải tốn đến 120 ngày làm việc, cao gấp đôi so với mức bình quân tại các nền kinh tế ở châu Âu. Hành chính công của Đức cũng tụt hậu so với các thành viên EU khác về quy mô ứng dụng kỹ thuật số và vẫn phải dùng cách truyền thống làm thủ tục bằng giấy tờ.

Các doanh nghiệp hiện nay đang phải dùng ngày càng nhiều nhân viên chỉ cho việc giải quyết thủ tục hành chính.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đức đang là xương sống cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhưng chính các công ty này lại chịu tổn thương nhiều nhất chỉ vì hành chính công.

Với quy mô chưa đến 500 người nhưng doanh thu có thể lên đến 50 triệu euro, tương đương 54 triệu USD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Đức hiện nay đang phải tốn nhiều nhân lực và nguồn lực hơn cho thủ tục hành chính, qua đó làm giảm đáng kể hiệu suất.

Hệ quả

Ông Andreas Schweikardt, giám đốc của Gebauer, một chuỗi siêu thị tại Baden-Württemberg cho rằng, hành chính công là gánh nặng gây lãng phí. Ví dụ trước đây những nhân viên gian hàng thịt nguội sẽ lấy đồ sắp hết hạn để làm bánh sandwich và bán giảm giá.

Thế nhưng khi quy định mới yêu cầu các siêu thị phải liệt kê chi tiết thành phần sản phẩm có hiệu lực thì giờ đây thay vì làm sandwich, các nhân viên chỉ còn cách vứt bỏ những miếng thịt sắp hết hạn.

Tại nhiều gian hàng đồ hải sản của siêu thị, nhân viên sẽ phải luôn chú ý nhằm đảm bảo tên các sinh vật được ghi đầy đủ bằng cả tiếng Đức lẫn tên tiếng Latin theo đúng quy định. Họ cũng phải kiểm tra nhiệt độ các chú cá cũng như nhiệt độ tủ đông 2 lần mỗi ngày.

Ông Michael Wirkner, giám đốc một công ty quảng cáo ở Göppinge cho biết, việc số hóa dịch vụ hành chính công cũng bị sa lầy bởi nạn quan liêu. Hãng của Wirkner ký được thỏa thuận thiết lập hệ thống đăng ký trực tuyến hành chính công cho trường học của 20 quận.

Thế nhưng để làm được điều này thì Wirkner cần có giấy chấp thuận của 5 quan chức phụ trách bảo vệ dữ liệu trong khu vực. Ông Wirkner than thở: Chúng tôi đã phải tốn rất nhiều thời gian để nói chuyện với hàng trăm quan chức khác nhau chỉ để số hóa thủ tục hành chính công.

Giới chức lên tiếng

Claus Paal, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Stuttgart (SCCI), đồng thời là chủ một doanh nghiệp bao bì tại Đức đánh giá: Những con người tài năng này đáng lẽ ra có thể dùng để nâng cao hiệu suất kinh doanh thì lại đang phải điền báo cáo thống kê.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng nhận thức được vấn đề này: Chúng ta đang có vấn đề khi chẳng doanh nghiệp nào có thể gánh được hết những thủ tục mà chúng ta đã tạo ra.

Thống kê cho thấy, chỉ trong năm 2023 Đức đã ban hành 4 luật mới và 14 sửa đổi với các quy định hiện hành cũng chính thức có hiệu lực, qua đó tạo nên cả một công việc đồ sộ về thủ tục giấy tờ cùng vô số những yêu cầu thu thập dữ liệu cho doanh nghiệp chỉ để điền vào báo cáo.

Cải cách

Hiện Chính phủ Đức đang lên kế hoạch cải cách thủ tục hành chính công nhằm tiết kiệm cho doanh nghiệp lẫn người dân khoảng 3 tỉ euro mỗi năm. Một số ví dụ cải cách như giảm thời gian lưu trữ tài liệu bắt buộc của doanh nghiệp bớt đi 2 năm, không yêu cầu du khách ở khách sạn phải điền các mẫu giấy tờ...

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang