Đức: Mở phiên tòa xét xử các bị cáo tội cáo buộc âm mưu đảo chính; Phe cực hữu, đảng AfD tiếp tục trỗi dậy

Mở phiên tòa xét xử các bị cáo tội cáo buộc âm mưu đảo chính

Bị cáo

Tháng 12 năm ngoái, các công tố viên liên bang đã đệ trình lên tòa truy tố tổng cộng 27 đối tượng, một trong số đó đã chết, với cáo buộc phạn tội khủng bố. Vụ án có những nghi phạm nổi bật nhất, bao gồm hoàng tử tự phong Heinrich XIII Reuss - người được cho là đã lên kế hoạch bổ nhiệm làm lãnh đạo mới lâm thời của Đức; Birgit Malsack-Winkemann, thẩm phán và cựu nhà lập pháp của đảng cực hữu Sự thay thế cho nước Đức; và một lính dù đã nghỉ hưu.

Tội cáo buộc

Theo các công tố viên, các bị cáo tin vào một loạt thuyết âm mưu, bao gồm hệ tư tưởng của phong trào Reich Citizens và hệ tư tưởng QAnon, đồng thời tin rằng nước Đức bị cai trị bởi cái gọi là “nhà nước ngầm”.

Những người ủng hộ phong trào Reich Citizens bác bỏ hiến pháp thời hậu chiến của Đức và kêu gọi lật đổ chính phủ, trong khi QAnon là một thuyết âm mưu toàn cầu có nguồn gốc từ Mỹ.

Theo các công tố viên, nhóm này đã lên kế hoạch xông vào tòa nhà quốc hội ở Berlin và bắt giữ các nhà lập pháp. Nhóm được cho là có ý định đàm phán một trật tự sau đảo chính chủ yếu với Nga, với tư cách là một trong những nước đồng minh chiến thắng trong Thế chiến 2.

Hầu hết trong số 9 nghi phạm đều bị buộc tội là thành viên của một tổ chức khủng bố và “chuẩn bị thực hiện hành vi phản quốc nghiêm trọng”.

17 thành viên khác của nhóm này đã bị buộc tội trong các cáo trạng riêng biệt tại các tòa án ở Stuttgart và München. Tại Stuttgart, phiên tòa xét xử 9 nghi phạm trong số này dự kiến bắt đầu vào ngày 29.4. Tám nghi phạm còn lại sẽ bị xét xử ở München vào ngày 18.6.

Phe cực hữu, đảng AfD tiếp tục trỗi dậy

Được thành lập vào tháng 04/2013, AfD nhanh chóng giành được một vị trí quan trọng trong hệ thống đa đảng của nước Đức.

Đảng này đứng thứ 3 trong 6 đảng được bầu vào Hạ viện Bundestag

Còn Đảng Liên minh Dân chủ Cơ Đốc Giáo (CDU) dẫn đầu với 246 ghế và 32.9% cử tri ủng hộ, trong khi Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đứng thứ hai với 153 ghế và 20.5% cử tri ủng hộ. Đảng AfD, đứng thứ 3 chiếm 94 ghế với 12.6% số phiếu bầu.

Những năm 2022 và 2023 chứng kiến AfD gần như đạt đến đỉnh cao như một phần của sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong nền chính trị Đức kể từ khi nước này thống nhất sau Chiến Tranh Lạnh.

Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ đã tăng từ 10% hồi tháng Bảy lên 15% vào tháng 10/2022, rồi lên đến tới 19%. Đến tháng 06/2023, tỷ lệ ủng hộ 19% của AfD đã khiến đảng này trở thành đảng được yêu thích thứ hai ở Đức — một vị thế được củng cố khi tỷ lệ ủng hộ tăng lên 22% trước khi năm này kết thúc.

Đồng thời, ba đảng trong chính phủ liên minh kể từ cuộc bầu cử Bundestag năm 2021 chỉ nhận được 33% sự ủng hộ giữa các cử tri — 14% cho mỗi đảng đối với đảng SPD cánh tả và Đảng Xanh cánh tả, 5% cho Đảng Dân chủ Tự do (FDP) theo tư tưởng tư bản kinh tế/tự do xã hội.

Đảng duy nhất vượt qua AfD — đảng CDU — có được sự ủng hộ gần như bằng tổng của các đảng kia với tỷ lệ ủng hộ 32%, và có được điều đó là nhờ việc quay trở lại chủ nghĩa bảo tồn truyền thống trong lịch sử của mình.

Khuynh hướng bảo tồn truyền thống và dân tộc chủ nghĩa

Sự gia tăng đáng kể trên là do các yếu tố tương tự đã thúc đẩy cử tri trên khắp châu Âu ủng hộ các đảng mới (hoặc mới trở nên phổ biến) theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống và dân tộc chủ nghĩa.

Dưới thời cựu lãnh đạo CDU và thủ tướng Đức Angela Merkel, những người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa tự do xã hội trở nên ngày càng quyền lực trong đảng có lịch sử bảo tồn truyền thống này.

AfD duy trì các quan điểm bảo tồn truyền thống vững chắc hơn — bao gồm sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hôn nhân và đời sống gia đình truyền thống, bảo vệ nền độc lập dân tộc (trước quyền lực ngày càng tăng của Liên minh Âu Châu), và văn hóa Đức (trước sự “hội nhập châu Âu” và Hồi Giáo hóa), cũng như ủng hộ an ninh biên giới (bao gồm cả việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp).

Chính sách của AfD

Theo “Tuyên ngôn vì nước Đức” của AfD, không có gì bất thường trong những gì đảng này kêu gọi. Đảng này tuyên bố rằng không có sự phân biệt giữa công dân nhập cư và những người sinh ra ở Đức. Việc nhập cư sẽ được ưu ái ở mức vừa phải và giữ ở các mức vừa phải. Hòa nhập về văn hóa, chứ không phải về chủng tộc, là mối quan tâm chính và sẽ là yêu cầu bắt buộc đối với những người nhập cư.

Các luật hiện hành đã yêu cầu trục xuất hoặc bỏ tù những người nhập cư bất hợp pháp — nhưng các quy trình pháp lý để thực thi sẽ được sửa đổi để khiến luật trở nên hiệu quả hơn và việc trục xuất sẽ là một ưu tiên.

Nhóm người phản đối chính sách của Đảng AfD

Được tổ chức hôm 25/11 tại Potsdam, cuộc họp có sự tham gia của 22 người — trong đó có 6 người đến từ AfD và 5 người đến từ CDU. Những người khác độc lập hơn hoặc có lịch sử làm việc với cả hai đảng. Một người tham gia, ông Martin Sellner, từng là người theo khuynh hướng tân Quốc Xã.

Nhập cư là một trong những chủ đề được thảo luận, nhưng không phải là chủ đề chính như nhiều bản tin ám chỉ.

Hầu hết các cuộc thảo luận về chủ đề này đều liên quan đến việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp và việc hòa nhập.

Có thời điểm, ông Sellner được cho là đã đề xướng ban hành luật để bức ép những công dân nhập cư từ chối hòa nhập rời khỏi nước này cùng với các biện pháp khuyến khích để tạo động lực cho họ rời đi.

Có ba cuộc bầu cử cấp tiểu bang sắp diễn ra trong năm nay, mà tại những nơi đó đảng này lại đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, vì vậy điều này có thể giải thích cho chiến dịch chống lại AfD.

Ban lãnh đạo cấp quốc gia của đảng AfD lên án cuộc họp

AfD nhắc lại rằng đảng không phân biệt công dân gốc Đức và công dân nhập cư và rằng những gì mà họ được biết trước về các kế hoạch của cuộc họp này không bao gồm sự góp mặt của ông Sellner.

Vì sự tham dự của ông vào cuộc họp này, nên thành viên AfD Roland Hartwig đã bị sa thải khỏi vị trí cố vấn chiến lược cho chủ tịch AfD Alice Weidel.

Khoảng sáu người được cho là có mặt tại cuộc họp đã đưa ra tuyên bố công khai rằng họ không có mặt khi những đề xướng gây tranh cãi trên được đưa ra.

Mặc dù vậy, Correctiv vẫn không thay đổi tuyên bố của họ rằng cuộc họp ở Potsdam là một cuộc họp của AfD và các đề xướng trong cuộc họp này tương đương với đường lối của đảng AfD: trục xuất trên diện rộng các công dân nhập cư và ủng hộ việc trục xuất vì lý do chủng tộc.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang