Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung; công bố quy hoạch Trung du và miền núi phía bắc; Hậu Giang xây cầu kết nối Cần Thơ, Kiên Giang; Quy hoạch huyện Cát Hải trở thành quận đảo... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.
Hậu Giang xây cầu kết nối Cần Thơ, Kiên Giang
Theo VnExpress, cầu Nguyễn Chí Thanh bắc qua kênh xáng Xà No, TP Vị Thanh, vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng giúp kết nối các tuyến giao thông đi Cần Thơ, Kiên Giang.
Công trình có điểm đầu nối quốc lộ 61 C tại phường 7, điểm cuối giao đường 19 Tháng 8, thuộc xã Vị Tân, TP Vị Thanh. Trong đó, phần cầu gần 400 m, rộng 29 m; đường nối hai bên cầu chính khoảng 6.600 m, rộng 40 m.
Đây là cây cầu đầu tiên được thi tuyển phương án kiến trúc, thể hiện nét tiêu biểu, đặc trưng của tỉnh Hậu Giang, dự kiến khởi công năm 2025, xong sau 3 năm.
Khởi công dự án nâng cấp nhà ga T2 sân bay Nội Bài
Ngày 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công gói thầu số 12 thi công xây dựng và cung cấp, lắp đặt thiết bị công trình mở rộng nhà ga hành khách quốc tế T2 của sân bay Nội Bài - gói thầu chính và quan trọng nhất của dự án mở rộng nhà ga hành khách T2.
Dự án này có quy mô khoảng hơn 41 ha (bao gồm phần diện tích hiện hữu và phần mở rộng). Tổng mức đầu tư dự án là 4.996 tỷ đồng; gói thầu chính thi công xây lắp có giá trị 4.600 tỷ đồng thực hiện hoàn toàn bằng nguồn vốn của ACV.
Quy hoạch huyện Cát Hải trở thành quận biển đảo
Theo Quy hoạch TP Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố đưa ra định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, cụ thể, Hải Phòng thực hiện việc điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện để mở rộng quận Hồng Bàng và thành lập quận An Dương, thành lập thành phố thuộc TP Hải Phòng tại huyện Thủy Nguyên (bao gồm toàn bộ đảo Vũ Yên).
Thành phố sẽ xây dựng thí điểm đô thị thông minh tại Thủy Nguyên và phát triển rộng ra các quận, huyện trên địa bàn thành phố. Sau năm 2030, các huyện An Lão, Vĩnh Bảo và Tiên Lãng sẽ được phát triển trở thành thị xã; huyện Cát Hải trở thành quận biển đảo.
Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ rót thêm hơn nghìn tỷ nâng cấp đường Thùy Vân và Hội Bài - Phước Tân
Vừa qua, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách tỉnh.
Theo đó, dự án nâng cấp đường Hội Bài - Phước Tân (ĐT 992) đoạn từ QL 51 đến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hồi đầu năm 2024 đã được phân bổ 8 tỷ đồng, nghị quyết lần này bổ sung thêm 800 tỷ đồng cho dự án này.
Dự án Chỉnh trang đường Thùy Vân hồi đầu năm 2024 đã được phân bố 500 triệu đồng, nghị quyết lần này bổ sung thêm 500 tỷ đồng cho dự án này.
Liên Khương được quy hoạch là sân bay quốc tế
Theo VnExpress, Bộ trưởng Giao thông Vận tải vừa phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Liên Khương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là cảng quốc tế, dùng chung dân dụng và quân sự.
Từ nay đến năm 2030, Liên Khương được quy hoạch là sân bay cấp 4E (cấp cao nhất ở Việt Nam hiện nay) và là sân bay quân sự cấp 2. Công suất phục vụ 5 triệu hành khách và 20.000 tấn hàng hóa mỗi năm. Sân bay có thể tiếp nhận các máy bay lớn như Airbus 320/A321, Boeing 747/B787/A350 và tương đương.
Tầm nhìn đến năm 2050, Liên Khương vẫn giữ nguyên cấp sân bay song được nâng công suất phục vụ lên 7 triệu hành khách và 30.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Ngày 19/5, tại Kỳ họp thứ 15 (kỳ họp chuyên đề), các đại biểu HĐND TP HCM khóa X đã biểu quyết thông qua Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo Tờ trình, Đồ án dự báo quy mô dân số TP HCM đến năm 2040 là 13 triệu người, năm 2050 là 14,5 triệu người và đạt 16 triệu người vào năm 2060.
Đồ án định hướng phát triển đô thị TP HCM dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng. Đó là phân vùng đô thị trung tâm; đô thị phía Đông; đô thị phía Bắc - Tây Bắc; đô thị phía Tây và đô thị phía Nam.
Công bố Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía bắc
Ngày 24/5, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được công bố tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Quy hoạch đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía bắc trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, một số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá của cả nước, tiệm cận với ngưỡng thu nhập cao.
Vùng trung du và miền núi phía bắc được tổ chức thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu động lực.
Nghiên cứu đầu tư các tuyến đường bộ đi ngầm đối với Hà Nội là một hướng đi mới có thể mang lại hiệu quả thực tế về giao thông. Tuy nhiên, cần có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, tính toán cả hiệu quả về kinh tế - xã hội.
Thông thường các đô thị lớn trên thế giới sẽ lựa chọn tuyến ngầm cho đường sắt đô thị (ĐSĐT) để kết hợp xây dựng mô hình dịch vụ thương mại tại các nhà ga. Hoặc xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp siêu thị, trung tâm mua sắm… Như vậy vừa đáp ứng nhu cầu giao thông vừa tạo động lực phát triển kinh tế.
Còn với đường bộ đi ngầm dành cho xe cơ giới, do lưu lượng và mật độ giao thông động lớn, sẽ khó tạo nên những trung tâm dịch vụ đi kèm, khó phát huy hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, đường bộ đi ngầm hầu như chỉ dành để di chuyển, khả năng thu hồi vốn sau khi xây dựng thấp.
Chính vì vậy mô hình này sẽ phù hợp nhất với những khu vực đông dân cư, không có phương án nào khác trên mặt đất để mở rộng không gian lưu thông.
Tuy nhiên, đường bộ đi ngầm lại đặc biệt phù hợp với những tuyến giao thông phải GPMB khối lượng lớn, bởi nó tiết kiệm chi phí, hơn nữa còn tránh tối đa tác động đến các cụm cư dân, giảm thiểu rủi ro cho dự án. Hạn chế được chi phí GPMB, đảm bảo tiến độ đầu tư đã là mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho mỗi dự án giao thông.
Với những mục tiêu cụ thể là giảm ùn tắc, hạn chế GPMB, đường bộ đi ngầm khá phù hợp với khu vực phố cổ, phố cũ, các khu đô thị cũ của Hà Nội. Trong thực tế nhiều TP trên thế giới vẫn phát triển tốt theo mô hình đô thị nén với mật độ dân cư cao, nhiều nhà cao tầng mà vẫn đảm bảo giao thông. Đó là bởi họ có hệ thống tàu điện ngầm, bãi đỗ ngầm và cả đường bộ đi ngầm. Không gian ngầm là lời giải hữu hiệu cho đô thị nén mà Hà Nội hoàn toàn có thể hướng tới.
Nhiều năm qua, hầu hết các dự án giao thông ngầm của Hà Nội đều rơi vào bế tắc do vướng mắc quy định pháp luật, suất đầu tư cao, hiệu quả kinh tế thấp, không hấp dẫn được nguồn lực xã hội. Để giải quyết vấn đề này, TP cần phân loại cụ thể, lựa chọn một số dự án đi ngầm đầu tư bằng ngân sách, chỉ để phục vụ giao thông; một số cũng đầu tư bằng ngân sách nhưng cho đấu thầu lại quyền khai thác; một số có thể kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa.
Với đường bộ đi ngầm, khả năng kêu gọi nguồn lực ngoài ngân sách sẽ rất khó khăn nên TP cần có sự chuẩn bị tốt để đầu tư bằng nguồn lực nội tại với quy mô được tính toán hết sức cẩn thận, đảm bảo đầu tư hiệu quả, chính xác, không dàn trải.
Một vấn đề cũng rất cần quan tâm là kỹ thuật trong thi công cũng như bảo trì, sửa chữa, duy tu đối với đường bộ đi ngầm. Với mỗi dự án phải tính toán được tác động đến địa chất, đến các công trình nổi, đảm bảo an toàn, bền vững. Muốn như vậy, TP cần có đội ngũ chuyên gia hàng đầu về giao thông ngầm, có lộ trình thí điểm một số tuyến để tích lũy kinh nghiệm.
Hiện, Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ 1/10.000 mới chỉ tập trung vào ĐSĐT, giao thông tĩnh…, đường bộ đi ngầm (ngoại trừ hầm qua nút giao thông) vẫn đang ở bước nghiên cứu ý tưởng.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận đây là một hướng đi nghiêm túc, có thể phát huy hiệu quả thiết thực, to lớn đối với giao thông của một đô thị đang gặp nhiều khó khăn, bất cập trong việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch như Hà Nội.
Huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai từng được kỳ vọng trở thành "thành phố mới" sầm uất với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm quy hoạch, nơi đây vẫn chìm trong cảnh vắng lặng.
Khi đến Nhơn Trạch, PV VietNamNet ghi nhận hàng loạt khu nhà cao tầng đã được xây dựng xong phần thô nhưng hiện đang trong tình trạng cỏ dại mọc um tùm.
Bên cạnh đó, nhiều dãy nhà cao tầng thi công dang dở. Cũng có một số ngôi nhà đã được hoàn thiện nhưng cũng bị bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng.
Hàng loạt dự án bất động sản tại Nhơn Trạch rơi vào tình trạng "đắp chiếu" từ nhiều năm nay. Tại các dự án này, nhiều con đường rộng thênh thang nhưng không bóng người qua lại. Nơi đây chỉ nghe thấy tiếng gió rít qua những tòa nhà trống.
Theo tìm hiểu, có nhiều nguyên nhân khiến Nhơn Trạch rơi vào tình cảnh "thành phố ma".
Một trong những lý do là quy hoạch phát triển không đồng bộ, thiếu sự kết nối giữa các khu vực, dẫn đến khó thu hút khách hàng và dân cư.
Việc thiếu tiện ích xã hội và môi trường sống chưa được đảm bảo cũng làm người dân e dè, không muốn đến đây sinh sống.
Ông Nguyễn Thế Phong - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch - cho biết hạ tầng nội bộ của huyện đã được đầu tư bài bản và phát triển tốt. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra hạn chế về hạ tầng kết nối giữa huyện với các khu vực khác.
Nhằm khắc phục hạn chế này, huyện Nhơn Trạch đang tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, bệnh viện... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhờ vị trí thuận lợi khi nằm gần sân bay quốc tế Long Thành, khu đô thị mới Nhơn Trạch vẫn đang được kỳ vọng sẽ trở thành điểm sáng thu hút đầu tư và phát triển trong tương lai.
Để hiện thực hóa tiềm năng này, hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng đang được triển khai như: vành đai 3 - TPHCM, cao tốc Bến Lức - Long Thành, cầu Phước An... Sau năm 2025, một số dự án sẽ tiếp tục triển khai thêm như cầu Cát Lái, cầu Phú Mỹ 2, cầu Đồng Nai 2..., tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa huyện Nhơn Trạch với TPHCM.
Tại Hội nghị trao đổi hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần 4 vừa qua, ông Võ Tấn Đức - quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - cũng đề nghị khởi công cầu Cát Lái trong năm 2025.
Trong tuần (từ 20 đến 25/5), Thủ tướng Chính phủ đã có các quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Đình Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, và 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Xóa tư cách Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên với ông Phạm Đình Cự
Ngày 25/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 449/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Đình Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Theo báo Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Phạm Đình Cự do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét đề nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Phạm Đình Cự, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Phạm Đình Cự.
Ngày 9/4, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Đình Cự, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Thi hành kỷ luật 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .
Theo đó, tại Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 23/5/2024, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Tí - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật Đảng .
Còn tại Quyết định số 447/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Phi , nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Lý do ông Phi đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Đảng.
Trước đó, tại kỳ họp thứ 37, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội , Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc.
Ban cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng được xác định thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ và một số tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tham mưu, thực hiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực đào tạo dạy nghề; trong thực hiện các gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế ( AIC ) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC thực hiện.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn nhân lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Phi, Bộ Chính trị cũng đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Tí.
Nguồn: Vietnammoi; Kinh tế & Đô thị; Vietnamnet; Soha
Dâm ô bé gái sau chầu nhậu; Quan hệ với con gái ruột 13 tuổi; Chồng chém gục vợ giữa đường rồi tự sát; Vụ hiệu trưởng bị ‘bắt ghen’
Hỗn loạn vé Táo quân; Đáng tiếc cho ca sĩ Quang Lê; Nhiều người bị xử phạt vì ‘câu like’ vụ phóng hỏa khiến 11 người tử vong
Xe Mercedes chở 5 người lao xuống biển; Hỏa hoạn kinh hoàng, 1.600 con heo chết cháy; Tai nạn nghiêm trọng, 6 người tử vong
Kỷ luật 1 Bí thư tỉnh ủy; Truy tố cựu chủ tịch An Giang; Nhìn lại vụ án Lưu Bình Nhưỡng; TP.HCM ‘nghẹt thở’ vì kẹt xe
Phá đường dây sản xuất thuốc giả; Hoa TQ ‘lấn lướt’ thị trường Tết; Nỗi lo lỡ chuyến tàu về quê ăn tết; Thế hệ F2 của các tỷ phú USD
Nam thanh niên hiếp dâm nữ sinh; Thiếu nữ dùng mưu thoát kẻ hiếp dâm; Bé gái bị cha dượng bạo hành; Bé trai bị bỏ rơi trong đêm rét
Nhiều ‘hàng khủng’ sắp lên sàn; Vé máy bay Tết ‘cháy’ hàng; Nhà đầu tư quay lại lướt BĐS; ‘Phát khóc’ vì dài cổ chờ định giá đất
Tụ điểm ‘nuôi nhốt’ mại dâm; Bắt bác sĩ xâm hại bệnh nhân; Nữ sinh đâm chết bạn trai; Vợ treo cổ, chồng tự tử; Bé gái bị bỏ lại bệnh viện
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá