Đức: Nền kinh tế giảm liên tiếp, mức sống tỉ lệ giảm kỉ lục tính từ năm 1950; Tìm nguồn cung khí đốt ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Nền kinh tế giảm liên tiếp, mức sống tỉ lệ giảm kỉ lục tính từ năm 1950

Hậu họa cú sốc giá năng lương

Báo cáo của hai cựu cố vấn kinh tế chính phủ Đức

Đó là hai cựu cố vấn kinh tế của Chính phủ Liên bang Đức, Isabella Weber, Phó Giáo sư kinh tế tại Đại học Massachusetts và nguyên ủy viên ban xây dựng cơ chế phanh giá năng lượng cho doanh nghiệp và hộ gia đình vào năm 2022 do Chính phủ Đức chỉ định, và Giáo sư Tom Krebs – cựu cố vấn cấp cao của Bộ tài chính dưới thời ông Olaf Scholz làm bộ trưởng (bây giờ là Thủ tướng Đức). Theo báo cáo, Cú sốc năng lượng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến mức sống của người dân Đức giảm sâu nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Báo cáo cho biết về mức độ sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế Đức. Theo đó, sản lượng kinh tế của Đức đã giảm tương đương so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ngoài ra, tiền lương thực tế ở nước này, tỉ lệ đã giảm sâu hơn vào năm 2022 so với bất kỳ năm nào khác kể từ năm 1950.

Mức sống người dân giảm sâu nhất

Theo hai tác giả, tiền lương thực tế so với dự báo trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế đã giảm 4% từ tháng 4/2022 đến tháng 3/2023, trong khi sản lượng kinh tế giảm 4,1%. Nếu tính cả thiệt hại về sản lượng do Covid gây ra, sản lượng kinh tế thực tế vào cuối năm 2023 thấp hơn khoảng 7% so với trước khủng hoảng. Tiền lương thực tế thấp hơn 10% so với trước khủng hoảng vào năm 2023.

Các tác giả cảnh báo rằng thất bại trong việc bảo vệ ngành công nghiệp Đức khỏi sự leo thang của giá năng lượng có thể biến những năm 2020 thành một thập kỷ mất mát đối với nước Đức.

Isabella Weber nhận xét: Trong thời đại xung đột, khủng hoảng khí hậu và địa chính trị, sự suy giảm mức sống mà người Đức phải trải qua là chưa từng có kể từ Thế chiến thứ hai.

Báo cáo nhấn mạnh những chật vật mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu vẫn đang phải chống chọi sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra vào tháng 2/2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng của Đức vào năm 2024 và 2025 sẽ thấp hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào, ngoại trừ Argentina.

Dự báo một cuộc suy thoái kĩ thuật

Kinh tế Đức giảm 0,3% trong quý 4/2023 và dự kiến sẽ giảm trong quý 1/2024, dẫn đến một cuộc suy thoái kỹ thuật.

Hai nhà kinh tế lập đánh giá việc kìm giá năng lượng bởi chính quyền Thủ tướng Scholz vào cuối năm 2022 là một phản ứng chính sách đúng đắn, nhưng vẫn còn chậm trễ trong hành động, khi mà vào thời điểm giá khí đốt trên thị trường tăng vọt đã khiến giá năng lượng leo thang.

Tìm nguồn cung khí đốt ở các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất

Thỏa thuận hợp đồng với ADNOC

Tập đoàn năng lượng SEFE thuộc sở hữu nhà nước Đức vừa ký một thỏa thuận với ADNOC, theo đó công ty này của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Đức trong 15 năm.

Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) hôm 18/3 cho biết họ đã ký thỏa thuận cung cấp 1 triệu tấn LNG mỗi năm cho SEFE của Đức. LNG sẽ đến từ dự án Ruwais LNG của ADNOC và việc giao hàng dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2028. Giá trị của thỏa thuận không được tiết lộ. ADNOC cho biết, khí đốt chiếm gần 1/4 mức sử dụng năng lượng sơ cấp của Đức, và chúng tôi mong muốn hỗ trợ những nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng của nước này.

Năm ngoái, ADNOC và Công ty điện lực RWE của Đức đã công bố chuyển lô hàng LNG đầu tiên từ UAE sang Đức.

Khởi đầu của một chương mới

Nền kinh tế Đức có kế hoạch sản xuất 80% điện năng bằng các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030. Tuy nhiên, Berlin vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện trong nước. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khí đốt tự nhiên, dầu thô và than đá chịu trách nhiệm tạo ra khoảng 80% nguồn cung năng lượng cho quốc gia Tây Âu vào năm 2022. Giám đốc Thương mại của SEFE, cho biết: Thỏa thuận cung cấp LNG này… đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới. Chúng tôi mong muốn xây dựng hơn nữa mối quan hệ hiện có và cùng nhau khám phá các hoạt động phát triển năng lượng carbon thấp.

Cuối năm ngoái, SEFE đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên với Equinor, một trong những thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất từ trước đến nay đối với gã khổng lồ năng lượng của Na Uy trị giá ước tính khoảng 55 tỷ USD.

Công ty Đức cũng có hợp đồng mua LNG từ nhà máy CP2 của Venture Global ở Louisiana, Mỹ. Tuy nhiên, hợp đồng này vẫn chưa được cấp phép trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden tạm dừng các dự án xuất khẩu mới từ tháng 1, nhằm xem xét kỹ lưỡng tác động của các dự án mới đối với khí hậu, nền kinh tế và an ninh quốc gia của “xứ cờ hoa”.

Công ti SEFE

Đó là tên viết tắt của Securing Energy for Europe (Đảm bảo năng lượng cho châu Âu) – tiền thân là Gazprom Germania, một công ty con ở Đức của gã khổng lồ dầu khí quốc doanh Gazprom Nga.

Nằm dưới sự kiểm soát của Chính phủ Đức, SEFE chiếm 14% thị phần cung cấp khí đốt ở nước này và tham gia vào các hoạt động trên khắp các quốc gia thành viên EU khác. Công ty cũng sở hữu và vận hành khoảng 28% kho chứa khí đốt phục vụ thị trường Đức.

Điện Kremlin đã cấm tất cả các công ty Nga giao dịch với SEFE sau khi tập đoàn này được thành lập vào giữa năm 2022, nhưng đã ban hành quyền miễn trừ tạm thời đối với nhà điều hành Yamal LNG do Novatek đứng đầu.

Gã khổng lồ LNG Nga có hợp đồng dài hạn với công ty Đức về cung cấp 2,9 triệu tấn loại khí siêu lạnh này hàng năm, tương đương khoảng 15% tổng sản lượng của dự án. Quyền miễn trừ ban đầu dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay, nhưng đã được Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin gia hạn đến năm 2040.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang