Luật Đức mới tháng 12.2022: Kỳ III - Luật Viễn thông Đức mới bảo vệ người tiêu dùng trước các chiêu lừa đảo bằng các cuộc gọi đắt tiền

Các trung tâm tiêu dùng Verbraucherzentralen cảnh báo chống lại các cuộc gọi điện dùng thủ thuật lừa dảo kiếm tiền, như bấm số Mobil người dùng đổ chuông để họ gọi lại. Với đạo luật viễn thông mới Novelle des Telekommunikationsgesetzes, từ ngày 01.12.2022 người dùng được bảo vệ trước những thủ thuật kiểu như vậy.

Những thủ thuật lừa đảo

Ngoài các thủ thuật sử dụng điện thoại lừa đảo với các số đầu tiên như 0900 hoặc tạo ra cuộc gọi nhỡ, để người dùng gọi lại (Ping-Anrufe) những trò lừa đảo khác cũng đang lan tràn để rút tiền của những người dùng điện thoại di động thiếu cảnh giác.

Chẳng hạn, kẻ lừa đảo bấm điện thoại người dùng đổ chuông, rồi tắt máy ngay. Tuy nhiên, số điện thoại lại không hiện thị. Nếu người dùng tò mò và muốn biết ai đã gọi, bấm vào để tìm số gọi sẽ mắc bẫy. Bởi số điện thoại hiển thị thường là một số có số đầu là 0137-7 hoặc 0049 1377. Người dùng sẽ phải trả tiền cuộc gọi đó, ngay cả khi không có tín hiệu trả lời, mà chỉ nghe thấy tiếng ồn sột soạt kết nối.

Với các mẹo sau, người dùng có thể tự bảo vệ mình khỏi thủ thuật lừa đảo qua điện thoại

Nhận biết số điện thoại sớm

0137 thực chất là số đầu của số điện thoại dịch vụ cho số đông được gọi là số Televoting, chủ yếu được các đài truyền hình sử dụng cho các trò chơi có thưởng hoặc lấy ý kiến người xem. Các con số trên được các nhà mạng cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại thuê bao bị bọn lừa đảo sử dụng cho mục đích của mình. Số điện thoại 0137 thường được ngụy trang thay số 0 bằng mã số điện thoại gọi từ Đức là 0049, thành số binh thường 0049 137 ít người để ý, vì vậy họ bị dính bẫy.

Tránh chi phí:
Cho đến nay, một cuộc gọi lại ngắn từ điện thoại di động có giá 50 Cent trở lên, đôi khi thậm chí 2, - Euro, tùy thuộc vào mạng. Với Đạo luật Viễn thông sửa đổi Novelle des Telekommunikationsgesetzes từ ngày 01.04.2022 giá trên sẽ thấp hơn đáng kể ở mức 14 Cent/phút, hoặc tối đa 1,- Euro cho mỗi cuộc gọi. Vì vậy, chỉ nên gọi một số có mã vùng này nếu biết trước về chi phí.

Tìm danh tinh các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông gian lận

Nếu người dùng được yêu cầu gọi lại các số không xác định, thì không nên trả lời. Trong trường hợp như vậy, để chống nạn gian lận cần thông báo cho Cơ quan Viễn thông Liên bang Bundesnetzagentur. Với việc sửa đổi Đạo luật Viễn thông, người dùng có quyền cung cấp thông tin cho Cơ quan Viễn thông Liên bang đòi tiếp nhận và xử lý. Theo đó, vì lợi ích hợp pháp của mình, người dùng có quyền đòi Cơ quan Viễn thông Liên bang cung cấp tên và địa chỉ của người cung cấp dịch vụ mang số điện thoại lừa đảo đó.

Chống lại thanh tóan

Nếu người dùng đã rơi vào tình thế bị lừa đảo và muốn từ chối thanh toán chi phí đó, thì phải tự bảo vệ mình bằng cách gửi văn bản chống lại hóa đơn thanh tóan tiền điện thoại đó. Trong thư gửi công ty viễn thông khiếu nại phí điện thoại đó, cần nêu chi tiết chi phí phát sinh như thế nào. Ngoài ra, cũng cần yêu cầu công ty chưa tự động rút tiền phí điện thoại của tháng đó trong tài khoản của mình cho tới khi ngã ngũ.

Từ ngày 01.12.2022, các số điện thoại gài bẫy, đặc biệt cước phí gọi tới cao sẽ bị chặn

Từ ngày 01.12.2022, có một sự thay đổi lớn để bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn trước các vụ lừa đảo gài bẫy chi phí. Theo đó, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại có kết nối điện thoại ở Đức phải hủy các cuộc gọi tới nhằm thu tiền người gọi lại, chậm nhất từ đầu tháng 12, đặc biệt các số có giá cả cao như (0)900 và (0)137.

Những cuộc gọi như vậy sẽ không còn được thực hiện trong tương lai. Chúng phải bị hủy bởi các nhà mạng viễn thông cung cấp kết nối.

Xem thêm:

=> Luật Đức mới tháng 12.2022: Kỳ II - Trợ cấp chi phí sưởi ấm lần 2 cho gia đình có thu nhập thấp, điều kiện, mức hưởng và thủ tục).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang