- Thời sự
- Thế giới
(Ảnh minh họa).
Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.
Hãng RT dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng có thể đẩy nhanh quá trình phi toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý, những tác động của tình trạng trên có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi người.
Theo bà Lagarde, châu Âu đang ở thời điểm quan trọng và phải đối mặt với một loạt thách thức chung, trong đó có mất cân bằng toàn cầu hóa, nhân khẩu học và vấn đề khử cacbon.
Phát biểu tại Đại hội Ngân hàng châu Âu ngày 17/11, bà Lagarde nói rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phân mảnh thành các khối cạnh tranh.
Tập trung vào châu Âu, người đứng đầu ECB chỉ ra yếu tố dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm liên tục, dự kiến bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.
“Khi các rào cản thương mại mới xuất hiện, chúng ta sẽ cần đánh giá lại chuỗi cung ứng và đầu tư vào những chuỗi cung ứng mới an toàn hơn, hiệu quả hơn và gần hơn. Khi xã hội của chúng ta già đi, chúng ta sẽ cần triển khai các công nghệ mới để có thể tạo ra sản lượng lớn hơn với ít công nhân hơn”, bà nhấn mạnh.
Chủ tịch ECB cũng lưu ý về việc các chính phủ có mức nợ cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai và nguồn tài trợ phục hồi của châu Âu sẽ kết thúc vào năm 2026.
Trước đó, ECB đã cảnh báo về nền kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ “chuyển đổi”. Theo ECB, một thế giới bị phân mảnh sẽ đồng nghĩa với môi trường lạm phát cao hơn và tình trạng tài chính bất ổn.
Bộ Tư pháp Nga tuyên bố đã đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao để xác định "phong trào quần chúng LGBT quốc tế" là nhóm cực đoan và tuyên bố hoạt động của phong trào này tại Nga là bất hợp pháp.
Trong tuyên bố được đăng trên website chính thức, Bộ Tư pháp Nga lập luận rằng "phong trào LGBT" đã tham gia vào nhiều hoạt động khiến họ xứng đáng được coi là "nhóm cực đoan". Cụ thể, phong trào này đã gieo rắc "sự bất hòa xã hội và tôn giáo", Bộ tuyên bố.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác lệnh cấm trên nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng đến những nhóm nào và liệu cái nhãn "cực đoan" sẽ có tác động ra sao đến bản thân hệ tư tưởng LGBT.
Ở Nga, tổ chức quần chúng lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực LGBT được gọi là "mạng lưới LGBT Nga", một nền tảng dân sự được thành lập vào giữa những năm 2000, tập hợp nhiều nhóm ở cấp độ khu vực ủng hộ quyền của người thiểu số về mặt tính dục.
Hai năm trước, mạng lưới này đã được xác định là "cơ quan công vụ nước ngoài" tại Nga.
Đây là tổ chức được quốc tế công nhận và là một phần của LIGA - Hiệp hội Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Liên giới tính Quốc tế, tổ chức phi chính phủ lớn có trụ sở tại Thụy Sĩ thúc đẩy quyền của người đồng tính, bắt đầu hoạt động từ những năm 1970.
Trong những năm qua, Nga đã dần dần thắt chặt quy định pháp luật nhằm hạn chế sự lan truyền của "hệ tư tưởng LGBT".
Vào năm 2013, Nga đã cấm hành vi "tuyên truyền LGBTQ" nhằm vào trẻ vị thành niên. Quy định này được củng cố vào tháng 12/2022 với việc đưa ra các mức phạt nặng đối với người bị kết tội cổ xúy "quan hệ tình dục phi truyền thống", ấu dâm và chuyển giới nhằm vào cả trẻ vị thành niên và người lớn.
(Ảnh minh họa).
Chính phủ Israel hôm qua đã đồng ý cho 2 xe chở dầu diesel vào Gaza mỗi ngày để giải quyết nhu cầu thiếu hụt nhân đạo ở khu vực này. Tuy nhiên, quyết định này vẫn được xem là chưa đủ trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và nguy cơ dịch bệnh và nạn đói đang có dấu hiệu lan rộng.
Về nguy cơ nạn đói tại Gaza, Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ông Tzachi Hanegbi hôm qua cho biết để đáp lại lời đề nghị đặc biệt của Mỹ, nội các Israel đã nhất trí với một đề nghị đặc biệt của Mỹ về việc cung cấp 2 xe chở nhiên liệu mỗi ngày cho Gaza để vận hành các cơ sở xử lý nước thải.
Quyết định này cũng là nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho phép 2 xe chở dầu diesel vào Gaza mỗi ngày, Israel cũng đồng thời tuyên bố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống lực lượng Hamas, với nhiều máy bay chiến đấu nhắm mục tiêu vào những địa điểm của nhóm này ở Gaza.
Phát biểu trước báo giới, ông Tzachi Hanegbi nhấn mạnh: "Trong nhiều tuần, chúng tôi đã phải đối mặt với áp lực quốc tế to lớn để đạt được lệnh ngừng bắn và tạm dừng nhân đạo. Và Thủ tướng Netanyahu đã nhấn mạnh, trong các cuộc trò chuyện với Tổng thống Biden và với tất cả các nhà lãnh đạo khác, ngừng bắn và tạm dừng nhân đạo là không thể khi các con tin chưa được trả tự do. Đó là lý do tại sao chúng ta đang ở ngày chiến đấu thứ 42, và chúng ta không đồng ý ra lệnh cho binh sĩ dừng bước tiến để đạt được mục tiêu, dù chỉ một phút".
Tuyên bố trên của Israel cho thấy, chiến sự sẽ vẫn còn ác liệt tại vùng đất Gaza vốn không yên bình này và việc cho phép nhỏ giọt nhiên liệu được vào dải Gaza không thể đáp ứng đủ nhu cầu của hàng triệu người dân đang bị vây hãm của chiến tranh. Trong khi nhiên liệu là yếu tố vô cùng quan trọng để vận hành các hoạt động khác từ cung cấp nước sạch, điện, các cửa hàng bán bánh, y tế và nhiều nhu cầu thiết yếu khác.
Phát biểu trước báo giới hôm qua, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine Richard Peeperkorn nhấn mạnh: "Chúng tôi cũng vô cùng lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh. Tình trạng quá tải tại các nơi trú ẩn, trong các nhà kho của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo và tất cả các nơi trú ẩn tạm bợ, thiếu nước và vệ sinh. Chúng tôi đã ghi nhận hơn 70.000 trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, hơn 44.000 trường hợp tiêu chảy, 808 trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. bệnh thủy đậu, và hơn 14.200 trường hợp phát ban trên da, ghẻ và chấy rận cũng như viêm gan A và B.”
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên Hợp Quốc hiện cho biết khoảng 813.000 người Palestine hiện đang tạm trú tại ít nhất 154 nơi trú ẩn do cơ quan tị nạn Palestine của Liên Hợp Quốc, điều hành. Trong bối cảnh mùa mưa bắt đầu và nguy cơ xảy ra lũ lụt cũng làm gia tăng lo ngại rằng hệ thống thoát nước của khu dân cư đông đúc bị quá tải và dịch bệnh sẽ lây lan. Việc thiếu nhiên liệu đã buộc các trạm bơm nước thải và nhà máy khử muối phải đóng cửa, làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và bùng phát dịch bệnh.
Gia đình các con tin Israel và hàng nghìn người ủng hộ họ tuần hành tại Jerusalem kêu gọi chính phủ hành động lập tức để cứu những nạn nhân bị Hamas bắt.
Ước tính khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc tuần hành dọc theo đường cao tốc chính Tel Aviv-Jerusalem trong ngày 18/11 nhằm gây áp lực yêu cầu chính phủ Israel "làm mọi thứ có thể để đưa các con tin trở về".
"Chúng tôi mong muốn họ gặp chúng tôi, chúng tôi muốn họ cho chúng tôi biết họ sẽ thực hiện điều đó như thế nào", Noam Alon, 25 tuổi, người có mặt trong đám đông biểu tình, ôm bức ảnh của bạn gái bị bắt cóc, nói. "Chúng tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa nên chúng tôi yêu cầu họ làm điều đó ngay bây giờ, trả bất cứ giá nào để đưa các con tin trở về".
Khoảng 240 người Israel được cho là đang bị Hamas bắt ở Dải Gaza sau cuộc đột kích ngày 7/10.
Nhiều người thân và bạn bè của các con tin lo sợ họ sẽ bị tổn hại trong những cuộc tấn công của Israel vào Gaza nhằm tiêu diệt Hamas. Tuy nhiên, chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu nói rằng hoạt động quân sự giúp tăng cơ hội giải cứu con tin, thông qua trao đổi tù nhân.
Dù vậy, nhiều người Israel cho rằng chính phủ đang bị che mờ mắt vì cơn giận dữ trước cuộc tấn công của Hamas.
Trong số những người tuần hành đến Jerusalem có lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid, người ủng hộ tấn công Hamas nhưng yêu cầu Thủ tướng Netanyahu từ chức.
Hamas cho biết một số con tin đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công vào Gaza. Điều này càng thúc đẩy tâm lý hoang mang và giận dữ của các nhà vận động cũng như gia đình các con tin.
"Không thể nào có chuyện 240 người bị bắt cóc và chính phủ không đối thoại với người thân của họ, không nói cho họ biết chuyện gì đang xảy ra, những gì đang được thảo luận, đề xuất hay lý do đồng tình, phản đối", nhà vận động Stevie Kerem nói.
Cùng tham gia cuộc tuần hành còn có Adriana Adri. Mẹ chồng cô nằm trong số những người bị Hamas bắt.
"Chúng tôi đang tuần hành đến Jerusalem để đưa bà ấy trở lại, để hét lên rằng bà ấy phải ở đây", Adri cho hay. "Chúng ta không còn thời gian nữa. Chúng tôi không biết bà còn sống hay không".
Trong bầu không khí tuyệt vọng bao trùm, một người tuần hành vẫn tỏ ra lạc quan. "Tôi hài lòng với thực tế là chúng tôi có toàn bộ người dân Israel ủng hộ mình", Leshem-Gonen, người có con gái bị Hamas bắt, nói.
(Ảnh minh họa).
Ukraine ngày 18/11 cho biết, các lực lượng nước này đã thực hiện thành công các cuộc tấn công vào các vị trí của Nga ở bờ Đông sông Dnipro, chỉ vài ngày sau khi Moscow thừa nhận Kiev đã giành được chỗ đứng ở khu vực này.
Tuyên bố của quân đội Ukraine nêu rõ: “Lực lượng vũ trang Ukraine đã cố gắng củng cố một số đầu cầu đổ bộ ở tả ngạn sông Dnipro, dọc mặt trận vùng Kherson. Các đơn vị phòng thủ tiếp tục giữ vững vị trí và đang thực hiện các bước đi để mở rộng cứ điểm”.
Trước đó, thủy quân lục chiến Ukraine cho biết đã “tiến hành thành công một loạt hoạt động” và “giao tranh ác liệt vẫn đang diễn ra ở bờ đông con sông”. Theo lực lượng này, Nga đã tổn thất gần 3.500 binh sĩ trong các cuộc giao tranh với Ukraine ở khu vực sông Dnipro. Tuy nhiên, Moscow chưa xác nhận thông tin.
Việc vượt sông thành công đánh dấu một bước tiến đáng kể cho Ukraine trong bối cảnh cuộc phản công kéo dài hơn 5 tháng qua hầu như vẫn “dậm chân tại chỗ” và không thể giúp Ukraine lật ngược tình thế cuộc xung đột kéo dài 21 tháng.
Theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, “những trận chiến khó khăn đang diễn ra” ở bờ đông sông Dnipro, sau khi một số đơn vị Ukraine đổ bộ.
“Một trong những mục tiêu chính của hành động này là đẩy đối phương càng xa bờ sông càng tốt. Pháo binh Nga càng bị đẩy ra xa thì chiến tuyến càng an toàn”, Bộ này nêu rõ.
Tổng thống Ukraine Zelensky ngày 18/11 đã đăng tải nhiều hình ảnh lên mạng xã hội, cho thấy các binh sỹ nước này đang đứng ở bờ Đông sông Dnipro. Một số hình ảnh cho thấy lính Ukraine đang băng qua sông bằng thuyền nhỏ. Kiev hy vọng, việc thiết lập chỗ đứng vững chắc tại bờ đông sông Dnipro sẽ mở ra tuyến đường mới, giúp tấn công vào bán đảo Crimea dễ dàng hơn.
Bộ Quốc phòng Nga sau đó đã bác bỏ tuyên bố của Ukraine về một bước đột phá lớn tại tả ngạn sông Dnipro. Bộ này nêu rõ, các lực lượng Nga đã ngăn chặn nỗ lực đổ bộ của Ukraine lên các hòn đảo trên sông.
Nguồn: CafeF; Dân Trí; Soha; Vnexpress; VOV
Người Nga chán ô tô TQ; Mì ăn liền xâm lược toàn cầu; Từ bỏ 'giấc mơ Mỹ'; Nga chặn loạt UAV; Mong manh thỏa thuận liên Triều
Mỹ: Thu lượng hàng giả 1,3 tỷ đô; Lạm phát tăng chậm; Trump thắng kiện; Biden-Tập gặp mặt; Bí mật cấp vũ khí cho Israel
Cuộc đua ắc quy muối; TQ & 'đồng xu carbon'; Nga không chỉ muốn là Ukraine; Tương lai nào cho Gaza; Israel không kích Syria
1 tỷ người Ấn nín thở chờ đợi; Lạm phát tăng ở Nhật; Gaza tiếp tục giao tranh; Nga tập kích Avdiivka; Nội bộ OPEC+ bất đồng?
Mỹ: Doanh số xe điện thấp; Kinh tế hạ cánh mềm; Thảm cảnh trung tâm mua sắm; Sa vào bẫy do TQ tạo ra; Gửi viện trợ cho Gaza
Mỹ: Cuộc chiến Tesla & Toyota; 'Pháo đài' chặn xe điện TQ; 'Soi' quỹ tài sản Trung Đông; 'Đùa với lửa'; IPEF xoay trục châu Á
Mỹ: Hàng không gặp sự cố; Bán lẻ giảm giá; Giảm quyên góp thực phẩm; Buộc Ukraine đàm phán; Quân đội được 'khai sáng'
Giá gạo dễ chao đảo; OpenAI tìm cách sửa sai; Lính đánh thuê bỏ Ukraine; Căng thẳng Israel – Hezbollah; Tháo chạy khỏi Gaza
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá