Cát Linh-Hà Đông lại dừng; Dự án thành nơi nuôi bò; Hết thời bán đất nhanh; Đường Vành đai 4 hâm nóng thị trường; Ngày 30/4; Tăng lực lượng dân quân biển

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm

Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đã có báo cáo "Hoàn thành thi công xây dựng công trình Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông".

Chiều ngày 29/4/2021, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chính thức công bố tiến độ thực hiện dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị.

Cụ thể, từ đầu tháng 4/2021 đến nay, Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT) và Công ty Metro Hà Nội đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ tài liệu, hoàn thành công tác kiểm đếm tài sản Dự án tại hiện trường; Bộ GTVT đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội trong việc tiếp nhận Dự án và hoàn thiện các giải pháp xử lý đối với những khuyến cáo của tư vấn đánh giá An toàn hệ thống (ACT).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Bộ GTVT khẳng định, trong thời gian chờ kết quả đánh giá của Tư vấn ACT, ngày 26/4/2021 vừa qua, Bộ GTVT đã có báo cáo "Hoàn thành thi công xây dựng công trình Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông" gửi Hội đồng "Kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng" (HĐKTNN) .

Theo quy trình của công tác cấp chứng chỉ an toàn hệ thống Châu Âu, Tư vấn ACT phải báo cáo Ủy ban ISA (Ủy ban các tư vấn đánh giá an toàn độc lập mà Tư vấn ACT là thành viên) xem xét ra quyết định cuối cùng về việc vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Đến ngày 29/4/2021, Tư vấn ACT đã ban hành chứng nhận an toàn hệ thống cho Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Sau đó, Bộ GTVT đã khẩn trương bổ sung báo cáo "nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng đưa vào sử dụng" và gửi tới HĐKTNN; dự kiến sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Hội đồng sẽ có xem xét, đánh giá cuối cùng để ra thông báo về kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư.

Thông báo của HĐKTNN là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội, Tổng thầu Trung Quốc tiến hành hoàn tất thủ tục bàn giao Dự án để đưa vào vận hành, khai thác.

Được biết, đầu tháng 4/2021, Bộ GTVT và UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng kịch bản triển khai các công việc còn lại của Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến đưa Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác vào dịp 30/4 và 01/5/2021.

Trong một tháng vừa qua, Bộ GTVT, UBND thành phố Hà Nội, Ban QLDA Đường sắt và các cơ quan, cá nhân liên quan đã hết sức nỗ lực để có thể hoàn thành mục tiêu trên. Hiện nay, các điều kiện kỹ thuật của Dự án đã đảm bảo có thể vận hành.

Tuy nhiên, các hồ sơ, thủ tục nghiệm thu còn phụ thuộc vào quy trình kiểm tra, xem xét và đánh giá kết quả thực hiện của Tư vấn an toàn ACT và HĐKTNN dẫn đến mốc thời gian đó không đạt được như mong muốn. Bộ GTVT rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm của nhân dân và toàn xã hội.

Dự án nghìn tỷ “trơ gan cùng tuế nguyệt”, thành nơi nuôi bò

Được kỳ vọng là dự án hạ tầng trọng điểm, kết nối TP.HCM với vùng lân cận, tạo sức bật cho kinh tế - xã hội toàn vùng, nhưng đến hiện tại, đường Vành đai 2 (đoạn từ Gò Dưa đến Phạm Văn Đồng) đang trong tình trạng ngưng trệ, xuống cấp một số chi tiết, hạng mục. Và thậm chí, thành nơi nuôi gà, bò của người dân địa phương.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Được phê duyệt quy hoạch từ 2007, động thổ năm 2015, bắt đầu khởi công từ 2017, nhưng hiện tại, đoạn 3 đường Vành Đai 2 (đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa trên quốc lộ 1 dài 2,75 km thuộc Thành phố Thủ Đức) đang trong tình trạng bỏ hoang, xuống cấp).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Dự án có vốn đầu tư hơn 2.700 tỷ đông do Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Bắc Ái (công ty Văn Phú Bắc Ái) làm nhà đầu tư, thực hiện theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Đại diện nhà đầu tư từng cho biết, đã sử dụng khoảng 1.400 tỉ đồng để thực hiện dự án. Do nhiều vướng mắc, đến nay dự án vẫn ngưng trệ, chưa xác định ngày thi công trở lại. Một trong những vướng mắc lớn nhất của dự án là giải phóng mặt bằng. Theo tìm hiểu, việc giải phóng mặt bằng dự kiến hoàn thành năm 2018, nhưng đến năm 2021 nhà đầu tư vẫn chưa nhận được mặt bằng sạch để tiếp tục triển khai dự án).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Dự án nghìn tỷ kết nối vùng, tạo sưc bật cho bất động sản TP.HCM và toàn vùng lâm tình trạng bỏ hoang, trở thành nơi nuôi bò, chăn gà của nhiều người dân địa phương, dù đã hơn 5 năm trôi qua kể từ ngày động thổ).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Tháng 11-2020, Sở Giao thông vận tải đã kiến nghị UBND TP.HCM sớm giải quyết những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến việc đầu tư dự án khép kín đường vành đai 2. Trong đó, ở đoạn 3 từ Phạm Văn Đồng đến Gò Dưa do công ty Văn Phú Bác Ái làm nhà đầu tư, sở cũng kiến nghị các sở ngành sớm hoàn thành rà soát để UBND TP.HCM trình Thủ tướng xem xét chấp thuận các khu đất để thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng).

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Dự án đường Vành đai 2 là dự án hạ tầng trọng điểm, mang tính chiến lược, phân luồng xe ra vào thành phố, giảm thiểu ùn tắc, phân bổ lưu lượng di chuyển của xe. Dự án có tổng chiều dài khoảng 64,1km (tổng vốn đầu tư hơn 12 nghìn tỷ đồng), đến nay đã đưa vào sử dụng 50km, còn 14,1km. Đoạn 3 do công ty Văn Phú Bắc Ái đầu tư thi công, còn lại đang được nghiên cứu đề xuất).

Địa phương 'ra tay', xẹp ngay sốt đất

Sau vài tháng gây náo loạn thị trường, cơn sốt đất tại nhiều tỉnh, thành đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều nơi giao dịch đã chững lại, dù giá mới chỉ...

Các địa phương công khai quy hoạch

Theo giới quan sát, kết quả trên có được là nhờ chỉ đạo quyết liệt từ phía Chính phủ, các bộ ngành, địa phương. Trong đó, việc công bố công khai quy hoạch đất đai và tình trạng pháp lý của các dự án được đánh giá là giải pháp quan trọng nhất.

Vân Đồn - Quảng Ninh là điểm nóng đầu tư bất động thời gian qua. Để chặn cơn sốt đất ảo, địa phương hiện vẫn phải áp dụng một số quy định chặt chẽ như: không cho phép chia tách đất thành các thửa nhỏ, chưa được chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp thành đất ở.

Vân Đồn cũng nghiêm cấm cán bộ, công chức tham gia các hoạt động môi giới bất động sản, tiếp tay cho việc đầu cơ, buôn bán đất đai. Quan trọng nhất, các quy hoạch cụ thể của địa phương đều đã được công bố công khai.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị công bố công khai quy hoạch 1/2000, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chi tiết để điều chỉnh các dự án nằm trong quy hoạch và sớm phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã được phê duyệt", ông Trương Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, cho biết.

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Trong đợt sốt đất lần này, cơn sốt chỉ diễn ra ở phân khúc đất nền và các dự án chưa đầy đủ tính pháp lý. Ảnh: PLO).

Tại Hà Nội, các thông tin về quy hoạch cũng được giới đầu cơ, cò đất đặc biệt lợi dụng để "tung hỏa mù", ví dụ như tung tin Đông Anh, Hoài Đức sắp lên quận, hoặc tung tin quy hoạch ven sông Hồng sắp được triển khai, đã khiến nhiều khu vực giá đất tăng chóng mặt. Một số nơi lên tới 50% chỉ trong vài tháng, nhộn nhịp làng trên xóm dưới.

Mới đây, TP Hà Nội và một loạt các địa phương khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Thanh Hóa đã yêu cầu các sở ngành công khai quy hoạch. Cụ thể, các thông tin như: kế hoạch lên quận của các huyện như thế nào, sẽ có dự án lớn nào được đặt trên địa bàn?

"Đặc điểm của các cơn sốt đất ảo là đều ăn theo các thông tin chưa rõ ràng về những đề xuất xây dựng các dự án hạ tầng quan trọng như đường cao tốc, khu đô thị, khu công nghiệp. Việc thiếu thông tin chính thống về quy hoạch của các địa phương là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng sốt đất. Minh bạch các thông tin về quy hoạch là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp hạ sốt", ông Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nhận định.

"Trong thời gian tới, đề nghị các địa phương tập trung hoàn thiện và phê duyệt các đồ án quy hoạch, tiếp tục công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá, trục lợi", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhấn mạnh.

Giới đầu cơ, thổi giá đất luôn dựa vào những thông tin quy hoạch chưa rõ ràng để lôi kéo, dẫn dắt khách mua. Nếu các thông tin chưa được công khai, hoặc khó khăn trong tiếp cận nguồn tin chính thống, người dân sẽ dễ tin theo và bỏ tiền đầu tư. Bởi vậy, động thái công khai quy hoạch từ phía các cơ quan chức năng đã giúp thị trường có thông tin minh bạch, chặn đứng chiêu trò tạo tin giả của giới đầu cơ.

Một đặc điểm kỳ lạ dễ nhận thấy trong đợt sốt đất lần này là ở chỗ cơn sốt chỉ diễn ra ở phân khúc đất nền và các dự án chưa đầy đủ tính pháp lý, tức là dự án càng mập mờ về tính pháp lý, lại càng dễ bị làm giá. Điều này gây rất nhiều rủi ro cho người mua. Bởi lẽ, vì một lý do nào đó, nếu dự án không được triển khai tiếp, người mua sẽ khó đòi lại tiền góp vốn. Vì vậy, bên cạnh việc công khai quy hoạch, các địa phương cũng đã siết, kiểm soát chặt chẽ dự án đủ điều kiện bán.

Kiểm soát tính pháp lý của các dự án chào bán trên thị trường

Trước tình trạng các dự án rao bán khi chưa đủ tính pháp lý, một số địa phương đã công khai thông tin về tình trạng pháp lý của các dự án, đồng thời tạo điều kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận thông tin.

"Trước khi mua bán, chúng tôi cũng khuyến cáo người dân nên xem vào web của Sở Xây dựng để xem dự án mà chúng tôi đã đăng, tiến độ triển khai, dự án đủ điều kiện hay chưa. Ngoài ra, chúng tôi thiết lập đường dây nóng để giải đáp thắc mắc của người dân", ông Đào Công Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang, chia sẻ.

Các địa phương cũng tăng cường kiểm tra, xử phạt các sàn giao dịch, hoặc chủ đầu tư bán hàng khi chưa đủ điều kiện. Theo các doanh nghiệp, đây là động thái cần thiết để thanh lọc và tạo sự công bằng trên thị trường.

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, thời gian qua, do vướng thủ tục pháp lý, nguồn cung dự án mới trên thị trường không nhiều. Một số chủ đầu tư đã bất chấp bán hàng khi chưa đủ điều kiện. Điều này sẽ gây rủi ro cho người mua. Vì vậy, vai trò kiểm soát của các địa phương là rất quan trọng.

Trên thực tế, trong các đợt sốt đất, nhiều khách hàng đã mua phải các dự án chưa đủ điều kiện pháp lý. Đến nay, nhiều nhóm khách hàng vẫn phải "lặn lội" đi đòi tiền chủ đầu tư.

Theo đánh giá của một số chuyên gia bất động sản, vai trò ngăn chặn sốt đất của các địa phương trong dịp vừa qua đã phát huy hiệu quả tích cực, khi nhiều nơi, cơn sốt đất đã "xẹp" xuống.

Với kinh nghiệm lần này, nhiều nhà đầu tư trên thị trường kỳ vọng sẽ tạo nên một tiền lệ công khai, minh bạch thông tin từ phía các cơ quan quản lý, tránh cảnh người dân mù mờ tìm kiếm hoặc khó tiếp cận thông tin chính thống. Trong khi các môi giới lại lợi dụng tình trạng này để thao túng giá trên thị trường.

Đường Vành đai 4 hâm nóng thị trường bất động sản 3 tỉnh

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Chấm dứt tình trạng nằm trên giấy suốt gần 10 năm qua, tuyến đường “huyết mạch” Vành đai 4 đi qua 3 tỉnh Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh rục rịch khởi động, hâm nóng thị trường bất động sản, hứa hẹn tiềm năng tăng giá lớn trong tương lai.

Sau khi hoàn thành, tuyến Vành đai 4 được kỳ vọng giảm tải cho hệ thống giao thông hướng tâm Hà Nội, kết nối mạng lưới giao thông liên vùng, liên tỉnh, tạo bước phát triển đột phá về phát triển kinh tế - xã hội. Những dự án xung quanh tuyến đường sẽ có nhiều cơ hội khởi sắc, hình thành các đô thị vệ tinh, phát triển dịch vụ, các khu công nghiệp đầy tiềm năng.

CÔNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM, ƯU TIÊN TRIỂN KHAI

Đường vành đai 4 Hà Nội được quy hoạch chạy qua 14 quận, huyện thuộc 3 tỉnh thành phố. Dự án đường vành đai 4 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 1287/QĐ-TTg về Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn phía Nam QL18. Dự án này được dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Chấm dứt tình trạng phải nằm trên giấy của dự án Vành đai 4 trong suốt thời gian qua, tại hội nghị lấy ý kiến góp ý Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) của TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu rà soát nội dung phát triển Vành đai 4 liên vùng Thủ đô, đi qua Hà Nội - Hưng Yên - Bắc Ninh. Đây sẽ là một trong nhưng dự án giao thông trọng điểm, dự kiến sẽ khởi công và hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025.

Tổng chiều dài toàn tuyến 98km, khoảng 1.230ha đất đi qua Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội. Điểm đầu tuyến tại lý trình khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội. Điểm cuối tuyến tại khoảng Km35+300 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, địa phận xã Nam Sơn, thành phố Bắc Kinh, tỉnh Bắc Ninh.

Trong tổng chiều dài khoảng 98 km, đoạn qua Hà Nội dài 56 km; đoạn qua Hưng Yên trên 20 km và đoạn qua Bắc Ninh hơn 21 km. Quy hoạch đường Vành đai 4 sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m.

Toàn tuyến vành đai 4 có nhu cầu vốn đầu tư khoảng 66.500 tỷ đồng. Phần kinh phí này không bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông của các tuyến đường đang lập quy hoạch và sẽ được đầu tư xây dựng theo nguồn vốn của dự án này.

Tại khu vực Hà Nội, Vành đai 4 chiếm khoảng 65% chiều dài. Do đó, việc xây dựng tuyến đường được coi là một trong những động lực cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội trong 5 năm tới. Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh đầu tư làm đường vành đai 4 sẽ đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội hơn là việc đầu tư các tuyến đường trong nội thành, rất tốn kém trong công tác giải phóng mặt bằng.

Nguồn vốn đầu tư được xác định từ vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường đi qua. Tuyến đường này được tách thành dự án độc lập theo từng địa phương. UBND tỉnh, thành phố lập dự án, huy động nguồn vốn để đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể từng chia sẻ “năm 2021, ngành giao thông vận tải sẽ triển khai hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm. Mỗi khu vực, chúng tôi chọn một số đột phá, trong đó, sẽ cố gắng tối đa cho đường Vành đai 4, không chỉ cho Hà Nội, mà còn kết nối các tỉnh xung quanh. Khi đường vành đai kết nối khép kín, xe vận chuyển hàng hóa di chuyển trên đường vành đai mà không cần qua Hà Nội”. Nhờ đó, sẽ giảm tải lưu phương tiện di chuyển từ ngoại tỉnh vào thành phố, qua đó cải thiện giao thông trong nội đô.

Do việc chậm đưa vào khai thác khiến toàn bộ phương tiện đều phải đi qua đường Vành đai 3 của Hà Nội dẫn đến tuyến đường này bị quá tải, thường xuyên ùn tắc. Các mục tiêu khác của quy hoạch vùng như giãn mật độ dân cư đô thị, tạo đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội cũng chưa đạt được.

CẢNH BÁO TIỀN MẤT, TẬT MANG

Là tuyến đường có quy mô và vốn đầu tư thuộc loại “khủng” nhất Thủ đô hiện nay, sau gần 10 năm được phê duyệt tại Quyết định 1287, đường Vành đai 4 bắt đầu có tín hiệu triển khai, hứa hẹn là động lực phát triển kinh tế-xã hội của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nhiều nhà đầu tư hy vọng các dự án bất động sản sẽ khởi sắc hơn, hình thành nhiều khu công nghiệp, đô thị hiện đại.

Trao đổi với VnEconomy, TS. Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội kỳ vọng, với độ phủ rộng, tuyến đường đi qua địa giới hành chính của 14 quận, huyện, một vài năm tới, khi tuyến đường này thông xe, hứa hẹn tình trạng tắc đường được giảm thiểu rõ rệt. Đáng chú ý, dự án sẽ kéo giãn sự tập trung dân số và hình thành nên những khu dân cư hiện đại cho ngoại thành.

TS. Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội:

Chính quyền các tỉnh thành đã cảnh báo đỏ tệ nạn “bán đất trên giấy”, giao dịch phân khúc đất không được phép giao dịch. Các nhà đầu tư, khách hàng cần cảnh giác trước những vấn đề pháp lý. Những thông tin chắc chắn sẽ được thổi bùng xung quanh tuyến đường vành đai, qua các quận huyện thành phố. Nếu các nhà đầu tư không tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ rất dễ nếm trái đắng và rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”

Theo ông Cường, một trong những yếu tố phát triển thị trường bất động sản, đặc biệt là hiệu ứng tăng giá sẽ xảy ra khi có những quy hoạch, những tuyến đường giao thông mới, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ hâm nóng thị trường cục bộ tại những khu vực mà tuyến đường đi qua. Vành đai 4 có tổng chiều dài gần 100km, đi qua 3 tỉnh, trong đó, những đoạn đi qua địa bàn Hà Nội dài hơn 56km, bắt đầu từ Sóc Sơn, điểm đầu tại đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, qua cầu Hồng Hà, Hoài Đức, Hà Đông, Thường Tín, đến Văn Lâm, Hưng Yên đi sang địa giới hành chính Bắc Ninh… Tất cả những khu vực mà tuyến đường đi qua, sẽ đều hâm nóng thị trường bất động sản.

“Những nơi hiện nay là đất ruộng, làng xã nghèo, khi tuyến đường Vành đai 4 đi qua, phát triển đồng bộ về đường xá, ánh sáng, đèn cao áp, các đường gom. Xung quanh Hà Nội trở thành những khu vực thuận tiện, phát triển những khu đô thị vệ tinh sẽ làm thay đổi bộ mặt khu vực này, hứa hẹn nhiều tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản”, ông Cường chia sẻ.

Đất nền, đất xen kẹt, hiện chưa có giao dịch gì nhưng khi tuyến đường đi qua, quy hoạch mới sẽ làm thay đổi giá trị của mảnh đất đó, thay đổi mục đích sử dụng đất, hình thành những nhà xưởng, khu công nghiệp, logistics mới…

Tuy nhiên, trong cơ hội tiềm ẩn những rủi ro, các nhà đầu tư, khách hàng cần lưu ý. Vị chuyên gia này chỉ rõ “mốc lộ giới, các hành lang tuyến đường hai bên luôn là một ẩn số. Ranh giới của những mảnh đất giao thoa giữa trong quy hoạch và ngoài quy hoạch rất khó để định vị. Cùng trên mảnh đất đó, từ đâu đến đâu, địa chỉ nào, tọa độ nào, mốc giới nào là đất ở trong quy hoạch, được giao dịch và cấm giao dịch”.

Ngày 30/4 nên là ngày hướng về tương lai

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

(Việt Nam đang thay đổi).

Hòa giải dân tộc, hay xây dựng đoàn kết người Việt Nam trong và ngoài nước là những mỹ từ được nhiều người nhắc đến trong những ngày này. Tuy vậy những mỹ từ đó cho đến giờ phút này vẫn chưa thành hiện thực, dù đã có ít nhiều thay đổi trong suốt một chặng đường dài lịch sử.

Sau năm 1975, không chỉ những quân nhân trong quân đội, nhân viên chính phủ mà cả những lao động trí thức như giảng viên đại học, trưởng phòng các công ty đều được triệu tập yêu cầu đưa vào trại học tập cải tạo - một cái tên thay thế cho nhà tù lao động cưỡng bức.

Theo chia sẻ của một người hiện đang tỵ nạn ở Anh Quốc mà tôi gặp vốn là một cựu giảng viên đại học thời VNCH, ông cũng như nhiều người tri thức khác lúc đó bị bắt đi cải tạo, đồng thời gia đình ông bị tịch thu tài sản xung công quỹ. Tất nhiên, trong đầu những người lính cầm súng dẫn ông đi lúc đó là suy nghĩ rằng những tài sản ông sở hữu là từ bóc lột mà ra, và ông xứng đáng bị trừng phạt.

Các thành viên gia đình phải trở về quê kiếm sống trong một xã hội bao cấp, ngăn sông, cấm chợ, không hề tạo điều kiện để hòa nhập xã hội mới, chế độ mới.

Cuộc sống lao động trong trại cải tạo giáo dục không chỉ gồm lao động vất vả mà còn thiếu ăn, thiếu mặc và thuốc men.

Tất nhiên chính quyền Việt Nam thống nhất thời hậu chiến có cái lý của họ để biện minh cho những việc đã xảy ra. Các người lính và tri thức phục vụ trong quân đội và chính quyền bắt buộc phải đi cải tạo với mục đích ổn định địa chính trị tại Việt Nam lúc đó. Khi mà chỉ trong 20 năm ngắn ngủi của chế độ Việt Nam Cộng Hòa có đến 7 cuộc đảo chính lớn nhỏ do các tướng lĩnh lãnh đạo.

Thêm nữa, các tướng lĩnh và chính quyền VNCH có lẽ nên tự trách chính mình khi không thể tự chủ trong mọi mặt từ chính trị, kinh tế, tài chính hay y tế để thua trận.

Trước đó, nước Mỹ dưới sự dẫn dắt bởi Tổng Thống Richard Nixon và sự hỗ trợ từ Ngoại trưởng Henry Kissinger đã thực sự muốn rút chân khỏi chiến trường miền Nam Việt Nam thảm khốc. Những rối ren trong nước với vụ bê bối Watergate, trong khi đó trong ván cờ lớn Mỹ đối đầu Liên Xô, thật chẳng khó cho chính quyền Mỹ khi đó quyết định thí con tốt VNCH để kéo Trung Quốc về phía mình. Cái giá phảỉ trả là Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc, trong khi thù hằn giữa hai phía gia tăng.

Những khó khăn trong trại cải tạo giáo dục là không tưởng, nhưng để biện minh cho mình lúc đó chính quyền Việt Nam nói thời điểm đó cũng chẳng dễ dàng gì về mặt kinh tế, khi phải gánh trên mình hai cuộc chiến lớn ở mặt trận phía Bắc và Tây Nam.

Mô hình kinh tế tập trung kế hoạch năm năm là cái giá quá rẻ để nhận hỗ trợ từ Liên Xô và các nước anh em xã hội chủ nghĩa khác.

Tuy nhiên không thể phủ nhận những sai lầm về truyền thông, xã hội và những tội lỗi mà chính quyền khi đó đã gây ra cho nhiều người dân miền Nam Việt Nam.

Trong mỗi con người họ là những mặc cảm tội lỗi khi bị cáo buộc là người thuộc chế độ ngụy quân, ngụy quyền. Những đứa trẻ đã gặp khó khăn trong việc đến trường, bị bạn bè kì thị, cuộc sống gia đình có người thân đi cải tạo vô cùng khó khăn khi không đâu nhận làm việc.

Đó là tất cả những gì thôi thúc những gia đình đó vượt biên, họ đã bất chấp nguy hiểm để thoát khỏi sự kìm kẹp vô lý đó và đi tìm tự do.

Khép lại quá khứ hướng đến tương lai

Cuộc sống nơi xứ người không hề dễ dàng với bất kì ai, dù ở Mỹ, Canada, Australia, Pháp hay Anh, với những người phải ra đi là sự bất đắc dĩ, một sự thay đổi lớn để thích nghi với cuộc sống mới.

Đó là cuộc sống vất vả mưu sinh ở những xưởng may tại Mỹ hay Anh, là những đêm còng lưng và mỏi gối tại xứ lạnh Canada, hay những ngày dài vô tận trong những nông trại tại Australia.

Sau khi kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại, Việt Nam không ngừng đón nhận nguồn kiều hối đổ về Việt Nam . Theo thống kê của ngân hàng thế giới con số không ngừng tăng từ 1,34 tỷ đô năm 2000 lên đến 17 tỷ năm 2019 chiếm 6.2% tổng GDP của Việt Nam góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó những đứa con của những Việt kiều đó đang trở về quê hương với mong muốn xây dựng và phát triển quê hương những cái tên như Louis Nguyễn Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM), Shark Thái Vân Linh, Nguyễn Hữu Thái Hòa….

Tôi nhận thấy, qua tiếp xúc chưa được nhiều của mình khi sống ở nước ngoài là trong lòng mỗi người xa xứ tình yêu quê hương vẫn còn sâu đậm, họ mong muốn sự công bằng dân chủ, giảm bớt tham nhũng để đất nước có thể phát triển đi lên bền vững.

Rõ ràng chính quyền Việt Nam cần nhìn lại cái sai của mình trong một cơ chế còn thủ động và chuyên quyền. Đó mới là sợi xích vô hình trói buộc và ngăn cản sự hòa giải dân tộc.

Cần sự xin lỗi chân thành từ hai phía về những vấn đề quá khứ mới có thể xóa nhòa đi tất cả, như cách ngưởi Mỹ đã làm trong chính cuộc nội chiến của họ. Chỉ có như vậy những khái niệm hòa giải dân tộc, đoàn kết người Việt mới không còn là những mỹ từ viển vông.

Như thế sự thống nhất đất nước mới đúng nghĩa thay cho những chúc tụng, đêm nhạc hay pháo hoa nhưng đầy giằng xé.

Biển Đông: VN tăng cường lực lượng dân quân biển để tự vệ hay 'thách thức' TQ?

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng
Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

Tạp chí quân sự Trung Quốc Naval and Merchant Ships số ra mới đây có bài viết về lực lượng dân quân biển 'hùng hậu' của Việt Nam với kỹ thuật 'đấu tranh du kích' thành thạo.

Một số tờ báo quốc tế, trong đó có SCMP, sau đó đã dẫn trích lại bài viết này, nhấn mạnh rằng Việt Nam đang xây dựng lực lượng dân quân biển hùng hậu ở Biển Đông "nhằm thách thức những nỗ lực của Trung Quốc và thống trị vùng biển đang tranh chấp".

Bài viết được báo này đăng tải sau sự kiện Trung Quốc đưa hàng trăm tàu cá tới khu vực Đá Ba Đầu, khiến Việt Nam, Philippines và các tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối kịch liệt.

Về vấn đề này, thạc sỹ Hoàng Việt, giảng viên luật, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông tại TP Hồ Chí Minh nói với BBC News Tiếng Việt:

"Lực lượng dân quân biển của Việt Nam được xây dựng với mục đích chủ yếu là tự vệ, và chỉ hoạt động ở vùng biển nước mình chứ không đi sang vùng biển các nước khác như lực lượng dân quân biển của Trung Quốc.

"Đây chỉ là một trong các chiêu trò của truyền thông Trung Quốc nhằm đánh lạc hướng dư luận sau vụ nước này đưa tàu dân quân biển tới Đá Ba Đầu, đồng thời nhằm làm chia rẽ các nước ASEAN."

Bài báo của Trung Quốc nói gì?

Naval and Merchant Ships viết rằng cả Việt Nam và Trung Quốc đều có truyền thống lâu đời sử dụng lực lượng dân quân biển để bảo vệ các yêu sách của mình trên Biển Đông. Và rằng Việt Nam đã cho lực lượng dân quân biển hoạt động tại vùng biển gần Hải Nam, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, "đe dọa việc thực thi pháp luật trên biển và an ninh quốc phòng của Trung Quốc ".

"Trong khi Liên minh châu Âu ước tính rằng khoảng 8.000 tàu đánh cá và 46.000 ngư dân là một phần của lực lượng dân quân hàng hải của Việt Nam, con số thực có thể là hơn 70.000 dân quân."

"Khi không đánh bắt cá, những dân quân được huấn luyện này tham gia một loạt các nhiệm vụ, đôi khi hợp tác với hải quân Việt Nam," bài báo trên Naval and Merchant Ships viết.

Tạp chí này cho biết thêm, nhiệm vụ của lực lượng dân quân biển Việt Nam gồm "do thám các cơ sở quân sự và t&agra

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Học tập - Lao động

Cảnh báo ngành cắt tóc làm móng: Vấn nạn lao động chui phổ biến hơn bao giờ hết

19/04/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Hành khách cần biết: Nghiệp đoàn Verdi Lufthansa lại đình công thứ 5 - 7; Đường sắt đình công thứ 5 - 7, vận tải hàng thứ 4 - 6

05/03/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Cảnh báo hành khách Đức: Nghiệp đoàn Ver.di đình công - Giao thông công cộng địa phương ùn tắc

01/03/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Kinh doanh

Lufthansa, Ryanair và Co sắp tăng vé, có kế hoạch cần đặt vé sớm; Xếp hạng sân bay thế giới 2024 cần biết, cơ hội lựa chọn cho hành khách

21/04/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Thương hiệu xe Đức cạnh tranh bất chấp cả xe xăng lẫn xe điện Trung Quốc; Mô hình bán mỳ Ramen độc đáo của đầu bếp Christopher Selig

21/04/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Kiểm tra lao động chui nhiều cơ sở kinh doanh có cả vũ khí ở Nordrhein-Westfalen; Khám xét tiệm mát xa người Trung Quốc ở NRW

24/03/2024

Ngày 1/5 đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa khai thác, Bộ GTVT mong nhân dân thông cảm Để sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành khai thác thương mại, Bộ GTVT đ

Lên đầu trang