Bệnh người già Parkinson: FB người Việt ở Đức chia sẻ cách sống chung với lũ; Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày cuối cùng của năm, thế là mình sống chung với lũ đã gần chục năm

Khởi đầu

Cách đây 7 năm, một buổi sáng ngủ dậy, tôi thấy chân tay yếu một cách lạ thường, mồm và lưỡi cứng lại. Nghĩ đến một cơn tai biến thoáng qua (vì tối hôm trước cũng nâng lên đặt xuống với lũ bạn vài ba chai rượu mạnh), tôi gọi cấp cứu vào viện. Kiểm tra chán chê, viện trả về địa phương vì chẳng phát hiện ra điều gì bất thường ngoài mùi cồn.

Hiện tượng này lặp đi, lặp lại nhiều lần và ai cũng nghĩ tôi bị tai biến. Cử động nào cũng như phim quay chậm, nói năng cũng vậy. Phát âm các từ có chữ r, s, sch… cực kỳ méo mó, tất nhiên các âm dính đến vần huyền vẫn nét căng. Có hôm đang ăn phở, không thể nuốt nổi vào miệng, phải lấy tay nhét số phở lòng thòng bên ngoài vào.

Run rủi thế nào, hôm đó đi khám xương khớp, mới phát hiện được bệnh

Ông bác sỹ khám, trước kia phụ trách thể lực cho đội bóng Borusia Dortmund. Có tuổi, ông về mở một phòng mạch ở Berlin. Nhìn dáng đi của tôi, ông nắm tay tôi quay mấy vòng, xoay cổ, rồi nói ngài ngồi xuống ghế, sau đó đột ngột đứng dậy cho tôi xem. Tôi làm theo, lúc đứng lên tôi bị loạn choạn lùi lại 2 bước. Ông bác sỹ nói, tôi nghĩ ông bị Parkinson. Bệnh này tôi biết vì có một người bạn của tôi cũng bị hơn 20 năm và vừa mất. Ông bác sỹ kê một đơn thuốc, nói về ông uống, thấy triệu chứng thuyên giảm thì ra ngay bác sỹ thần kinh, xin giấy giới thiệu đi chụp DAT Scan. Chụp xong, mang phim về cho ông bác sỹ thần kinh đọc.

Lần này thì đúng là Parkinson nguyên chất, không sai milimet nào

Bác sỹ nói, đây ông xem, ở người thường đường dẫn chất Dopamine lên não sáng như ngọn đèn dầu, còn của ông, nó bé bằng con đom đóm. Tôi không tin, cố cãi, người mắc bệnh Parkinson tay phải rung bần bật, tay tôi có thế đâu? Bác sỹ từ tốn nói, có 2 thể Parkinson, loại rung giật và loại co rút. Ông bị thể sau. Mẹ bố khỉ, sau này mới nghĩ, thà là rung giật đi xóc đĩa thuê, tay rung đều bạc rền phải biết. Vướng vào thể co rút, nó co mẹ cả thằng em, ngày xưa đánh Đông dẹp Bắc, hang động nào cũng xông pha, oai phong như chai bia Trúc Bạch, giờ ngắn hơn thằng Sài Gòn xanh lùn, nghĩ chán chán là.

Uống thuốc vào, như Doping

Lại nói oang oang, nhai nuốt như bình thường, chân tay đặt đúng nơi đúng chỗ. Buồn mất một dạo nhưng rồi nghĩ lại, đến mấy ông tên tuổi như Mohamed Ali, Michael James Fox… lẫy lừng thế, tiền nhiều như nước mà còn phải chấp nhận thì mình chẳng có cớ gì phải oán thán.

Parkinson là bệnh nan y, không thể chữa khỏi

Ở bệnh Parkinson, chất Dopamine, tức chất truyền dẫn thần kinh bị phá hủy, người bệnh phải uống thuốc bổ sung chất này vì cơ thể không sản sinh ra nữa. Cũng chỉ là phương pháp kéo dài cầm cự với bệnh. Chịu khó hoạt động, luyện tập và nếu cô thương (yếu tố sống còn) thì con bệnh cũng có thể nhe răng cùng tuế nguyệt nhiều năm. Tôi xác định được bệnh, chấp nhận sống chung với nó, dần dần cũng cảm thấy bình thường. Những lúc mệt mỏi, chán nản, tôi hay nghĩ đến những người bạn giờ đã thành người thiên cổ và tự an ủi rằng mình còn may mắn hơn họ, còn được nhìn thấy ánh dương ban mai, được ngồi với anh em bè bạn lúc Tết đến Xuân về. Khỏe như ông Gióng, nhổ cả bụi tre xong phải bay về trời, không còn biết rượu ngon, gái đẹp ở hạ giới thì khỏe làm đ... gì? Bệnh Parkinson còn kèm theo nhiều thiệt thòi khác. Vị giác, khứu giác đều mất chức năng. Tôi biết nấu ăn, nhiều người khen tôi nấu ngon ra phết. Từ ngày mắc bệnh, nếm không còn rõ mặn ngọt thế nào, nêm gia vị hoàn toàn theo thói quen. Khứu giác rất dở là có xịt nước hoa cũng không cảm nhận được mùi thơm. Cái hay của sự tịt mũi này là nếu có phải úp mặt vào háng một sông quê nào cả tháng chưa hề thau chua, rửa mặn thì vẫn hát bài….còn ta với nồng nàn he he he... Parkinson cũng làm người bệnh luôn có một bộ mặt "kiên định" tức là chẳng có chút biểu cảm nào. Mặt luôn đơ như Phăng tô mát. Nhiều lần ngồi uống rượu với chị em, tôi toàn phải dặn trước, bệnh của anh, lúc thuốc giảm tác dụng, anh hay nhìn vào một điểm không chớp mắt. Không nói các cô lại nghĩ lão này chắc đang soi mụn hay trứng cá thì buồn. Chụp ảnh cũng vậy, đầu nghiêng về phía cống, mắt nổ mắt xịt, chán mớ đời.

Hãy vui đi những người bạn của tôi ơi !

Bệnh tật là điều không ai tránh khỏi, nhưng khi bạn xác định sẽ sống chung với lũ thì hãy coi như ngày nào bạn cũng bị vợ bắt thụ phấn một lần đi. Bạn sẽ thấy mọi chuyện nhỏ như con thỏ và có khi lại đòi đeo bao xuống phố!!! Bởi vậy hãy cứ vui đi những người bạn của tôi. Còn sống được lúc nào thì hãy tận hưởng những giờ phút mà Thượng Đế ban cho. Người ta chỉ sống có một lần, cái kiếp sau hình thù thế nào đã có ông nào chết rồi sống lại được để kể đâu. Hãy vui vẻ sống hỡi các ông bạn, từ những ông nhai hết miếng thịt bít tết Steak 900 gr cho đến những ông đang ngồi xe lăn, ăn bằng máy.

Mẹ nó! Sợ gì!

Nguồn: FB.

Bệnh Parkinson, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Parkinson là một trong những bệnh về thần kinh, thường xảy ra khi nhóm tế bào trong não bị thoái hóa, không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Khi bệnh tiến triển có thể ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh, làm thiếu hụt dopamine.

Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh nhân bị mắc bệnh Parkinson mà chỉ có những biện pháp giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, trì hoãn tiến trình tiến triển của bệnh.

Vậy bệnh parkinson là gì? Bệnh parkinson nguyên nhân như thế nào? Và bệnh parkinson có di truyền hay không?

Nguyên nhân bệnh Parkinson

Các nhà khoa học chưa có lý giải về nguyên nhân các tế bào não sản sinh chất dẫn truyền thần kinh bị thoái hóa và chết đi mà chỉ có thể đưa ra một số yếu tố gây bệnh khác nhau như do tuổi tác (lớn tuổi), di truyền, do yếu tố môi trường, thậm chí có thể là do virus...

Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến

-0,4% số người > 40 tuổi.

-1% người ≥ 65 tuổi.

-10% người ≥ 80 tuổi.

Tuổi trung bình khi khởi phát khoảng 57 năm.

Parkinson thường mang tính tự phát.

Hội chứng liệt rung parkinson

Vị thành niên hiếm gặp, bắt đầu trong thời thơ ấu hoặc thanh thiếu niên lên đến 20 tuổi. Sự khởi phát giữa tuổi 21 và 40 tuổi đôi khi được gọi là Parkinson trẻ hay Parkinson khởi phát sớm. Nguyên nhân di truyền có nhiều khả năng trong bệnh Parkinson vị thành niên và khởi phát sớm; những dạng này có thể khác với bệnh Parkinson.

-Tiến triển chậm hơn.

-Chúng rất nhạy cảm với các phương pháp điều trị bằng dopaminergic.

-Hầu hết các khuyết tật là kết quả của các triệu chứng không vận động như trầm cảm, lo lắng và đau.

Bệnh parkinson thứ phát

Là sự rối loạn chức năng của não được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn dopaminergic hạch nền tương tự như Parkinson, nhưng do một nguyên nhân khác (ví dụ như thuốc, bệnh mạch não, chấn thương, thay đổi sau bệnh não).

Hội chứng liệt rung parkinson không điển hình

Đó là một nhóm các bệnh lý thoái hóa thần kinh có một số đặc điểm tương tự như bệnh Parkinson nhưng có một số đặc điểm lâm sàng khác nhau, tiên lượng xấu hơn, đáp ứng hạn chế hoặc không đáp ứng với levodopa, và một bệnh lý khác (như các bệnh lý thoái hóa thần kinh teo đa hệ thống, liệt trên nhân tiến triển, sa sút trí tuệ thể Lewy, và thoái hoá vỏ não hạch đáy).

Triệu chứng bệnh Parkinson

Bệnh nhân bị bệnh Parkinson có một số biểu hiện, dấu hiệu bệnh như sau:

-Tính cách thay đổi: Do bộ não thường chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành động, nhìn nhận và phản ứng với tình huống, nên bất kỳ thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm của bệnh Parkinson.

-Phối hợp các hoạt động chậm chạp: Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi mới ở giai đoạn đầu. Với các biểu hiện như: bất kỳ thay đổi tư thế như quay đầu, quay người, cài khuy, buộc dây giày... được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.

-Giảm cảm giác về mùi: Ở giai đoạn đầu, bệnh Parkinson thường ảnh hưởng đến khứu giác của con người, làm cho bệnh nhân không có khả năng phân biết mùi của thực phẩm, tình trạng này ngày càng nặng nếu không được chũa trị kịp thời.

-Các vấn đề về đường ruột: Với các dấu hiệu như táo bón hoặc các vấn đề về tiêu hóa phổ biến, đặc biệt với người lớn tuổi.

-Đau vai: Bệnh đau vai kéo dài, kể cả khi có sự can thiệp của y tế như dùng thuốc mà không thuyên giảm là một trong những dấu hiệu của bệnh Parkinson.

-Mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm với một trong những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson sẽ là nguy cơ cao.

-Có một số thay đổi trong những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Thay đổi chữ viết, giọng nói, tính khí thất thường.

-Một số biểu hiện bệnh dễ dàng gặp phải như: Run nhẹ khi bệnh đã tiến triển, gặp vấn đề khi di chuyển, rối loạn giấc ngủ, liệt cơ mặt, ngất xỉu, mất sự cân bằng.

Đối tượng nguy cơ bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson thường có nguy cơ cao ở những người cao tuổi, tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở lên. Xét về giới tính, nam giới có khả năng mắc bệnh Parkinson cao hơn nữ giới.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh Parkinson, gồm: tuổi tác, yếu tố di truyền, giới tính, tiếp xúc với độc tố.

Phòng ngừa bệnh Parkinson

-Tắm nắng thường xuyên để bổ sung đủ vitamin D cho cơ thể. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh Parkinson đều có nồng độ Vitamin D thấp.

-Uống trà xanh hàng ngày có tác dụng ngăn không cho độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh thâm nhập vào não.

-Sử dụng cà phê hợp lý giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh Parkinson.

-Tránh xa môi trường độc hại, đặc biệt thuốc diệt trừ sâu...

-Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid.

-Có chế độ tập thể dục khoa học.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Parkinson

Để chuẩn đoán bệnh Parkinson, các bác sĩ chưa có xét nghiệm nào có thể dùng để chuẩn đoán và khẳng định bệnh Parkinson mà chỉ kết luận thông qua dấu hiệu bệnh nhân qua một thời gian dài.

Các biện pháp điều trị bệnh Parkinson

Biện pháp để điều trị bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào thuốc và luyện tập phục hồi. Trong một số trường hợp phải phẫu thuật não để chữa trị. Đơn thuốc được điều chỉnh dựa vào tình trạng bệnh:

-Carbidopa/levodopa (điều trị chính).

-Amantadine, ức chế MAO loại B (MAO-B), hoặc thuốc ức chế cholinergic ở một vài bệnh nhân.

-Các chất chủ vận dopamin.

-Catechol O-metyltransferase (COMT), luôn được sử dụng với levodopa, đặc biệt khi kém đáp ứng với levodopa.

-Phẫu thuật nếu thuốc không kiểm soát đầy đủ các triệu chứng, hoặc không dung nạp với các tác dụng phụ.

-Tập luyện và các biện pháp thích nghi.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá
Lên đầu trang