Đóng bảo hiểm nhân thọ cần biết: Rắc rối lãi suất

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Khi chọn hình thức đầu tư lâu dài này, chỉ đến khi hết hợp đồng mới biết được hưởng bao nhiêu lãi suất.

Tòa án Tối cao Liên bang đã khiến những người bảo vệ người tiêu dùng thất vọng khi bác bỏ đơn kiện hãng Allianz của một người về hưu với án số: IV ZR 213/14).

Trong vụ án trên, nguyên đơn kiện hãng bảo hiểm Allianz, yêu cầu trả thêm 650 Euro. Nguyên đơn đóng bảo hiểm nhân thọ từ năm 1987. Đối với loại hợp đồng phổ biến toàn thế giới này, khách hàng không chỉ được trả tổng số tiền trong trường hợp tử vong, mà cả khi hết hạn hợp đồng. Khi hợp đồng hết hạn năm 2008, nguyên đơn nhận được khoảng 28.000 Euro từ Allianz, trong đó 9123 Euro tiền Überschuss, tức lãi suất từ việc đầu tư số tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, nguyên đơn yêu cầu thêm 650 Euro, do hãng Allianz tính khoản tiền lãi từ quỹ dự phòng vào khoản Überschuss cuối cùng, trong khi điều này trái luật. Tuy nhiên, tòa bác bỏ đơn kiện, đứng về phía Allianz. Ngay cả khiếu nại yêu cầu hãng bảo hiểm giải thích rõ cách tích số tiền được trả cuối cùng cũng không thành công.

Lãi suất bảo hiểm nhân thọ được tính như thế nào?

Lãi suất bao gồm nhiều phần. Phổ biến nhất là lãi suất bảo đảm Garantiezins do Bộ Tài chính Liên bang ấn định mức tối thiểu. Khi hết thời hạn hợp đồng, hãng bảo hiểm phải trả mức lãi suất bảo đảm được ấn định vào thời điểm kí hợp đồng. Do lãi suất thấp kỉ lục trên các thị trường vốn, nên lãi suất đảm bảo nhiều lần bị giảm. Ngoài ra còn có thêm lãi suất Überschuss. Lãi suất này có được do các hãng bảo hiểm đầu tư số tiền bảo hiểm của khách hàng vào thị trường vốn và thông thường thu được lãi suất cao hơn lãi suất bảo đảm. Mức Überschuss do công ty ấn định hàng năm căn cứ vào tình trạng kinh tế. Khi hết thời hạn hợp đồng còn có thêm lãi suất cuối cùng Schlussüberschuss và tiền từ quỹ dự phòng Bewertungsreserve.

Quỹ dự phòng Bewertungsreserve là gì?

Các hãng bảo hiểm đầu tư tiền vào trái phiếu với tỷ giá không cố định. Tùy thời điểm, giá cổ phiếu, chứng khoán hay bất động sản có thể cao hay thấp hơn vào thời điểm mua. Nếu giá trị cao hơn, mức chênh lệch được gọi là quỹ dự phòng. Từ năm 2008, những người đóng bảo hiểm hết hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước thời hạn, sẽ nhận được một nửa quỹ dự phòng. Tuy nhiên cách đây 5 năm, Chính phủ Liên bang đã đưa ra hạn chế: Các hãng bảo hiểm chỉ được chia lãi tỷ giá từ loại chứng khoán có mức lãi cố định, nếu lãi suất cam kết đối với những người đóng bảo hiểm còn lại vẫn đảm bảo có đủ tiền trả.

Tại sao Quỹ dự phòng được quy định lại?

Do lãi suất thấp, các hãng bảo hiểm khó giữ được mức lãi suất cam kết với khách hàng, đặc biệt do họ không được mạo hiểm nhiều khi đầu tư tiền. Do đó, đa số tiền của khách hàng được đầu tư và trái phiếu nhà nước, bởi độ tin cậy cao. Nhưng tỷ giá của trái phiếu nhà nước tăng mạnh, khiến quỹ dự phòng của khách hàng rất cao. Nếu phải chia khoản tiền này, trong khi số tiền gửi vào ít đi, các hãng bảo hiểm phải bán trái phiếu cũ, nhưng có lãi suất cao. Khi đó, những khách hàng còn lại thu được lãi suất ít hơn. Cơ quan Giám sát Tài chính Bafin lập luận, chia Quỹ dự phòng có lợi cho khách hàng chấm dứt hợp đồng và gây bất lợi cho khách hàng còn lại.

Các nhà bảo vệ người tiêu dùng nói gì?

Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng và Hiệp hội những người đóng bảo hiểm từng hi vọng, BGH sẽ yêu cầu các hãng bảo hiểm công bố rõ ràng cách tính lãi Überschuss đối với bảo hiểm nhân thọ và hưu trí. Rất tiếc điều này không xảy ra. Các hãng bảo hiểm tiếp tục được phép tự cân đối nguồn lãi Überschuss.

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang