- Văn nghệ
- Thơ
Cuối thu trăng cũng âu sầu,
Lẻ loi một bóng đôi câu ước thề.
Mây về bên đó đê mê,
Để trăng lẻ bạn lối về tàn thu.
Giọt sương đậu nhánh mù u,
Hỏi ai còn nhớ trời thu vui cùng.
Chiều nào vẫn lối đi chung,
Câu thề câu hứa ta cùng sánh đôi.
Thu về ai lỡ chia phôi,
Cho ai cô quạnh đứng ngồi thở than.
Cuối thu hoa cũng héo tàn,
Đem theo nỗi nhớ hòa tan mây trời.
Trong lòng ai có chơi vơi,
Ai còn thương nhớ tới người từng yêu.
Đêm thu thanh vắng liêu xiêu,
Bước chân thả nhẹ đôi điều trách than.
Thu sang có đẹp vẫn tàn,
Giấc mơ kỉ niệm cũng tan theo người.
Bây giờ ai đã có đôi,
Để ai cô quạnh giữa đời tàn thu.
Nguồn: FB Nguyễn Thị Hiền
Xưa, có một chàng nọ,
Hiền, chất phác, chàng này
Phải vào rừng đốn củi
Để kiếm ăn qua ngày.
Một hôm, đi ngang suối,
Chàng để rơi chiếc rìu,
Mò mãi vẫn không thấy,
Chàng ngồi khóc, buồn thiu.
Bụt hiện lên, hỏi chuyện,
Chàng kể hết sự tình.
Ngài hứa sẽ tìm giúp,
Đừng lo, đừng bực mình.
Rồi Bụt lặn xuống suối,
Một lát sau ngoi lên
Với chiếc rìu bằng bạc.
“Không, của con màu đen”.
Ngài lặn xuống lần nữa,
Lần này lặn khá lâu,
Mang chiếc rìu vàng chói.
Chàng trai lại lắc đầu.
Chàng kêu lên sung sướng
Khi Bụt, lần thứ ba,
Đưa chàng chiếc rìu sắt.
Bụt nói: Con thật thà,
Nên xứng đáng được thưởng
Một lúc ba chiếc rìu.
Chàng trai nghe, sung sướng,
Từ đó hết buồn thiu.
Thế là nhờ trung thực,
Không tham lam mà chàng
Được hai chiếc rìu nữa,
Bằng bạc và bằng vàng.
Xưa có một cậu bé
Tên gọi là Nguyễn Kỳ.
Bị người mẹ kế ghét,
Phải bỏ nhà ra đi.
Có Cụ Cử tốt bụng
Cưu mang cậu trong nhà,
Lại còn cho học chữ,
Học vẽ và thơ ca.
Vốn thông minh, mẫn tiệp,
Cậu tiến bộ rất nhanh.
Rồi dùi mài kinh sử
Chuẩn bị thi kinh thành.
Có một cô đào hát,
Không hiểu vì duyên gì,
Đã đem mười nén bạc
Giúp đỡ chàng Nguyễn Kỳ.
Chàng nhất định không nhận,
Nhưng cô gái van nài.
Cứ thế cô giúp đỡ
Suốt một thời gian dài.
Nhiều lần chàng muốn biết
Về tông tích cô đào,
Nhưng cô luôn bẽn lẽn,
Không chịu nói lời nào.
Cuối cùng, ngày khăn gói
Lên kinh thành đi thi,
Cô đào hát ngượng nghịu
Nói với chàng Nguyễn Kỳ:
“Nếu công thành danh toại
Chàng còn nhớ đến em,
Tự em sẽ tìm đến.
Không cần phải nói thêm”.
Lần ấy chàng thi đỗ,
Định xin cưới cô đào.
Nhưng Cụ Cử phản đối,
Cho là chuyện tầm phào.
Vì lễ giáo bắt buộc,
Vì bổn phận làm con,
Chàng phải lấy người khác,
Nhớ người xưa mà buồn.
Nỗi nhớ âm thầm ấy
Luôn day dứt lòng chàng,
Cả khi thành quan lớn,
Phú quý và giàu sang.
Còn cô đào tội nghiệp
Lặng lẽ trốn đi xa.
Lặng lẽ đàn và hát
Nuôi mình, nuôi mẹ già.
Nguyễn Kỳ cho binh lính
Đi tìm nàng khắp nơi.
Cuối cùng cũng tìm thấy.
Phút gặp nhau, hai người
Đứng lặng im không nói,
Không dám nhìn mắt nhau.
Chàng đề nghị giúp đỡ,
Nhưng nàng chỉ lắc đầu.
Sau đó nàng đi biệt,
Mang theo người mẹ già.
Mang theo cả đau đáu
Mối tình buồn, xót xa.
Nguồn: Thái Bá Tân
Hồ Tây, một trong những phong cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Nội, ai đã một lần được chiêm ngưỡng hẳn sẽ không quên, thế nhưng ít ai biết nằm dưới mặt nước óng ánh như dát bạc, sao rơi mỗi khi chiều hoàng hôn buông xuống lại là một... nghĩa địa.
Duới lòng hồ Tây có một nghĩa địa mà theo thời gian năm tháng đã chìm dưới đáy hồ. Nếu đi bộ ở ven hồ Tây làng Võng Thị thuộc phường Bưởi (Hà Nội), phóng tầm mắt ra giữa hồ, ai cũng có thể thấy những khối đen sì trồi lên giữa một biển nước mênh mông mặt hồ, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm đó chính là những ngôi mộ. Mùa nước cạn, thì những ngôi mộ phía xa tít tắp hiện ra rất rõ, mùa nước lớn thì biến mất.
Trong số những ngôi mộ đó có hai ngôi mộ của bà Hồ Xuân Hương và bà Đoàn Thị Điểm. Các nhà khoa học bao nhiêu năm nay không ngừng tranh luận và đưa ra các giả thuyết về nơi chôn bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đề xuất các biện pháp truy tìm mộ mà. Tuy nhiên cho đến bây giờ vẫn chả có cách nào tìm được. Bởi vì mộ nữ sĩ nếu được đổ bằng bê tông cốt thép, thì cũng đã nằm dưới đáy hồ, còn mộ táng bình thường, thì xác thịt nữ sĩ đã tan vào trong nước Hồ Tây từ hàng trăm năm nay rồi. Mộ chí của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm có thể cũng cùng chung một số phận đó.
Xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 hécta và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây, có hàng chục làng mạc cổ, hàng chục cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng bên trong. Tại hồ Tây khu vực làng Xuân La đã từng có nghịa địa rộng tới 3 héc-ta, hiện nay đã biến mất dưới đáy hồ.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, các tướng lĩnh sau khi đánh quân Chăm pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ của người Chăm pa.
Cùng với nghĩa địa của người Chăm, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ.
Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc Phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục hécta. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa.
Những nghĩa địa tồn tại từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Dưới đáy Hồ Tây có rất nhiều chum, lọ, bát đĩa, bình gốm… toàn là những đồ cổ có tuổi vài trăm năm. Xưa kia, người giàu chết thường được chia của chôn theo, rất nhiều ngôi mộ đã bị sóng Hồ Tây đánh bật mộ và những món đồ cổ này cũng lăn lóc đầy dưới đáy hồ. Giới săn đồ cổ không những mò mẫm, tìm kiếm, mà họ còn bới cả những ngôi mộ chìm dưới lòng đất lên để kiếm đồ cổ.
Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp đã dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu dưới lòng đất của đáy hồ...
Nguồn: FB Hà Nội trong tim
Đức Việt Online
Về già, con hiếu thảo tới mấy cũng cần hiểu định luật chim sẻ; Tập thấu hiểu cuộc đời; Nửa đời sau
Ta về mua chút dại khờ ngày xưa; Một quãng đường trần; Những tin nhắn trắng
Xin làm người vô tư; Người thuyền trưởng giỏi không đến từ vùng biển lặng sóng
Khi ta già đi; Một đời người; Đừng dùng cả đời mình để hận một ai
Cảm ơn bạc bẽo của người; Hãy ôm lấy bản thân mình khi mệt mỏi; Đến một lúc…
Đọc và suy ngẫm; Còn vợ là còn mình; Ai có bưởi dùng bưởi
Tản mạn về tính khí; Câu chuyện ý nghĩa của ông chủ tỷ phú và người lái xe
Em bé làng nủ; Ông béo gửi các bố mẹ trẻ; Gia đình
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá