Thủ tục chuyển tiền sang Đức

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.

Nghĩa là nhà nước cho phép tự do chuyển ngoại hối ra nước ngoài, miễn là phục vụ cho các mục đích trên.

Tuy nhiên cũng trong Điều 7 này, điểm 4 lại quy định: Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Nghĩa là ngoại hối được quyền chuyển tự do, nhưng khi thực hiện lại bị ràng buộc bởi quyết định của tổ chức tín dụng với các thủ tục, giấy tờ do họ quy định dưới đây.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Đối tượng được chuyển tiền: Chuyển tiền ra nước ngoài cho các mục đích định cư chỉ áp dụng cho 2 nhóm đối tượng:

(1) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tức có giấy phép lưu trú vô thời hạn ở nước ngoài và mang quốc tịch Việt Nam.

(2) Người nước ngoài, tức không mang quốc tịch Việt Nam, nhưng gốc Việt (còn gọi là Việt Kiều).

Tiền: Phải có nguồn gốc, phải hoàn tất các thủ tục về thuế đối với cơ quan thuế Việt Nam trước khi chuyển ra nước ngoài. Chẳng hạn bán nhà phải có giấy chứng nhận nộp thuế.

Phải là chủ sở hữu hợp pháp số tiền gửi, có thể gồm:

(1) Tiền có được từ bán nhà, đất thuộc sở hữu của người định chuyển tiền. Tài sản này hình thành từ trước khi được định cư ở nước ngoài ít nhất 5 năm. Hoặc nhà đất do bố mẹ, anh chị em ruột cho tặng, đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến thời điểm hiện tại 5 năm. Bây giờ người đó bán nhà, đất được một số tiền, sau khi nộp thuế thì được chuyển ra nước ngoài.

(2) Tiền có được do bố mẹ, anh chị em ruột bán nhà, đất ở Việt Nam, hoặc trích lãi kinh doanh, tài sản tích trữ, cho tặng.

(3) Tiền có được từ các thu nhập hợp pháp khác.

Chú ý: Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc chứng minh nguồn gốc tài sản là vô cùng khó, vì đa số các nguồn thu nhập không thống kê được và không có chứng từ. Chính vì vậy kể cả tiền trong sổ tiết kiệm mà không xác định được nguồn gốc cũng không được phép chuyển. Chứng minh nguồn gốc chắc chắn nhất là tiền có được từ bán nhà, đất. Các giao dịch để có nguồn tiền này phải theo đúng quy định.

Thủ tục chuyển tiền có được từ bán nhà đất cần trình các giấy tờ:

(1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bố mẹ hay anh chị em ruột đứng tên, tính đến thời điểm hiện tại là 5 năm.

(2) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập tại Phòng công chứng Nhà nước.

(3) Biên lai nộp thuế (thuế thu nhập cá nhân của người bán 2% giá trị hợp đồng, phí, lệ phí trước bạ đối với người mua là 0,5% giá trị hợp đồng).

(4) Hợp đồng cho, tặng tiền, tài sản (được lập ở phòng công chứng nhà nước).

Thủ tục về phía ngân hàng Viêt Nam cần các giấy tờ (nếu do bán nhà đất):

Giấy tờ Việt Nam:

(1) Sổ hộ khẩu, 1 bản gốc, 1 bản công chứng.

(2) Hai bản chứng minh nhân dân (gốc và công chứng).

(3) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bản chính và công chứng. Nếu hợp đồng mang tên hai vợ chồng thì cần có thêm giấy chứng nhận kết hôn. Nếu một trong 2 vợ chồng đã chết thì phải có bản sao giấy chứng tử 2 bản có công chứng.

(4) Biên lai thu thuế nhà đất (gồm 01 biên lai thu lệ phí trước bạ 0,5% của bên mua, 01 biên lai thu thuế thu nhập cá nhân đối với người bán); Kèm 02 bản công chứng (hoặc 02 bản photocopy biên lai có đóng dấu treo trên góc của Chi cục thuế nơi nộp thuế), kể cả trường hợp chuyển nhượng thuộc diện được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân thì vẫn phải có bản "Thông báo miễn nộp thuế" của Chi cục Thuế.

(5) Hợp đồng cho, tặng tài sản (được lập ở Phòng công chứng nhà nước với số tiền cho, tặng bằng tối đa số tiền bán nhà có được (cho ai bao nhiêu cần ghi rõ trong hợp đồng). (6) Tiền được chuyển phải là Việt Nam đồng, nằm trong tài khoản của ngân hàng (có biên lai chuyển tiền vào tài khoản ghi rõ nội dung: chuyển tiền thanh toán tiền mua nhà, đất).

Giấy tờ người nhận tiền ở nước ngoài phải nộp cho ngân hàng:

(1) Hộ chiếu có trang thẻ cư trú vô thời hạn, hoặc hộ chiếu và thẻ cư trú (rời): 2 bản (công chứng), dịch sang tiếng Việt.

(2) Thẻ ngân hàng: 2 bản (công chứng), dịch sang tiếng Việt.

(3) Bản sao giấy khai sinh: 2 bản công chứng.

(4) Giấy ủy quyền cho người đại diện ở Việt Nam thực hiện nhận và chuyển tiền ra nước ngoài (đúng theo mẫu giấy ủy quyền). Nếu là tiếng Đức phải dịch, công chứng ra tiếng Việt. Nếu là trẻ vị thành niên, dưới 18 tuổi, chưa có tài khoản riêng thì cả bố và mẹ phải ra phòng công chứng lập giấy ủy quyền. Nội dung: Đồng ý cho con ủy quyền cho người thân ở Việt Nam chuyển tiền vào tài khoản của mẹ đẻ tại Đức.

Với các nguồn tiền khác:

Giấy tờ ở Việt Nam cũng như của người nhận tiền ở nước ngoài phải nộp cho ngân hàng vẫn như trên, chỉ khác thay giấy tờ về bán nhà đất bằng văn bản chứng minh theo từng nguồn gốc, như:

(1) Hợp đồng bảo hiểm, chứng từ thanh toán tiền bảo hiểm.

(2) Quyết định thu hồi đất, thông báo nhận tiền đền bù, phiếu chi nhận tiền.

(3) Quyết định trao thưởng và chứng từ nhận tiền cho trường hợp trúng sổ xố.

(4) Thỏa thuận chia thừa kế hay di chúc thừa kế.

(5) Hợp đồng thỏa thuận về hợp tác đầu tư tại nước ngoài.

(6) Doanh nghiệp có đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam có lợi nhuận, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Đọc nhiều nhất

Lên đầu trang