Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Dịch vụ Apple iMessage và Microsoft Bing được miễn trừ khỏi đạo luật chống độc quyền của Liên minh châu Âu.
Ngày 13/2, đại diện Ủy ban châu Âu (EC) kết luận sau 5 tháng điều tra, các dịch vụ iMessage, Bing, Edge và Microsoft Advertising không có vị thế thống trị, do đó "không đủ tiêu chuẩn để xem là 'người gác cổng' (gatekeeper)".
Theo Reuters, điều đó đồng nghĩa Apple iMessage hay Microsoft Bing được miễn trừ khỏi các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), liên quan đến chống độc quyền và phản cạnh tranh.
Có tên Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), bộ quy tắc của EU yêu cầu các hãng công nghệ cho phép cài đặt kho ứng dụng bên thứ ba, tạo điều kiện để người dùng chuyển sang nền tảng đối thủ, và bị cấm kết hợp dữ liệu cá nhân trên nhiều dịch vụ.
Các công ty cần tuân thủ quy tắc của EU gồm Microsoft, Apple, Alphabet, Amazon, Meta và ByteDance.
Trước khi DMA có hiệu lực từ 7/3, nhiều doanh nghiệp đã công bố loạt thay đổi dựa trên quy định mới, tiêu biểu là Apple khi cho phép cài kho ứng dụng ngoài lên iPhone, nới lỏng chính sách nộp phí cho lập trình viên tại châu Âu.
Trong thông báo mới nhất, EC nhấn mạnh App Store, hệ điều hành iOS và trình duyệt Safari của Apple vẫn bị xem là "người gác cổng", bên cạnh mạng xã hội LinkedIn và hệ điều hành Windows của Microsoft.
EC cho biết đã "đánh giá kỹ lưỡng tất cả lập luận, cân nhắc ý kiến đóng góp của các bên liên quan".
Apple cho rằng mức độ sử dụng iMessage không đáng kể so với dịch vụ của đối thủ tại châu Âu. Đây cũng không phải kênh quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận người dùng trong khu vực.
"Người tiêu dùng hiện nay có quyền truy cập nhiều ứng dụng nhắn tin khác nhau, và thường sử dụng đồng thời nhiều app. Điều đó phản ánh sự dễ dàng trong việc chuyển đổi giữa các dịch vụ", phát ngôn viên của Apple nhấn mạnh.
Trong khi đó, Microsoft khẳng định Bing, Edge và Advertising hoạt động như đối thủ cạnh tranh với quy mô tương đối nhỏ. Như vậy, chúng không phải kênh quan trọng với người dùng doanh nghiệp.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với EC và ngành công nghiệp nói chung để đảm bảo các nền tảng khác của Microsoft hoàn toàn tuân thủ DMA", phát ngôn viên Microsoft nói thêm.
Lazar Radic, chuyên gia về chống độc quyền tại Trung tâm Luật và Kinh tế Quốc tế (ICLE) cho rằng EC đã linh hoạt trong việc xem xét thị trường thực tế để đưa ra danh sách miễn trừ, thay vì chỉ định vô tội vạ.
Dù vậy, Liên minh Hệ sinh thái Kỹ thuật số Mở (CODE) gồm các thành viên Google, Meta và Qualcomm, phản đối quyết định miễn trừ iMessage.
"Quyết định bất ngờ ngày hôm nay làm suy yếu các mục tiêu, tiềm năng của DMA trong việc cải thiện lựa chọn và khả năng cạnh tranh cho tất cả người dùng tại châu Âu", thông báo của CODE cho biết.
Có quan điểm cho rằng giá cả cao hơn chủ yếu là do lạm phát từ lòng tham của các doanh nghiệp tìm cách tăng giá để gia tăng lợi nhuận.
Lạm phát tham lam
Lạm phát hoành hành là một vấn đề nghiêm trọng ở châu Âu, khi mà mức tăng giá tiêu dùng hàng tháng diễn ra nhanh hơn so với cùng kỳ năm trước ở Mỹ và Nhật Bản. Theo một ước tính, khoảng 50% mức tăng giá ở châu Âu bắt nguồn từ việc các công ty địa phương chuyển gánh nặng chi phí cao hơn cho người tiêu dùng hoặc do hiệu ứng tăng giá theo lạm phát. Khi giá cả tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương, người tiêu dùng đành chịu thắt chặt chi tiêu hàng ngày.
Đầu năm 2023, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh đã đưa một số chuỗi siêu thị lớn như Asda, Sainsbury's và Tesco vào danh sách theo dõi vì cáo buộc trục lợi trong cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Dù các doanh nghiệp này đã được gỡ bỏ cáo buộc, vẫn có quan điểm cho rằng giá cả cao hơn chủ yếu là do lạm phát từ lòng tham của các doanh nghiệp tìm cách tăng giá để gia tăng lợi nhuận.
Lạm phát cao từ lâu đã là điều xa lạ đối với các nền kinh tế phát triển, nhưng hiện cả Mỹ và châu Âu đều phải đối mặt với những đợt tăng giá đáng kể. Trong khi lạm phát đang hạ nhiệt ở Mỹ, giá cả vẫn duy trì ở mức cao tại châu Âu. Tháng 7/2023, giá tiêu dùng thực phẩm và các sản phẩm khác đã tăng hơn 10% tại Đức trong 15 tháng liên tiếp và tăng hơn 14% tại Anh.
Tình trạng giá cả thực phẩm tăng cao đe dọa đến sinh kế của nhiều người. Một cuộc khảo sát của Ủy ban Châu Âu (EC) cho thấy tỉ lệ lạm phát được cảm nhận trong năm 2023 đã tăng lên 26% ở các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Những khó khăn do tăng giá thực phẩm và hàng hóa khác dẫn đến những cuộc biểu tình xảy ra trên khắp châu Âu. Chính phủ các quốc gia tăng cường giám sát định giá của các doanh nghiệp và những hành vi khác.
Các doanh nghiệp chiếm một phần lớn trong việc gây ra lạm phát tham lam. Theo kết quả phân tích hàng năm của 70 công ty sản xuất và bán lẻ thực phẩm tại châu Âu, công ty tư vấn quản lý Oliver Wyman nhận ra EBITDA tuyệt đối (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) tăng 11% tại các nhà bán lẻ thực phẩm và 12% tại các nhà sản xuất vào năm 2022 so với năm trước, chủ yếu là do doanh thu tăng.
Một phân tích của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho rằng lạm phát không kiểm soát được là do lòng tham của các doanh nghiệp. Theo IMF, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp chiếm 45% trong tổng số lạm phát ở châu Âu vào năm 2022, cao hơn so với tỉ lệ 40% do chi phí nhập khẩu tăng cao.
Tình trạng ảm đạm
Việc các doanh nghiệp cố gắng tối đa hoá lợi nhuận bằng cách tăng giá là điều tự nhiên, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết phải đối mặt với áp lực từ cổ đông. Tuy nhiên, các công ty tại châu Âu đã bị chỉ trích nặng nề vì tiền lương chậm tăng so với giá tiêu dùng.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), lợi nhuận doanh nghiệp tại Đức đã tăng 24% từ quý cuối cùng của năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến quý đầu tiên của năm 2023, trong khi chi phí lao động chỉ tăng 13%. Xu hướng tương tự có thể thấy ở hầu hết các quốc gia khác trong khu vực châu Âu.
Tháng 7/2023, doanh số bán lẻ tại Mỹ tăng 0,7%, ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tại khu vực đồng euro, doanh số bán lẻ giảm theo tháng và theo năm do thu nhập thực tế giảm.
Giá thực phẩm cũng tiếp tục tăng ở Nhật Bản. Theo OECD, quốc gia này đã chứng kiến chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua mức lạm phát của Mỹ. Giá cả của thực phẩm đã tăng hơn 9%, gần bằng với tốc độ tăng ở châu Âu.
Trong suốt thời gian quan, các công ty Nhật Bản dường như không muốn tăng giá, khi nhiều công ty chọn cắt giảm chi phí thay vì chuyển gánh nặng chi phí lên người tiêu dùng. Theo tổ chức OECD, lợi nhuận doanh nghiệp tại Nhật Bản chỉ tăng 4%, con số thấp nhất trong nhóm 7 nền kinh tế lớn, trong khi đó mức tăng lương lại chỉ tăng nhẹ.
Tình trạng tiền lương yếu kém và giá cả ở Nhật Bản dẫn đến khoảng cách sức mua ngày càng lớn so với các quốc gia khác, khiến nơi này trở thành điểm mua sắm giá rẻ đối với du khách quốc tế. Dù hành vi kinh doanh của các công ty Nhật Bản ít “lòng tham” hơn có thể đã giúp gia tăng chi tiêu của các hộ gia đình, nhưng mức lương vẫn bị giữ ở mức thấp.
Mặc trang phục truyền thống làm bằng lông cừu dày, Denis Kokot hòa mình vào dòng người diễu hành Kurent để xua đuổi mùa đông và đón mùa xuân.
"Bạn thường tắt tất cả mạng xã hội để tận hưởng hoạt động truyền thống này", Denis Kokot, 22 tuổi, nói về cuộc diễu hành xua đuổi mùa đông ở thành phố Ptuj, đông bắc Slovenia, vào tháng 2 hàng năm.
Truyền thống này khởi đầu từ thế kỷ 18, thường diễn ra trong hơn 10 ngày, từ đầu tháng 2 cho đến Thứ Tư Lễ Tro, ngày lễ quan trọng trong năm của Thiên Chúa Giáo. Năm nay lễ này rơi vào ngày 14/2.
Khi những tiếng chuông vang lên, hàng trăm người mặc đồ lông cừu trắng đen, đeo mặt nạ có sừng và lông vũ đầy màu sắc, hóa thân thành người Kurent và diễu hành qua thành phố Ptuj.
"Điều thú vị nhất là khi bạn thấy những ánh mắt trẻ thơ nhìn mình không dứt", Kokot nói.
Những người trẻ Slovenia như Kokot hiểu rõ về truyền thống này từ khi còn rất nhỏ. Ales Ivancic, người đứng đầu hiệp hội giám sát 25 nhóm biểu diễn Kurent, cho biết họ được "thừa hưởng truyền thống từ cha mẹ và sẽ tiếp tục truyền lại cho con cháu", nhấn mạnh truyền thống này chính là "cầu nối giữa quá khứ và tương lai".
Andrej Brence, nhà dân tộc học tại bảo tàng thành phố Ptuj, giải thích mỗi ngôi làng trong khu vực đều có nhóm Kurent riêng, chủ yếu là người chưa vợ, mang mặt nạ và biểu tượng đặc trưng cho thôn xóm của họ. Những người Kurent sẽ tới thăm từng nhà và được cho mang lại may mắn cho những gia đình chào đón họ.
Truyền thống hóa trang Kurent từng đứng trước nguy cơ mai một cách đây hàng chục năm. Từ cuối những năm 1950, nhiều nhóm Kurent ở khu vực đông bắc Slovenia quyết định tập hợp để gìn giữ nét văn hóa và cho phép cả phụ nữ, trẻ em cùng tham gia. Năm 2017, truyền thống này được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.
Sự kiện 10 ngày ước tính thu hút khoảng 100.000 người tham gia, trong đó có cả du khách từ khắp Slovenia và nước ngoài. Thay vì các bộ đồ bằng vật liệu thừa hoặc tái chế ngày trước, mỗi trang phục Kurent với nhiều phụ kiện tinh xảo hiện nay có giá lên tới hơn 1.700 USD.
Tuy nhiên, khoác lên người bộ trang phục nặng hơn 30 kg để biểu diễn và diễu hành cũng là thách với nhiều người. "Bạn cần chịu đựng để mang lại may mắn", một người hóa thân thành Kurent cho hay.
EU đang tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt với các công ty Trung Quốc và Ấn Độ trong gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga sau khi xung đột ở Ukraina nổ ra.
Khoảng 20 công ty, trong đó có 3 công ty từ Trung Quốc và 1 công ty Ấn Độ, có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại từ EU, Financial Times đưa tin.
Ngoài ra, các doanh nghiệp từ Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Serbia và Kazakhstan cũng nằm trong danh sách trừng phạt mới của EU.
Gói trừng phạt thứ 13 của EU nhằm vào Nga sau khi xung đột nổ ra ở Ukraina dự kiến được công bố trong cuối tháng 2.
Nếu đề xuất nêu trên được tất cả các quốc gia thành viên chấp thuận đây sẽ là lần đầu EU đưa các doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục và Ấn Độ - những đối tác thương mại lớn của khối - vào danh sách bị trừng phạt.
Theo Financial Times, những công ty này đang bị nhắm mục tiêu vì bị cáo buộc giúp Nga lách các biện pháp trừng phạt do EU áp đặt, đặc biệt là với việc cung cấp các linh kiện điện tử có thể được tái sử dụng để dùng cho máy bay không người lái và các hệ thống vũ khí khác.
Bản tin cho hay, các công ty châu Âu sẽ bị cấm kinh doanh với những doanh nghiệp nước ngoài nằm trong danh sách đen.
Financial Times nhấn mạnh, những biện pháp áp đặt với doanh nghiệp Ấn Độ “sẽ đặc biệt nhạy cảm vì nước này là đồng minh của Mỹ và đang đàm phán thỏa thuận thương mại với EU”.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều liên tục kêu gọi giải quyết hòa bình xung đột giữa Nga và Ukraina. Trong hai năm qua, Bắc Kinh và New Delhi thúc đẩy hợp tác kinh tế với Mátxcơva và trở thành điểm đến chính của dầu mỏ Nga.
Chính phủ Pháp đã hoãn chương trình cho thuê ô tô điện với giá 100 euro/tháng (khoảng 2,6 triệu đồng) chỉ sau sáu tuần triển khai bởi nhu cầu quá cao.
Các quan chức cho biết chương trình này được triển khai vào tháng 12/2023 nhằm giúp đỡ các hộ gia đình thu nhập thấp và cắt giảm lượng phát thải carbon. Dự kiến chương trình sẽ được khởi động lại vào năm tới.
Ban đầu, 25.000 ô tô điện do châu Âu sản xuất được cho thuê với giá từ 100 euro/tháng, nhưng chính phủ Pháp cho biết họ đã nhận được hơn 90.000 đơn đăng ký tính đến cuối tháng 1.
“Đó là một câu chuyện thành công thực sự và mang tính biểu tượng cho chính sách môi trường của Pháp. Nó tốt cho ví tiền và cả hành tinh”, cố vấn của Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Những người không hài lòng với chi phí ô tô điện, vốn thường đắt hơn xe chạy bằng xăng hoặc dầu diesel, có thể tham gia chương trình cho thuê thử nghiệm phương tiện với chi phí 100-150 euro/tháng cho một chiếc xe trị giá 47.000 euro trở xuống.
Một trong những điều kiện để tham gia chương trình là ứng viên đăng ký phải trên 18 tuổi, sống ở Pháp. Họ phải ở cách nơi làm việc ít nhất 15 km và có thu nhập chịu thuế hộ gia đình dưới 15.400 euro/năm mỗi người.
Hợp đồng cho thuê ba năm có thể được gia hạn một lần. Những chiếc xe điện cho thuê phải được sản xuất ở Pháp hoặc nơi khác ở châu Âu. Chính phủ đang trợ cấp cho mỗi chiếc xe tối đa 13.000 euro. Điện Élysée cho biết chưa đầy sáu tuần sau khi được triển khai, kế hoạch đã trở thành nạn nhân của sự thành công của chính nó và đã vượt qua mục tiêu ban đầu.
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Năng lượng Pháp Roland Lescure cho rằng chương trình bị hạn chế bởi số lượng xe điện sản xuất tại Pháp không đủ và kêu gọi các nhà sản xuất ô tô của nước này tăng tốc.
“Ngày nay, nhu cầu rất lớn và chúng ta vẫn chưa có đủ sản phẩm sản xuất tại Pháp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Pháp cần phải tăng tốc hoặc cam kết thực hiện điều đó. Điều tuyệt vời về chương trình này là bạn mang đến cho những người không khá giả khả năng tiếp cận chiếc xe điện rẻ tiền và sản xuất nhiều xe Pháp hơn. Chúng ta phải làm cả hai”, ông Lescure nói với truyền hình địa phương.
Người phát ngôn của Bộ trưởng Chuyển đổi Sinh thái Pháp Christophe Béchu cho biết: “Một làn sóng đơn đăng ký mới sẽ xuất hiện vào năm 2025 vì chính phủ muốn tăng nguồn cung”.
Nguồn: Zing News; Nhịp Cầu Đầu Tư; Vnexpress; Lao Động; Báo Tin Tức
EU: Khi EUR ‘ngã ngựa’; Kêu gọi hạ trần giá dầu Nga; Đưa ô tô trở lại Nga; Khó đạt mục tiêu quân sự của Trump; ‘Lo sốt vó’ theo dõi Ukraine
EU: Di cư lậu giảm mạnh; Run rẩy trước cú sốc từ TQ; Tiên phong viện trợ nhân đạo; Xoay trục sang Á; ‘Đổ xô’ mua xe tăng Leopard-2A8
EU: Kinh tế 2025 bấp bênh; Tìm ra nguồn cung dầu khủng; Lại ‘lao đao’ vì khí đốt; Đan Mạch đổi quốc huy; Cựu Tổng thống Pháp hầu tòa
EU: Thị trường điện mất cân bằng; Bảo vệ an ninh kinh tế; Hy vọng mở van khí đốt Nga; Tìm cơ hội ở Syria; Bulgaria có Thủ tướng mới
EU: Gặp khó vì giá điện cao; Mua kỷ lục LNG Nga; Sân bay dùng nhiên liệu bền vững; Anh đi đầu trong hỗ trợ Kiev; Vụ bê bối của McDonald’s
Sau khi ăn cơm xong, hoặc đợi 1 tiếng, rồi uống 2-3 thìa cà phê đường cát vàng. Xong tập bài thể dục ép bụng sẽ hiệu quả. Mỗi ngày ăn 3 bữa chính thì thực hiện cả 3 lần.
Nguồn: Tadoco - Thuốc thảo dược
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá