TT Trump ra điều kiện rút quân; Kỷ lục đám tang tướng Soleimani

Tổng thống Trump đặt điều kiện rút quân, dọa trừng phạt Iraq

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Tổng thống Donald Trump ngày 5/1 tuyên bố Mỹ sẽ không rút quân khỏi Iraq cho tới khi nước này phải thanh toán chi phí cho việc duy trì Căn cứ quân sự Balad).

Phát biểu với báo giới khi rời Florida về Washington D.C sau kỳ nghỉ cuối tuần, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ không rút quân khỏi Iraq nếu Baghdad không chi trả kinh phí cho Căn cứ Quân sự Balad mà các lực lượng Mỹ đồn trú lâu nay tại nước này.

Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay Washington đã chi hàng tỷ USD để xây dựng căn cứ quân sự quan trọng này. Tổng thống Trump đồng thời đe dọa sẽ áp dụng "đòn trừng phạt lớn mà Iraq chưa từng thấy trước đây", thậm chí cứng rắn hơn các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran, nếu Baghdad ép buộc các lực lượng Mỹ phải rút quân và không thanh toán kinh phí cho căn cứ Balad.

Tuyên bố trên được Tổng thống Trump đưa ra một ngày sau khi Quốc hội Iraq đã tổ chức phiên họp bất thường để thông qua một nghị quyết yêu cầu quân đội nước ngoài phải rút khỏi quốc gia Trung Đông này.

Tại phiên họp bất thường được tổ chức theo đề nghị của Thủ tướng Adel Abdul Mahdi, Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ nước này chấm dứt thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ đồn trú.

Điều này đồng nghĩa với việc trên 5.200 binh sĩ Mỹ sẽ được yêu cầu rút khỏi Iraq.

Theo kế hoạch hành động 5 điểm nêu trên, Quốc hội Iraq yêu cầu chính phủ chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ nước này, rút lại việc hỗ trợ dành cho liên minh quốc tế chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đề nghị chính phủ ban hành lệnh cấm các lực lượng nước ngoài sử dụng không phận Iraq và gửi một công hàm khiếu nại chính thức về vụ không kích của Mỹ lên Liên hợp quốc. Nghị quyết có đoạn: "Chính phủ Iraq phải chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào trên lãnh thổ Iraq và ngăn chặn họ sử dụng lãnh thổ, không phận và hải phận Iraq vì bất cứ lý do nào".

Để có hiệu lực, nghị quyết trên cần được Thủ tướng Iraq ký ban hành.

Trong bài phát biểu trước Quốc hội Iraq, Thủ tướng Mahdi nhấn mạnh: "Bất chấp những khó khăn nội bộ và bên ngoài mà chúng ta có thể phải đối mặt, việc này (chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài) vẫn là tốt nhất đối với Iraq kể cả về mặt nguyên tắc lẫn thực tế".

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Binh sĩ Mỹ tại Iraq. Ảnh: Times).

Quốc hội Iraq đã đưa ra quyết định nhanh chóng và khá bất ngờ trên sau khi Quân đội Mỹ hôm 3/1 tiến hành vụ không kích tên lửa nhằm vào sân bay quốc tế Baghdad và sát hại Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani. Vụ việc đã lập tức thổi bùng ngọt lửa căng thẳng giữa Iran và Mỹ nói riêng và tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho khu vực Trung Đông nói chung.

Thủ tướng Mahdi đã lên án Mỹ bất chấp hậu quả để tiến hành vụ không kích "sát hại" Tư lệnh đơn vị Quds của Iran Qasem Soleimani và chỉ huy lực lượng Hashed al-Shaabi của Iraq, al-Husssaini. Tuyên bố của Thủ tướng Mahdi nêu rõ cuộc không kích sân bay Baghdad là một hành động gây hấn nhằm vào Iraq và vi phạm chủ quyền của Iraq, sẽ dẫn tới chiến tranh tại Iraq, trong khu vực, và trên thế giới.

Bộ Ngoại giao Iraq ngày 5/1 cho biết đã triệu Đại sứ Mỹ tại Baghdad Matthew Tueller để lên án vụ không kích của Mỹ gần sân bay quốc tế Baghdad ngày 3/1 khiến Tướng đặc nhiệm Iran thiệt mạng. Tuyên bố của Bộ trên nêu rõ vụ không kích trên của Mỹ "vi phạm trắng trợn chủ quyền của Iraq và đi ngược lại các nhiệm vụ đã được thỏa thuận của liên minh quốc tế".

Ngày 5/1, trả lời phỏng vấn báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết Washington rất thất vọng với quyết định của Quốc hội Iraq. Theo ông Ortagus, Mỹ đã đánh giá thêm tính pháp lý và ảnh hưởng của nghị quyết nói trên, đồng thời hối thúc giới chức lãnh đạo Iraq đánh giá lại tầm quan trọng của mối hợp tác kinh tế và an ninh giữa hai quốc gia, cũng như tầm quan trọng của việc tiếp tục duy trì liên minh chống Nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Đám tang ông Soleimani khiến cả nước rung chuyển, xô đổ "kỷ lục" tang lễ cố Đại giáo chủ Iran

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Nhiều người dân tìm cách chạm vào thi hài cố Đại giáo chủ Khomeini vào ngày 6/6/1989. Ảnh: AP).

Đây được cho là sự kiện lớn nhất Iran kể từ đám tang hồi năm 1989 của Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini - người thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Kỷ lục tang lễ: Tờ Times of Israel (TOI) dẫn nguồn kênh truyền hình nhà nước Iran ước tính rằng hàng triệu người dân Iran đã xuống đường các thành phố Ahvaz và Mashhad để thể hiện nỗi đau xót khi quan tài thiếu tướng Qassem Soleimani được đưa qua các con phố.

Theo các phóng viên, đây là sự kiện lớn nhất Iran kể từ đám tang hồi năm 1989 của Đại giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini - người thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo.

Chiếc quan tài di chuyển chậm qua các tuyến đường chật cứng những người dân mặc trang phục đen và cầm theo tấm hình chân dung tướng Soleimani. Những người tham gia tang lễ cũng mang theo lá cờ đỏ Shiite, biểu tượng cho máu của người bị giết hại một cách bất công và đồng thời cũng là lời kêu gọi báo thù.

Đây là lần đầu tiên một cá nhân tại Iran được tổ chức quốc tang lớn như vậy tại nhiều thành phố cùng lúc. Thậm chí cố Đại giáo chủ Iran Khomeini cũng không có vinh dự đó trong lễ tang của ông vào năm 1989.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Đám tang với quy mô lớn chưa từng thấy được tổ chức ở Iran để tưởng niệm ông Soleimani. Ảnh: AFP).

Theo TOI, vào thời điểm đó (ngày 6/6/1989), hơn 10 triệu người đã xuống đường để tham gia tang lễ và thi hài của ông Khomeini thậm chí còn bị trôi ra khỏi chiếc quan tài bật nắp. Nhiều người xung quanh đã tìm cách chạm vào thi hài ông Khomeini và tạo ra khung cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Cơ quan truyền thông Iran cho biết 8 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác đã bị thương trong tang lễ.

Các nguồn tin cho hay, ngày hôm nay (6/1), thi hài ông Soleimani sẽ được đặt tại nhà thờ Hồi giáo Musalla nổi tiếng cùng với những nhà cách mạng lớn trước đây của Iran.

Sau đó, ông Soleimani sẽ được đưa tới Tehran và Qom trước sự chứng kiến của người dân và được mai táng tại quê nhà ở Kerman.

Trong khi buổi tang lễ diễn ra và được phát sóng trực tiếp, người chủ trì tang lễ tuyên bố sẽ treo thưởng 80 triệu USD cho người nào có thể "lấy đầu ông Donald Trump":

"Iran có 80 triệu dân. Dựa trên con số này, chúng tôi muốn treo thưởng 80 triệu USD cho bất kì ai có thể lấy đầu ông Trump," người này nói.

Tướng Soleimani là chỉ huy của lực lượng tinh nhuệ Quds thuộc Vệ binh Cộng hòa Iran (IRGC). Ông dẫn đầu và lên kế hoạch cho các chiến dịch của Iran ở Trung Đông. Hôm 3/1 vừa qua, ông Soleimani thiệt mạng sau đợt không kích của Mỹ vào sân bay quốc tế ở Baghdad.

Sau vụ tấn công, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông đã ra lệnh thực hiện không kích và cho rằng vị chỉ huy của Quds đang lên kế hoạch giết hại các nhà ngoại giao và quân đội Mỹ ở Iraq.

Tuyên bố trả thù: Khi thi hài ông Soleimani được đưa tới thành phố Ahvaz, người dân hô to những lời cầu nguyện của người Shiite và khẩu hiệu "Cái chết cho nước Mỹ".

Nhiều người cũng đem theo chân dung ông Soleimani bởi ông được coi là anh hùng của Iran trong chiến tranh Iran-Iraq hồi năm 1980-1988.

Vụ sát hại ông Soleimani đã khiến căng thẳng leo thang tới đỉnh điểm giữa Tehran và Washington. Nguy cơ một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông đang hiện hữu rõ ràng hơn bao giờ hết.

Đại giáo chủ Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố sẽ "trả thù quyết liệt" và quốc tang 3 ngày. Tại Tehran, các quan chức hô "Cái chết cho nước Mỹ" vài phút trước khi bắt đầu phiên họp của quốc hội. Tất cả các quan chức có mặt giơ nắm đấm lên không khí khi hô khẩu hiệu.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Iran đã đe dọa sẽ tấn công Nhà Trắng và gọi ông Trump là "tên khủng bố mặc vest" sau khi ông Trump tuyên bố sẽ tấn công hàng chục mục tiêu ở Iran).

Một nghị sĩ Iran có tên Abolfazl Abutorabi tuyên chiến: "Chúng ta có thể tấn công Nhà Trắng, chúng ta có thể phản ứng bằng cách tấn công lãnh thổ Mỹ".

"Chúng ta có sức mạnh, và chúng ta sẽ phản ứng vào đúng thời điểm. Đây là lời tuyên chiến, nếu do dự chúng ta sẽ thua".

"Nếu chúng tuyên chiến và chúng ta cầm hoa trong khi chúng cầm súng? Chúng ta sẽ sẽ bị bắn!" - nghị sĩ này nói.

(Nguồn: Soha)

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang