Đức: Phản đối Chính phủ loại bỏ điện hạt nhân; Tesla có thể sa thải hơn 10% lao động; Khởi công chiến lược cảng quốc gia mới

Người dân phản đối Chính phủ loại bỏ điện hạt nhân

Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát, 51,6% số người được hỏi coi việc loại bỏ năng lượng hạt nhân là một sai lầm, trong khi chỉ 28,4% ủng hộ quyết định này và 20% không có ý kiến gì.

Cuộc khảo sát đã được tiến hành với sự tham gia của 1.019 người trong độ tuổi từ 18 đến 79. Mặc dù số người được hỏi không lớn, nhưng nhóm được khảo sát đã phản ánh tâm trạng chung của người dân Đức.

Thị trường năng lượng đã thay đổi đáng kể

Tính từ khi các lò phản ứng hạt nhân cuối cùng của Đức ngừng hoạt động, giá điện tiêu dùng trung bình đã giảm 17%. Tuy nhiên, nhà kinh tế học Veronika Grimm chắc chắn rằng giá điện tiêu dùng sẽ còn thấp hơn nữa nếu các lò phản ứng hạt nhân nói trên không ngừng hoạt động.

Ngoài vấn đề chi phí, nhiều người phản đối việc bỏ năng lượng hạt nhân còn chỉ trích thực tế là năm ngoái, lần đầu tiên kể từ năm 2006, Đức đã nhập khẩu nhiều điện hơn xuất khẩu.

Tesla sản xuất xe điện có thể sa thải hơn 10% lao động

Công ty chế tạo xe điện Tesla (Mỹ) ở Đức sẽ sa thải hơn 10% lực lượng lao động, trong bối cảnh hãng này đối mặt với nhu cầu xe điện giảm và thị trường cạnh tranh gay gắt. Thông báo được trang công nghệ Electrek đưa ra hôm qua, viện dẫn thông tin nội bộ của Tesla.

Cắt giảm chi phí

Theo báo cáo thường niên mới nhất, tính đến cuối năm ngoái, hãng ô tô điện lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường này có hơn 140.400 nhân viên trên toàn cầu. Việc cắt giảm nhân sự sẽ ảnh hưởng tới khoảng 15.000 nhân viên.

Trang Electrek dẫn tuyên bố của Giám đốc điều hành Tesla, ông Elon Musk, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm cách cắt giảm chi phí và tăng năng suất trong bối cảnh công ty đang chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Khởi công thực hiện chiến lược cảng quốc gia mới

Trong bối cảnh những mối đe dọa an ninh và nhu cầu tăng cường, khả năng cạnh tranh gia tăng đã thúc đẩy Chính phủ Đức bắt đầu thực hiện chiến lược cảng quốc gia.

Cảng Hamburg

Từng là khu vực sôi động của thành phố phía Bắc nước Đức, được coi là “thỏi nam châm” thu hút du lịch, mọi người có thể ghé thăm để xem những con tàu cập cảng và rời bến, song, các mối đe dọa an ninh và nhu cầu thúc đẩy khả năng cạnh tranh gia tăng đã thúc đẩy Chính phủ Đức bắt đầu thực hiện chiến lược cảng quốc gia.

Trước đây, cảng lớn nhất này của Đức được mệnh danh là "cửa ngõ ra thế giới" của đất nước, nhưng điều này cơ bản hiện đã thay đổi. Tuy nhiên kể từ ngày 11.9.2001, khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ở Mỹ, làm rung chuyển toàn bộ thế giới, các cơ sở hạ tầng vận tải biển từ đó đã bị coi là nơi nhạy cảm về an ninh. Hơn nữa, các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, xuất nhập khẩu trái phép vũ khí và buôn người hiện đang đặt ra những thách thức không chỉ đối với giới chức hải quan mà còn đối với tất cả các chủ thể an ninh nhà nước. Chính vì vậy, toàn bộ khu vực cảng Hamburg đã bị phong tỏa và du khách không được vào bên trong.

Bộ luật ISPS

Trên bình diện quốc tế, vấn đề này đã được giải quyết bằng việc đưa ra Bộ luật ISPS (Bộ luật An ninh Cảng và Tàu quốc tế) được đàm phán vào năm 2002 dưới sự bảo trợ của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). Bộ luật này có hiệu lực ở châu Âu vào năm 2004. Chính phủ Đức hiện đã đưa ra sáng kiến thay thế Khái niệm Cảng Quốc gia hiện có bằng một giao thức an ninh mới có tên là “Chiến lược Cảng Quốc gia”, dự kiến có hiệu lực năm 2025. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đức Volker Wissing cho biết, chiến lược cảng mới là một "cuốn sách hướng dẫn bao gồm khoảng 140 biện pháp cụ thể để giải quyết những thách thức cấp bách nhất của cảng".

Chiến lược toàn diện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế

Bộ Giao thông Vận tải Đức cho biết, trên trang web của Bộ các cảng là "trung tâm chuyển đổi năng lượng bền vững" đồng thời là "trung tâm đào tạo và việc làm" quan trọng, với hơn 5 triệu việc làm. Tính cạnh tranh của cảng phải được bảo đảm, khả năng “tự động hóa, số hóa và đổi mới” của các cảng phải được tăng cường, hơn cả là các hải cảng phải được trang bị “cơ sở hạ tầng giao thông và truyền thông hiện đại”.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải Đức dự kiến sẽ thành lập 5 nhóm làm việc có nhiệm vụ xây dựng “các hướng dẫn và biện pháp cụ thể”. Theo DW, Giám đốc truyền thông tại Duisport - nhà điều hành cảng nội địa lớn nhất nước Đức ở Duisburg, bà Alice Kehl hoan nghênh kế hoạch an ninh cảng mới mà chính phủ đã đưa ra, và cho rằng, “Chiến lược cảng quốc gia” sẽ không chỉ giải quyết những thách thức hiện tại mà còn "cải thiện khả năng cạnh tranh của các cảng Đức", vốn thường xuyên "bị cản trở bởi những rào cản quan liêu quá mức làm chậm lại quá trình tăng trưởng".

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang