Người tị nạn cần biết: Hội nghị bộ trưởng nội vụ Các nước EU thông qua Cải cách Hệ thống Tị nạn chung – Những quy phạm mới

Tại cuộc họp ở Luxembourg, các bộ trưởng nội vụ của các quốc gia thành viên EU đã nhất trí trên quan điểm chung thông qua đề xuất Cải cách Hệ thống Tị nạn chung châu Âu. Tiếp theo, Ủy ban Liên minh Châu Âu cùng với Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua Luật Cải cách Hệ thống tỵ nạn từ đề xuất này.

Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Faeser đã thay mặt Chính phủ Liên bang tham gia các cuộc đàm phán tại Luxembourg. Tại cuộc họp ở Luxembourg, các bộ trưởng nội vụ của các quốc gia thành viên EU đã nhất trí về quan điểm chung đối với Cải cách Hệ thống Tị nạn chung châu Âu (CEAS).

Cải cách hệ thống tị nạn EU, do đó đã đạt được một bước tiến đáng kể, bao gồm bảo vệ biên giới bên ngoài châu Âu hiệu quả với các quy phạm thống nhất về đăng nhập dữ liệu, quy định chức trách, cũng như một cơ chế tương tác khả thi.

Thủ tướng Liên bang Đức Olaf Scholz cho biết Chính phủ Liên bang đã ủng hộ mạnh mẽ một cuộc cải cách cơ bản đối với Hệ thống Tị nạn Chung Châu Âu, bởi vì bất kỳ ai muốn vượt qua những thách thức liên quan đến di cư tị nạn chỉ có thể làm được điều đó cùng nhau trong Liên minh Châu Âu.

Thủ tục tị nạn bắt buộc thực hiện tại biên giới bên ngoài EU

Quy định về Thủ tục Tị nạn thiết lập chung cho toàn EU. Các quốc gia thành viên phải tuân theo những quy phạm này khi người nước ngoài nào muốn tìm kiếm sự bảo vệ quốc tế cho họ tại EU. Theo đó thắt chặt quy định, như thời gian làm thủ tục và đặt ra các quy phạm bảo đảm quyền của người xin tị nạn. Trong đó bao gồm cung cấp thông dịch viên hoặc quyền được tư vấn (có luật sư) và đại diện pháp lý (chẳng hạn đối với trẻ chưa thành niên).

Một phần của thỏa thuận tổng thể rất quan trọng là các thủ tục xin tị nạn bắt buộc phải thực hiện tại biên giới bên ngoài của EU, nghĩa là không còn một người nước ngoài nào vào trong lòng nước Đức hay bất kì nước EU nào xin tị nạn. Đó cũng là lợi ích dành cho những người tìm kiếm sự bảo vệ (tị nạn) để nhận được sự tiếp nhận đáng tin cậy, bảo vệ họ một cách nhanh chóng nhất. Điều quan trọng đối với Chính phủ Liên bang là mọi đơn xin tị nạn đều được đối xử công bằng, hiệu quả và nhanh chóng.

Xử lý đơn xin tị nạn công bằng và hiệu quả bằng các quy phạm

Thủ tục này áp dụng cho những người nộp đơn xin tị nạn có quốc tịch ở những quốc gia gốc có tỷ lệ được công nhận tị nạn dưới 20%. Nó không áp dụng cho những người từ các quốc gia có tỷ lệ công nhận cao hơn. Tổng thời gian làm thủ tục tị nạn và hồi hương tại biên giới không được vượt quá 12 tuần.

Trẻ vị thành niên không có người đi kèm được miễn thủ tục tại biên giới. Nước Đức đã vận động rõ ràng, mạnh mẽ và thành công cho quy phạm này. Điều đó nhằm bảo vệ chắc chắn cho nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương (trẻ em). Hơn nữa, quy phạm còn đảm bảo cho những trường hợp ngoại lệ cần yêu cầu nhân đạo cao, áp dụng trên hết cho những gia đình mà không thể được đáp ứng khi làm thủ tục tại biên giới ngoài EU. Trong các cuộc đàm phán sắp tới với Nghị viện Châu Âu, Chính phủ Liên bang sẽ tiếp tục làm việc để đảm bảo rằng các gia đình có trẻ em được hưởng quy chế ngoại lệ, tức không áp dụng thủ tục quy định thực hiện ở biên giới.

Một châu Âu đoàn kết

Để cân bằng hệ thống hiện tại, trong đó có một số quốc gia thành viên, cụ thể là những quốc gia có biên giới bên ngoài EU, chịu trách nhiệm đối với phần lớn các đơn xin tị nạn, một cơ chế đoàn kết mới được đề xuất. Cơ chế này mang tính đơn giản, có thể dự báo và khả thi.

Các quy tắc mới kết hợp sự đoàn kết bắt buộc với sự xử lí linh hoạt cho phép các quốc gia thành viên tự lựa chọn các khoản đóng góp tài chính. Các quốc gia thành viên có thể chọn tiếp nhận người tị nạn, hoặc đóng góp tài chính, hoặc cung cấp nhân lực để xây dựng lực lượng thực thi. Các quốc gia thành viên được tự do quyết định họ nên thực hiện loại đóng góp đoàn kết nào. Nếu họ không nhận người tị nạn, họ phải đóng góp tài chính.

Hiệp định thành công tốt đẹp

Thỏa thuận quy tắc chung về cải cách hệ thống tị nạn của EU là một thành công lớn. Bởi qua đó có thể thống nhất các lập trường các nước khác nhau trong EU lại với nhau - một bước đột phá sau nhiều năm mà các quốc gia thành viên trước đây đã không thể đồng ý. Mọi quốc gia EU đều phải thỏa hiệp với nhau.

Do đó, châu Âu đang cho thấy rằng họ có khả năng hành động và sẵn sàng cùng nhau đạt được tiến bộ, ngay cả trong những vấn đề khó khăn nhất.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang