Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Hành trình vượt qua thách thức pháp lý này của TikTok sẽ là bài kiểm tra về cam kết của họ đối với sự an toàn của người dùng.
TikTok, một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến, hiện đang bị các cơ quan quản lý Châu Âu giám sát chặt chẽ, đặt ra câu hỏi về việc tuân thủ Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA). Liên minh Châu Âu (EU) điều tra hoạt động của TikTok tập trung vào tác động của nền tảng này đối với sự an toàn và quyền riêng tư của khán giả trẻ tuổi - vấn đề đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới.
Trước đó, Meta và Twitter (hiện là X) cũng từng bị Thượng viện Mỹ “sờ gáy” vì lý do tương tự.
Trọng tâm của cuộc điều tra lớn từ Châu Âu đối với TikTok nhắm vào tính chất gây nghiện của các thuật toán trên nền tảng TikTok, vốn được thiết kế để giữ chân người dùng trong thời gian dài hơn. “Hiệu ứng thuật toán gây nghiện” này rất đáng lo ngại, vì nó có thể khiến người dùng, đặc biệt là trẻ vị thành niên tiếp xúc với nội dung có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và cả thể chất của họ.
Mối quan tâm của Châu Âu còn mở rộng đến các cơ chế mà TikTok sử dụng để xác minh độ tuổi của người dùng, nhằm bảo vệ trẻ vị thành niên khỏi nội dung không phù hợp, bằng cách thực thi các cài đặt quyền riêng tư chặt chẽ hơn.
Hơn nữa, Ủy ban Châu Âu không chỉ dừng lại ở sự an toàn của người dùng. Họ cũng đang kiểm tra cách tiếp cận của TikTok đối với tính minh bạch trong quảng cáo, và tính sẵn có dữ liệu của nền tảng này đối với các nhà nghiên cứu, các cơ quan, chính phủ.
Các chuyên gia nhận định, ý nghĩa của cuộc thăm dò lớn này có thể rất quan trọng đối với TikTok. Nền tảng này đã thực hiện các điều chỉnh cho người dùng EU, chẳng hạn như cung cấp tùy chọn tắt các đề xuất nội dung dựa trên thuật toán, và nâng cao các tính năng báo cáo nội dung. Tuy nhiên, với cuộc điều tra lớn đang diễn ra, TikTok có thể cần phải xem xét những thay đổi tiếp theo trong hoạt động của mình.
Động thái này rất quan trọng vì nó cũng báo hiệu nhận thức và hành động ngày càng tăng, trước những rủi ro tiềm ẩn mà mạng truyền thông xã hội gây ra cho người dùng, đặc biệt là nhóm nhân khẩu học trẻ tuổi. Khi các nền tảng kỹ thuật số tiếp tục phát triển, sự cân bằng giữa sự tham gia của người dùng và sự an toàn ngày càng trở nên quan trọng. Hành trình vượt qua những thách thức pháp lý này của TikTok sẽ là một bài kiểm tra về cam kết của họ đối với sự an toàn của người dùng, và họ cần phải vượt qua một cách thành công để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững trong tương lai.
Các đảng phái ở châu Âu hiện đang bắt đầu tranh cử cho cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào tháng 6 tới.
Hai chủ đề chính trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu là nhập cư và lạm phát, hai vấn đề đang được cử tri châu Âu quan tâm nhất. Xu hướng cực hữu đang lên là mối lo ngại đối với cuộc bầu cử quan trọng này.
Nghị viện châu Âu là trụ cột của hệ thống lập pháp. Các đạo luật được thông qua tại đây có giá trị tại tất cả 27 nước thành viên, mỗi nước có quyền siết thêm, nhưng không được nới lỏng hơn những gì đã được quyết tại Nghị viện châu Âu. Những quy định nhất quán tạo dựng sức mạnh chung của Liên minh châu Âu.
Ông Sven Simon, Nghị sĩ Nghị viện châu Âu, nói: "Chúng ta đang đối mặt với những thách thức lớn mà không quốc gia nào ở châu Âu có thể đơn độc vượt qua. Liên minh châu Âu phải có khả năng bảo đảm an ninh, cả bên trong lẫn bên ngoài. Cử tri châu Âu mong muốn ngăn chặn tình trạng di cư ồ ạt bất hợp pháp, mong muốn cải thiện năng lực cạnh tranh và phục hồi thịnh vượng.
Tuy nhiên, một yếu tố có thể làm lung lay khối thống nhất của ngôi nhà chung châu Âu. Ngày càng có nhiều cử tri bỏ phiếu cho các đảng theo đường lối biệt lập dân tộc chủ nghĩa. Trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cách đây 5 năm, đảng Nhân dân châu Âu trung hữu vẫn chiếm ưu thế, đảng Xã hội dân chủ trung tả theo sau, nhưng cả hai đã mất nhiều ghế cho đảng Xanh và đảng cực hữu. Những đề tài tranh cử nóng nhất năm nay - nhập cư và môi trường - sẽ còn có lợi cho xu hướng cực hữu.
Trong những năm qua, các đảng cực hữu đã lên nắm quyền tại Hungary và Italy, không nắm quyền nhưng tham gia chính phủ tại Phần lan và Slovakia. Ở Hà Lan, đảng cực hữu cũng đã về đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội và đang đàm phán lập chính phủ. Tại châu Âu, đảng cực hữu mới chỉ bị đẩy lui trên chính trường Ba Lan.
Ông Simon Hix, Giáo sư Đại học Tổng hợp châu Âu tại Florence, nói: "Trong kỳ bầu cử châu Âu sắp tới, phe cực hữu sẽ vượt qua một ngưỡng, buộc các xu hướng khác phải hợp tác. Cực hữu sẽ đủ mạnh để ngăn chặn hoặc thúc đẩy chính sách, đủ lớn để đòi những chức vụ then chốt trong Ủy ban và Nghị viện châu Âu, thậm chí cả các vị trí cao cấp tại Brussels".
Xu hướng cực hữu dân tộc chủ nghĩa lớn mạnh trên chính trường châu Âu, còn vì chính sách tiếp nhận nhập cư kém hiệu quả của Liên minh châu Âu trong suốt hàng chục năm qua. Tranh luận bất tận về ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và ảnh hưởng Hồi giáo đối với xã hội châu Âu làm cho cử tri quan tâm nhiều hơn tới những giải pháp mà phe cực hữu đề xuất. Trong cuộc bầu cử vào tháng 6/2025, các đảng cực hữu châu Âu có thể giành được 183 trong số 720 ghế Nghị viện châu Âu.
Nhiều lãnh đạo châu Âu bất an với lập trường của Trump về NATO và đang tìm cách tác động tới quan điểm của ông về liên minh xuyên Đại Tây Dương.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây gây xôn xao dư luận phương Tây vì lời đe dọa không bảo vệ thành viên NATO trong trường hợp bị tấn công. Tại cuộc vận động tranh cử tại Conway, bang Nam Carolina ngày 10/2, ông Trump đã kể lại cuộc trò chuyện với "lãnh đạo một quốc gia lớn" tại hội nghị của NATO khi ông còn tại chức.
Khi lãnh đạo đó đặt câu hỏi liệu Mỹ có bảo vệ nước này nếu họ không đóng góp đủ ngân sách cho liên minh và bị Nga tấn công hay không, ông Trump đã đưa ra câu trả lời thẳng thừng. "Tôi sẽ không bảo vệ các vị. Trên thực tế, tôi sẽ khuyến khích Nga làm bất cứ thứ gì mà họ muốn. Các vị phải trả tiền trước", cựu tổng thống Mỹ kể.
Câu chuyện của ông Trump đã phủ bóng lên Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua. Đây là cuộc họp quan trọng quy tụ các chính trị gia, quan chức quốc phòng và nhà ngoại giao chủ chốt của phương Tây diễn ra thường niên.
Các lãnh đạo châu Âu ngày càng lo lắng về tương lai NATO, nhất là với kịch bản ông Trump đánh bại Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 và trở lại Nhà Trắng. Cựu tổng thống Mỹ hiện là người dẫn đầu vòng đua tranh đề cử của đảng Cộng hòa với nền tảng ủng hộ mạnh mẽ.
Khi còn đương nhiệm, ông Trump nhiều lần phàn nàn về mức chi thấp cho ngân sách quốc phòng của các thành viên châu Âu trong NATO. Ông thường xuyên cho rằng Mỹ phải chịu gánh nặng chi phí cho NATO nhiều hơn các nước thành viên khác. Ông nêu ý tưởng yêu cầu châu Âu "hoàn trả chi phí bảo vệ" của Mỹ và kêu gọi người châu Âu hành động nhiều hơn để bảo vệ an ninh của chính họ.
Không chỉ lo ngại mất "chiếc ô an ninh" của Mỹ nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, giới chức châu Âu còn bất an về nguồn viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine. Gói viện trợ 60 tỷ USD cho Kiev mà Thượng viện Mỹ đã phê duyệt vẫn mắc kẹt ở Hạ viện, nơi đảng Cộng hòa kiểm soát. Lãnh đạo Ukraine và phương Tây cho biết gói viện trợ này rất quan trọng, khi lực lượng của Kiev gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến với Nga.
Để hóa giải nguy cơ, các lãnh đạo châu Âu đang tìm cách tiếp cận với giới lập pháp, doanh nhân và nhà nghiên cứu Mỹ, trong nỗ lực tìm kiếm những người có thể tác động đến cựu tổng thống Mỹ và đồng minh, nhằm lôi kéo ủng hộ của ông với NATO và Ukraine.
"Người châu Âu chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến an ninh của chính mình ở cả hiện tại và tương lai", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói tại hội nghị Munich với sự tham dự của hàng chục nhà lập pháp Mỹ. Tuyên bố này của Thủ tướng Scholz được coi là phù hợp với quan điểm của ông Trump về việc châu Âu phải tự gánh vác trọng trách an ninh của mình và giảm phụ thuộc vào Mỹ.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere cho rằng một liên minh NATO vững mạnh có lợi cho Mỹ. "Việc có một liên minh NATO gồm những thành viên mạnh mẽ có thể củng cố ảnh hưởng của Mỹ. Đó chính là lợi ích của họ", ông nói tại Munich.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tháng trước cũng có bình luận tương tự. Ông tin rằng Mỹ vẫn tiếp tục là đồng minh trung thành của liên minh nếu ông Trump tái đắc cử, vì điều đó có lợi cho Washington.
Trong chuyến thăm Mỹ cuối tháng trước, ông Stoltenberg cũng đã phát biểu tại Heritage Foundation, tổ chức nghiên cứu ủng hộ ông Trump ở Washington, và thăm nhà máy của tập đoàn sản xuất vũ khí Lockheed Martin ở Alabama, nơi chế tạo tên lửa chống tăng Javelin.
Phát biểu tại Munich cuối tuần qua, ông Stoltenberg nhấn mạnh "phần lớn số tiền được viện trợ cho Ukraine cuối cùng lại trở về Mỹ, bởi họ sẽ mua các loại vũ khí như tên lửa Javelin từ nhà sản xuất Mỹ".
Tổng thư ký NATO cũng tìm cách đề cao vai trò của liên minh trong quan hệ với Mỹ. "Mỹ hiện chiếm 25% GDP toàn cầu. Cùng với các thành viên NATO, chúng tôi nắm giữ khoảng 50% GDP toàn cầu và 50% năng lực quân sự của thế giới. Do đó, chúng tôi vẫn an toàn miễn là còn sát cánh bên nhau", ông nói.
Giới quan sát nhận định những động thái và bình luận của lãnh đạo NATO và châu Âu nhằm thuyết phục ông Trump thay đổi quan điểm về tầm quan trọng của liên minh.
Họ cũng đang âm thầm tìm cách giải quyết những phàn nàn của cựu tổng thống về các thành viên NATO ở châu Âu, dù đưa ra những tuyên bố công khai rằng điều đó là để bảo vệ chính họ trước mối đe dọa từ Nga, theo các nhà phân tích.
Tổng thư ký NATO tháng trước cho biết ngày càng nhiều thành viên liên minh đang tăng phần đóng góp tài chính của họ. "Thông điệp từ Mỹ rằng các đồng minh châu Âu phải tăng cường đóng góp đã được thấu hiểu và đang đi đúng hướng", ông Stoltenberg nói.
Ngày càng nhiều nước châu Âu rằng họ sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh của mình trong những năm tới, bất kể ai chiến thắng cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.
"Tôi nghĩ theo thời gian, Mỹ sẽ giảm dần quan điểm rằng họ phải gánh vác an ninh cho cả châu Âu", Ngoại trưởng Latvia Krisjanis Karins cho hay.
Frank Gardner, nhà phân tích của BBC, cho rằng nhiều lãnh đạo NATO có lẽ sẽ cảm thấy biết ơn trước những lời đe dọa của ông Trump. Năm 2018, ông Trump thậm chí từng dọa rút Mỹ khỏi liên minh khi phẫn nộ vì các nước châu Âu không hoàn thành mục tiêu chi 2% GDP cho ngân sách quốc phòng.
Lời đe dọa này của tổng thống Mỹ khi đó đã khiến nhiều lãnh đạo quân sự NATO cảm thấy lo lắng, bởi nếu Mỹ rút lui, NATO khó lòng tiếp tục tồn tại. Lời đe dọa gây chấn động của ông Trump cùng với cuộc chiến của Nga ở Ukraine được coi là động lực chính thúc đẩy khiến nhiều nước châu Âu cam kết tăng chi tiêu quốc phòng.
18 trong 31 thành viên NATO dự kiến đạt mục tiêu chi ít nhất 2% GDP cho ngân sách quốc phòng năm nay, tăng từ 11 thành viên trong năm 2023. Đức và Pháp, hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nằm trong nhóm này.
Những quốc gia có ngân sách quốc phòng thấp nhất tính theo GDP là Tây Ban Nha, Bỉ và Luxemburg. Các thành viên NATO dành tỷ lệ ngân sách nhiều nhất cho quốc phòng ở châu Âu là những nước láng giềng của Nga như Ba Lan.
Tổng thống Andrzej Duda của Ba Lan, quốc gia đã chi gần 4% GDP cho quốc phòng, nói rằng những lời phàn nàn của ông Trump có lý. "Các nước láng giềng giàu có của Ba Lan muốn người đóng thuế ở Mỹ trả tiền cho sự an toàn của họ. Nếu là tổng thống Mỹ, tôi cũng sẽ đưa ra bình luận tương tự", ông Duda nói.
Mỹ đã chi khoảng 3,5% GDP cho quốc phòng trong năm 2023, theo ước tính của NATO. Không chỉ là nước chi nhiều cho ngân sách quốc phòng, Mỹ còn là siêu cường sở hữu kho vũ khí hạt nhân và đóng vai trò dẫn dắt liên minh NATO.
Những nỗ lực thuyết phục ông Trump của giới lãnh đạo châu Âu sẽ có hiệu quả như thế nào hiện vẫn là câu hỏi lớn, song không có nhiều dấu hiệu cho thấy cựu tổng thống sẽ sớm thay đổi quan điểm của mình trong vấn đề này, khi ông vẫn thúc đẩy khẩu hiệu "nước Mỹ trên hết".
Thượng nghị sĩ Cộng hòa J.D. Vance, đồng minh ủng hộ ông Trump nhiệt thành, hoan nghênh động thái tăng ngân sách quốc phòng của châu Âu và không cho rằng ông Trump sẽ rút Mỹ khỏi NATO nếu tái đắc cử. Tuy nhiên, ông cho biết Mỹ sẽ xoay trục nhiều hơn sang châu Á, nên châu Âu sẽ phải tăng cường nhiều hơn năng lực quân sự của họ.
"Vấn đề không chỉ là chi tiền. Quân đội Đức có thể triển khai bao nhiêu lữ đoàn sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức? Phải chăng là một?", ông nói. "Việc dựa quá nhiều vào chiếc ô an ninh của Mỹ đã khiến năng lực quân sự châu Âu suy giảm".
Dự báo tăng trưởng kinh tế Pháp vẫn tích cực, nhưng phải tính đến bối cảnh địa chính trị mới, bao gồm các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang tìm cách cải thiện triển vọng kinh tế dài hạn của Pháp và khôi phục nền tài chính công vốn đang bị thâm hụt trầm trọng. Nhưng chỉ có khó khăn đang chờ đợi ở phía trước, đặc biệt là sau khi triển vọng tăng trưởng của một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Âu bị điều chỉnh giảm.
Pháp sẽ cắt giảm chi tiêu 10 tỷ Euro đối với tất cả các cơ quan chính phủ để bù đắp cho việc dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 giảm xuống 1%, từ mức 1,4%, theo Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire.
Kiếm ít, tiêu ít
“Kiếm được ít hơn thì tiêu ít hơn. Đó là quy luật thông thường”, ông Le Maire, người vẫn đảm nhiệm vị trí này kể từ khi ông Macron đắc cử lần đầu vào năm 2017, nói với các phóng viên hôm 19/2.
Năm ngoái, Paris đã vạch ra kế hoạch chi tiêu cho năm 2024 với giả định rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1,4% – một ước tính mà Hội đồng Tài chính Công cấp cao của Pháp, một cơ quan giám sát độc lập, khi đó cho là quá lạc quan.
Pháp hiện đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuống 1%, nghĩa là nước này sẽ thu được ít thuế hơn dự kiến. Do đó, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Eurozone phải tăng cường cắt giảm chi tiêu trong năm nay thêm 10 tỷ Euro để duy trì mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống 4,4% GDP.
Khoảng 5 tỷ Euro sẽ bị cắt khỏi chi phí hoạt động ở tất cả các bộ, chẳng hạn như bằng cách trì hoãn việc tuyển dụng một số công chức, Bộ trưởng Ngân sách Pháp Thomas Cazenave nói với các phóng viên hôm 19/2.
Phần còn lại sẽ được cắt khỏi các chính sách công khác như viện trợ phát triển (giảm 800 triệu Euro) và các khoản trợ cấp Xanh (giảm 1 tỷ Euro). Pháp cũng có thể giảm đóng góp cho Liên Hợp Quốc, theo ông Le Maire.
Triển vọng kinh tế Pháp tăng trưởng chậm lại là một “đòn” giáng mạnh vào Tổng thống Macron. Cho đến nay, ông chủ Điện Elysee vẫn đặt mục tiêu cải thiện vị thế tài chính của Pháp mà không sử dụng đến biện pháp “thắt lưng buộc bụng” hay tăng thuế, thay vào đó dựa vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, điều mà ông cho rằng sẽ đến từ các cải cách “thân” doanh nghiệp và thị trường lao động.
“Tôi cam kết không tăng thuế. Chúng tôi đã cắt giảm thuế và sẽ không đi chệch khỏi lộ trình này. Người Pháp không thể chịu thêm bất kỳ khoản thuế nào nữa”, ông Le Maire cho biết.
Bối cảnh khó khăn
Cách tiếp cận của ông Macron vốn đã bị “soi” kỹ hơn sau khi chi tiêu công tăng vọt trong thời kỳ đại dịch Covid-19 và một lần nữa trong cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến ở Ukraine gây ra.
Hồi tháng 12 năm ngoái, S&P Global Ratings giữ quan điểm tiêu cực đối với xếp hạng tín dụng của Pháp và cảnh báo nước này có thể bị hạ bậc vào một thời điểm nào đó trong năm nay, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của chi tiêu chính phủ và hiệu quả kinh tế đến tài chính công.
Chiến lược kinh tế của ông Macron cũng đang chịu áp lực sau khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao vào năm ngoái và các công ty trong các lĩnh vực từ tài chính đến xây dựng chuẩn bị sa thải thêm nhiều lao động.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Pháp đã trình bày bước đầu tiên trong việc giải quyết “núi” nợ công với khoản tiết kiệm 16 tỷ Euro nhằm giảm thâm hụt xuống 4,4% GDP vào năm 2024, từ mức 4,9% năm 2023. Nhưng phần lớn điều đó sẽ đến từ việc rút lại sự hỗ trợ to lớn dành cho các hộ gia đình và doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng năng lượng, và kế hoạch này dựa trên mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn.
“Dự báo tăng trưởng vẫn tích cực, nhưng phải tính đến bối cảnh địa chính trị mới”, ông Le Maire cho biết hôm 18/2, viện dẫn lãi suất tăng và căng thẳng địa chính trị, bao gồm các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza, cũng như tăng trưởng chậm chạp ở Trung Quốc và suy thoái kinh tế ở Đức, là lý do khiến kinh tế Pháp tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
Dự báo tăng trưởng sửa đổi của Chính phủ Pháp phù hợp với các ước tính khác, trong đó Ngân hàng Trung ương Pháp kỳ vọng mức tăng trưởng 0,9% và OECD hồi đầu tháng này đã cắt giảm dự đoán của mình xuống 0,6%, từ mức 0,8%
Nông dân Ba Lan cảnh báo sẽ chặn toàn bộ biên giới với Ukraine nếu quyền lợi của họ không được đảm bảo trong bối cảnh các bên đang căng thẳng về tranh cãi liên quan tới mặt hàng ngũ cốc.
Nông dân Ba Lan sẽ đẩy mạnh các cuộc biểu tình ở biên giới với Ukraine và chặn tất cả tuyến đường giữa 2 nước trong chiến dịch mà họ mô tả là nỗ lực để cứu lấy sinh kế của chính mình. Họ yêu cầu quyền lợi của họ phải được bảo đảm.
Nông dân ở một số quốc gia châu Âu đã biểu tình chống lại những biện pháp hạn chế của Liên minh châu Âu đặt ra nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như chi phí sản xuất gia tăng và những gì họ cho là sự cạnh tranh không công bằng từ nước ngoài, đặc biệt là Ukraine.
Tại Ba Lan, tình hình đang leo thang trong những ngày qua.
Adrian Wawrzyniak, người phát ngôn của hiệp hội nông dân Đoàn kết, cảnh báo: "Chúng tôi sẽ phong tỏa hoàn toàn tất cả tuyến giao thông tại các cửa khẩu biên giới".
Ông Wawrzyniak đồng thời nói rằng, các chuyến xe viện trợ quân sự sẽ được phép đi qua cửa khẩu nhưng tất cả hoạt động vận chuyển hành khách sẽ bị chặn, không chỉ xe tải. Ông cảnh báo các nông dân sẽ có thể phong tỏa tại các bến cảng và đường cao tốc.
Đây được xem là diễn biến leo thang của tình hình căng thẳng đã tồn tại trong thời gian qua. Trước đó, các cuộc biểu tình của tài xế xe tải và nông dân Ba Lan chỉ chặn một số cửa khẩu nhất định.
Ba Lan là một trong những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến với Nga nhưng quan hệ giữa 2 bên đã có rạn nứt liên quan tới căng thẳng về mặt hàng ngũ cốc.
Ba Lan từng đơn phương cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine với lý do cần phải bảo vệ nông dân trong nước trước làn sóng sản phẩm nông sản giá rẻ tràn vào thị trường nội địa.
Nông dân Ba Lan cho rằng việc EU mở cửa thị trường cho nông sản của Ukraine đã khiến giá mặt hàng này trong nước giảm và gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh và ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Điều đó đã buộc họ phải hành động.
Trong khi đó, Ukraine nhiều lần tuyên bố xuất khẩu nông sản của nước này qua Đông Âu không gây thiệt hại cho thị trường EU.
Chính phủ mới thân châu Âu của Ba Lan đã bày tỏ sự cảm thông với những yêu cầu từ phía nông dân nhưng cũng kêu gọi họ không thực hiện các hành động có thể gây tổn hại cho nỗ lực chiến đấu của Kiev.
Ukraine cảnh báo động thái chặn biên giới của nông dân Ba Lan làm ảnh hưởng tới năng lực phòng vệ của Kiev và giúp Nga đạt được mục đích.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/2 cho biết tình hình ở biên giới thể hiện "sự xói mòn tình đoàn kết".
Ông nói thêm rằng chỉ có 5% nông sản xuất khẩu của Ukraine đi qua biên giới với Ba Lan, đồng thời nói thêm rằng vụ việc liên quan đến chính trị hơn là ngũ cốc.
Thứ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Michal Kolodziejczak đã bác bỏ những tuyên bố từ Tổng thống Ukraine và đề nghị ông Zelensky nên đến và tự mình "xem xét các vấn đề của nông dân Ba Lan".
Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan Czeslaw Siekierski cho biết ông đang đàm phán với Ukraine và một thỏa thuận hạn chế nhập khẩu, dự kiến có thể đạt được vào cuối tháng 3.
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky hôm 19/2 cho hay, Kiev "sẵn sàng cho mọi phương án" và tìm kiếm giải pháp "mang tính xây dựng".
Nguồn: CafeF; VTV; Vnexpress; Người Đưa Tin; Dân Trí
EU: Khi EUR ‘ngã ngựa’; Kêu gọi hạ trần giá dầu Nga; Đưa ô tô trở lại Nga; Khó đạt mục tiêu quân sự của Trump; ‘Lo sốt vó’ theo dõi Ukraine
EU: Di cư lậu giảm mạnh; Run rẩy trước cú sốc từ TQ; Tiên phong viện trợ nhân đạo; Xoay trục sang Á; ‘Đổ xô’ mua xe tăng Leopard-2A8
EU: Kinh tế 2025 bấp bênh; Tìm ra nguồn cung dầu khủng; Lại ‘lao đao’ vì khí đốt; Đan Mạch đổi quốc huy; Cựu Tổng thống Pháp hầu tòa
EU: Thị trường điện mất cân bằng; Bảo vệ an ninh kinh tế; Hy vọng mở van khí đốt Nga; Tìm cơ hội ở Syria; Bulgaria có Thủ tướng mới
EU: Gặp khó vì giá điện cao; Mua kỷ lục LNG Nga; Sân bay dùng nhiên liệu bền vững; Anh đi đầu trong hỗ trợ Kiev; Vụ bê bối của McDonald’s
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá