- Thời sự
- Thế giới
Với việc số lượng chim cánh cụt châu Phi đang giảm khoảng 8% mỗi năm, các nhà bảo tồn đang lo ngại về tình trạng này và cho rằng chẳng bao lâu nữa loài chim này sẽ bị tuyệt chủng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tiến sĩ Alistair McInnes, nhà bảo tồn chim biển thuộc chi nhánh của Hiệp hội các tổ chức bảo tồn chim quốc tế BirdLife tại Nam Phi (BirdLife Nam Phi), thành viên của nhóm giám sát các đàn chim cánh cụt đang suy giảm ở nước này, số lượng chim cánh cụt châu Phi có nguồn gốc từ Nam Phi và Namibia đã giảm 99% trong thế kỷ qua. Tiến sĩ McInnes cảnh báo nếu tốc độ suy giảm hiện tại kéo dài trong tương lai gần, loài chim trên sẽ tuyệt chủng vào năm 2035, vì vậy tình hình là vô cùng cấp bách.
Đây là lý do tại sao BirdLife Nam Phi và Tổ chức Bảo tồn các loài chim ven biển Nam Phi (Sanccob) đang thực hiện vụ kiện pháp lý nhằm vào Chính phủ Nam Phi vì cho rằng chính phủ nước này đã không bảo vệ đầy đủ các loài vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Hầu như tất cả những con chim cánh cụt châu Phi còn sống sót đều sống ở 7 quần thể dọc theo bờ biển phía Tây Nam châu Phi. Theo ước tính hiện nay chỉ còn lại 8.750 cặp chim giống tại Nam Phi.
Chim cánh cụt thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến để chiêm ngưỡng với cơ thể chắc nịch và sọc đen đặc biệt chạy dọc theo 2 bên cơ thể. Chúng dễ bị tổn thương trước những kẻ săn mồi tự nhiên là hải cẩu và một số loại mòng biển, tuy nhiên kẻ thù thực sự của chúng lại là con người.
Hoạt động thu hoạch phân chim (phân chim tích tụ để chim cánh cụt đào hang) của con người đã làm hỏng môi trường sống của chúng. Cùng với đó là tình trạng biến đổi khí hậu khiến cho chim cánh cụt và các loài chim khác ngày càng khó tiếp cận thức ăn hơn khi dòng hải lưu và nhiệt độ thay đổi.
Ngoài ra, hoạt động đánh bắt cá mòi và cá cơm, nguồn thức ăn của chim cánh cụt, cũng đe dọa sự tồn tại của loài chim trên. Trong 15 năm qua, Nam Phi đã thực hiện những thử nghiệm như đóng cửa ngư trường, tiến hành các cuộc đàm phán kéo dài giữa ngành đánh bắt cá và các nhà bảo tồn cũng như tiếp nhận ý kiến đóng góp từ một nhóm chuyên gia quốc tế độc lập, song số lượng chim cánh cụt ở nước này vẫn đang giảm.
Theo BirdLife Nam Phi và Sanccob, việc cấm đánh bắt cá xung quanh một số quần thể cánh cụt chưa đủ mạnh cũng như chưa đúng địa điểm để bảo vệ hoàn toàn quần thể chim cánh cụt.
Sau khi được trả lại những hiện vật do người Anh cướp bóc trong thời kỳ thuộc địa, Ghana đã trưng bày những món đồ này cho công chúng xem. Vậy tại sao Nigeria lại mất quá nhiều thời gian để làm điều tương tự?
Một đoàn xe chạy dọc con đường tấp nập từ thủ đô Accra của Ghana đến trung tâm thành phố Kumasi vào ngày 12/4, chở theo một loại hàng hóa đặc biệt mang giá trị cao.
Một chiếc mô tô cảnh sát đi trước dọn đường với đèn xanh nhấp nháy và còi hụ inh ỏi. Chiếc xe tải đằng sau chở những thùng chứa 32 món đồ bằng vàng và bạc, bao gồm những chiếc vòng cổ đẹp mắt, tinh xảo, một chiếc tẩu cùng một thanh kiếm thường được dùng trong các nghi lễ.
Hầu hết những món đồ này đã bị lính Anh lấy mất khi họ xâm lược vùng đất Asante vào các năm 1874 và 1896, đồng thời cướp bóc cung điện của nhà vua (Asantehene). Các hiện vật đã nằm ở Anh kể từ thời điểm đó.
Đoàn xe chạy nhanh hướng về Kumasi và đến Cung điện Manhyia, nơi ở của vị vua hiện nay, Otumfuo Osei Tutu II.
Vị vua mở các thùng đồ trong bầu không khí xúc động.
Người dân Asante đã đòi trả lại số vàng bị cướp từ nhiều thập kỷ qua.
"Chúng ta làm được rồi," Vua Osei Tutu II nói.
Ngày 1/5, khi các món đồ bằng vàng được trưng bày ở Bảo tàng Cung điện Manhyia, nhà vua nói:
"Những món đồ này đã bị đánh cắp, bị cướp... và không phải tất cả đều đã được trả lại. Nhưng những thứ chúng ta có ở đây vẫn thể hiện hồn cốt của Asante."
Ivor Agyeman-Duah, một tác giả sách từng làm trong ngành ngoại giao, là giám đốc của bảo tàng. Ông cũng có mặt trong đoàn xe, hồi hộp mong rằng sẽ không có sự cố nào xảy ra.
Ông Agyeman-Duah là người đóng vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán về việc trả lại số vàng của người Asante, vốn được trưng bày tại hai bảo tàng hàng đầu của Vương quốc Anh: Bảo tàng Anh và Bảo tàng Victoria và Albert.
Ông là một người điềm đạm và có sức thuyết phục, nhưng các cuộc đàm phán lại rất phức tạp.
Luật pháp Anh ngăn cấm hai bảo tàng này trả lại vĩnh viễn các hiện vật, vì vậy chúng được đưa đến Ghana theo dạng cho mượn dài hạn.
Đối với nhiều người, đó là một điều khó chấp nhận.
Nii Kwate Owoo, một nhà làm phim nổi tiếng người Ghana, đã có mặt tại buổi lễ ở Kumasi vào ngày 1/5. Ông nổi danh vào những năm 1970 với bộ phim tài liệu "You Hide Me", chỉ trích việc Bảo tàng Anh nắm giữ các báu vật của châu Phi.
"Một tên cướp vũ trang xông vào nhà bạn, tàn sát gia đình bạn rồi lấy đi những món đồ giá trị, sau đó quay lại và bảo: 'Được rồi, các người ầm ĩ quá đấy, tôi sẽ cho các người mượn những món đồ này'," ông Owoo miêu tả các điều khoản từ phía Anh.
Ông Agyeman-Duah cũng đồng cảm vì ông cố của mình đã bị người Anh lưu đày trong cuộc chiến ranh Anglo-Asante. Nhưng ông Agyeman-Duah tin rằng nhà vua đã có quyết định đúng đắn.
Ông lập luận: “Chúng ta đã nói về vấn đề này trong 50 năm mà không có kết quả… Nếu không thể tìm ra giải pháp dung hòa, chúng ta sẽ tiếp tục bế tắc.”
Có những nét tương đồng rõ rệt trong việc cướp bóc của người Anh tại Kumasi với một vụ cướp khét tiếng tại khu vực thuộc địa cũ của họ ở Tây Phi. Đó là vụ cướp bóc cung điện nhà vua, tức Oba, vào năm 1897 ở thành phố Benin mà nay thuộc bang Edo, miền nam Nigeria.
Người Anh đã cướp đi hàng ngàn tác phẩm đúc bằng đồng thau và chạm khắc bằng ngà voi ở Benin. Những món đồ này là tâm điểm của cuộc tranh luận xung quanh các hiện vật bị cướp bóc trong các bảo tàng phương Tây.
Nigeria đã đạt được một số thành công trong chiến dịch giành lại các món đồ bằng đồng.
Năm 2022, chính phủ Đức tuyên bố chuyển giao quyền sở hữu khoảng 1.000 hiện vật bằng đồng Benin.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã bay tới thủ đô Abuja của Nigeria và bàn giao 22 hiện vật tinh xảo nhất cho chính phủ nước này.
Bà cho rằng điều này lẽ ra phải được thực hiện từ lâu.
Gần một năm rưỡi sau, không có hiện vật nào mà bà Baerbock trao trả được trưng bày.
Những hiện vật từ Đức cùng một số khác từ các bảo tàng Anh, Mỹ đang được cất giữ an toàn. Hai trong số đó nằm ở cung điện nhà vua tại thành phố Benin.
Một quan chức chính phủ hứa sẽ "sớm" trưng bày, nhưng không nêu rõ thời gian cụ thể.
Ủy ban Bảo tàng và Di tích Quốc gia Nigeria (NCMM) và cung điện nhà vua có những bất đồng về quyền sở hữu các hiện vật này.
Bảo tàng Hoàng gia Benin, một chủ đề đã được thảo luận nhiều, vẫn chưa hoàn thiện.
NCMM đang tập trung nguồn lực hạn hẹp của mình vào việc xây dựng một cơ sở lưu trữ mới "bất khả xâm phạm" ở thành phố Benin nhằm xoa dịu các lo ngại rằng các hiện vật không được bảo vệ an toàn như ở phương Tây.
Bảo tàng Nghệ thuật Tây Phi (MOWAA) tại thành phố Benin, với sự hỗ trợ của ông Godwin Obaseki - Thống đốc bang Edo, sẽ khai trương vào tháng 11/2024. Tuy nhiên, MOWAA đã rút khỏi các cuộc thảo luận công khai về các hiện vật này sau những tranh chấp với nhà vua.
Một số bảo tàng ở Anh và Mỹ, vốn đang chuẩn bị chuyển giao quyền sở hữu các món đồ đồng Benin, cảm thấy bối rối trước sự chia rẽ nội bộ của Nigeria.
Nhóm Đối thoại Benin, nơi tập hợp các bảo tàng Nigeria và phương Tây để thảo luận về những món đồ đồng, đã dự kiến họp trong tháng 5/2024. Nhưng cuộc họp đã bị dời sang năm 2025.
Cuộc bầu cử ở Nigeria năm 2023 và sau đó là việc bổ nhiệm các bộ trưởng và lãnh đạo mới của NCMM đã gây ra sự trì hoãn này.
Tình hình chính trị ở Ghana bình yên hơn, ít nhất là cho đến lúc này.
Chính phủ Ghana đã nhận thông báo về các thỏa thuận giữa Bảo tàng Cung điện Manhyia và các bảo tàng phương Tây và quyết định không can thiệp.
Theo các bên liên quan, điều này đồng nghĩa với việc ít có tình trạng quan liêu hơn và các quyết định được đưa ra nhanh hơn.
Vào tháng 2/2024, Bảo tàng Fowler của Đại học California đã trả lại vĩnh viễn bảy món đồ bằng vàng bị cướp của Asante - hiện cũng đang được trưng bày tại Manhyia.
Ông Agyeman-Duah đang bận rộn đàm phán để đưa thêm nhiều hiện vật trở về - ông đang thảo luận với Bảo tàng Wellcome Collection ở Anh và công ty AngloGold Ashanti ở Nam Phi về các đồ vật bằng vàng mà họ sở hữu.
Người dân Ghana đã có thể hưởng lợi từ những hiện vật này.
Ông Agyeman-Duah kêu gọi mọi người hãy bỏ qua những điều khoản cho mượn từ phía Anh để tận hưởng thực tế rằng các hiện vật giá trị này đã về nhà.
"Hãy để con cháu chúng ta chiêm ngưỡng những tạo tác của tổ tiên từ 150 năm trước và nói: 'Tổ tiên, tiền nhân của các con đã có thể tạo ra những tuyệt tác này'. Điều đó sẽ gợi cảm hứng cho chúng làm điều tương tự," ông nói.
Bảo tàng V&A cho Ghana mượn những hiện vật này trong 3 năm, đi kèm với khả năng gia hạn thêm 3 năm nữa.
Nếu sau đó, các bảo tàng yêu cầu chuyển các hiện vật về London, ông Agyeman-Duah sẽ làm gì?
“Chúng tôi đã ký thỏa thuận và chúng tôi sẽ giữ lời," ông khẳng định.
Ai Cập tuyên bố sẽ can thiệp để ủng hộ vụ kiện của Nam Phi chống lại Israel tại Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), với lý do là cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza ngày càng tăng và tác động với dân thường.
Tuyên bố ngày 12/5 của Ai Cập cho thấy căng thẳng ngày càng gia tăng giữa hai nước láng giềng, khi hoạt động của Israel tại thành phố Rafah giáp biên giới đang thử thách các thỏa thuận và hợp tác an ninh giữa hai nước.
Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết: “Thông báo về việc can thiệp vào vụ kiện này được đưa ra trong bối cảnh phạm vi và quy mô các hành vi vi phạm của Israel đối với dân thường ở Dải Gaza ngày càng mở rộng”. Tuy nhiên, thông báo không cho biết Ai Cập sẽ can thiệp như thế nào.
Cuối tuần qua, Nam Phi kiến nghị tòa án yêu cầu Israel rút khỏi Rafah như một phần của những biện pháp khẩn cấp bổ sung trong vụ kiện cáo buộc Israel có hành vi diệt chủng.
Reuters dẫn các nguồn tin an ninh cho biết, giới chức Ai Cập đã nói với Israel rằng hành động của Israel là nguyên nhân khiến quan hệ song phương căng thẳng và phá hỏng tiến trình đàm phán ngừng bắn mà các phái đoàn từ Hamas, Israel, Mỹ, Ai Cập và Qatar vừa tham gia ở Cairo.
Hamas đã lên tiếng hoan nghênh Ai Cập về ý định tham gia vụ kiện do Nam Phi đệ trình.
Khi được hỏi về hiệp ước năm 1979 giữa hai nước liên quan đến hoạt động của Rafah, ngày 12/5, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nói rằng hiệp ước giữa hai nước là cần thiết để đảm bảo an ninh và có cơ chế xử lý mọi vi phạm, nhưng không cho biết cụ thể.
Cũng trong ngày 12/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng Mỹ và các nước châu Âu chưa làm đủ để gây áp lực buộc Israel phải đồng ý ngừng bắn ở Dải Gaza, sau khi Hamas đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn.
Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo các cuộc tấn công của Israel vào Dải Gaza, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và chỉ trích điều mà họ gọi là sự hỗ trợ vô điều kiện của phương Tây dành cho Israel.
Ankara đã tạm dừng mọi hoạt động thương mại với Israel và cho biết họ đã quyết định tham gia sáng kiến của Nam Phi để kiện Israel ra ICJ với cáo buộc diệt chủng.
Ukraine điều động hết nhóm quân này đến nhóm quân khác tới Rabotino ở vùng Zaporizhia, miền Nam nước này nhằm giành lại lãnh thổ, nhưng bất thành.
"Những nỗ lực phản công (của Ukraine) nhằm giành lại các vị trí đã mất trong làng đều thất bại. Họ mất quân nhân và rút lui", ông Vladimir Rogov, quan chức trong chính quyền Zaporizhia do Nga bổ nhiệm, nói với Sputnik ngày 12/5.
Ông nói thêm rằng các sĩ quan Ukraine liên tục gửi lực lượng dự bị mới trong những nỗ lực vô ích nhằm tấn công Rabotino.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng mô tả Rabotino là "biểu tượng của phòng thủ và kiên cường" của nước này. Để giành lại Rabotino, Ukraine đã triển khai các lữ đoàn được phương Tây huấn luyện để phục vụ các hoạt động chiến lược.
Chuyên gia quân sự Anatoly Matviychuk cho rằng: "Sau khi Avdiivka thất thủ, Kiev càng muốn giữ Rabotino để chứng minh với phương Tây về khả năng của quân đội Ukraine. Đó là biểu tượng về sự kiên định của họ".
Tuy nhiên, Thống đốc Zaporizhia Yevgeny Balitsky bình luận, Rabotino là biểu tượng quan trọng đối với Ukraine và quân đội Ukraine đã mất hàng nghìn binh sĩ cùng hàng loạt vũ khí ở mặt trận này.
Ông cũng nói rằng Rabotino hiện nằm trong "vùng xám" đồng nghĩa với việc quân đội Ukraine không còn kiểm soát được nữa.
Nếu Nga thực sự giành được Rabotino, điều này sẽ giúp Moscow nâng cao tinh thần chiến đấu. Nga cũng có thể kiểm soát được đường xe lửa ở khu vực địa phương, ngăn Kiev củng cố thêm các vị trí ở khu vực.
50.000 người kéo xuống trung tâm thủ đô Tbilisi để trút phẫn nộ vào cái mà họ gọi là "luật Nga". Trước đó, RIA Novosti ghi nhận, cờ Nga đã bị những người quá khích đốt và xé.
50.000 người phẫn nộ với Nga và "luật Nga"
Hãng thông tấn AFP đưa tin, khoảng 50.000 người biểu tình đã tuần hành qua trung tâm thủ đô Tbilisi tối ngày 11/5 nhằm chống lại một dự luật gây tranh cãi mà họ gọi là "luật Nga", đồng thời phản đối chính phủ tìm cách xích lại gần Moscow.
Trước đó, trong tháng 4, Đảng cầm quyền tại Gruzia đã tái giới thiệu kế hoạch thông qua đạo luật mới, gọi là "đặc vụ nước ngoài", trong đó yêu cầu các cá nhân và tổ chức nhận trên 20% tài trợ nước ngoài phải đăng ký là các tổ chức "đại diện cho lợi ích của nước ngoài".
Các tổ chức này sẽ bị giám sát bởi Bộ Tư pháp Gruzia và có thể bị buộc phải chia sẻ thông tin nhạy cảm - hoặc phải đối mặt với những khoản phạt lớn lên đến 25,000 lari Gruzia (khoảng 9,400 USD).
Những người phản đối dự luật mới đã so sánh nó với một đạo luật tương tự có hiệu lực tại Nga từ năm 2012. Theo giới chức phương Tây, luật này vốn được Nga đặt ra nhằm "nhằm cô lập các tiếng nói thách thức Kremlin - bao gồm các nhân vật nổi bật trong lĩnh vực văn hóa, các tổ chức truyền thông và các nhóm xã hội dân sự".
Bên cạnh đó, họ cho rằng Đảng Giấc mơ - Đảng cầm quyền tại Gruzia muốn thông qua dự luật mới để tìm cách đưa nước Cộng hòa từng thuộc Liên Xô cũ này đến gần Nga hơn.
AFP cho biết, cuộc tuần hành tối 11/5 là làn sóng mới nhất trong chuỗi một loạt các cuộc biểu tình chống lại dự luật mới tại Gruzia, diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Thủ tướng Gruzia Irakli Kobakhidze tuyên bố chính phủ sẽ thúc đẩy dự luật mới, bất chấp sự phản đối từ những người mà ông cho là "thế hệ trẻ bị dẫn dắt sai nên cảm thấy phẫn nộ đối với Nga".
Dưới cơn mưa như trút nước, những người biểu tình hô vang "Gruzia", "Nói không với luật Nga", đồng thời vẫy cờ Gruzia và cờ của Liên minh châu Âu (EU) trên quảng trường rộng lớn.
Trong cuộc biểu tình trước đó diễn ra hôm 1/5, hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) cho biết, nhiều người biểu tình đã tìm cách đốt và xé cờ Nga để thể hiện sự giận dữ.
Gruzia tuyên bố phát hiện "dấu vết Ukraine" trong cuộc biểu tình
Hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn thông tin từ cơ quan tình báo Gruzia cho biết, họ phát hiện các đối tượng đứng ra tổ chức một loạt cuộc biểu tình ở thủ đô Tbilisi đã nhận tiền từ nước ngoài, dưới dạng tiền điện tử. Đám đông biểu tình cũng có dấu hiệu sử dụng các phương thức phá rối của "cách mạng màu".
Tình báo Gruzia cho rằng, mục tiêu của các đối tượng kích động biểu tình ở Tbilisi là "giành chính quyền bằng vũ lực".
Đáng nói, cơ quan này phát hiện một số hành động bạo loạn đang được chuẩn bị tại các cuộc biểu tình phản đối dự luật mới "với sự tham gia của các tình nguyện viên đến từ Ukraine, trong đó có cả các công dân Gruzia đang chiến đấu chống Nga tại Ukraine". Một số người biểu tình cũng vẫy cờ Ukraine, bên cạnh cờ Gruzia và EU trong các cuộc tuần hành.
Trong khi đó, Cơ quan An ninh Nhà nước Gruzia cho biết, các "huấn luyện viên nước ngoài" đang huấn luyện những người biểu tình thực hiện các hành động khiêu khích chống lại cảnh sát và tạo ra sự hỗn loại tại Gruzia. Họ phát hiện đám đông biểu tình có kế hoạch làm tê liệt các trung tâm giao thông và chặn các tòa nhà chính phủ.
Hiện Kiev chưa đưa ra bình luận về các cáo buộc của Gruzia.
Về phần minh, Điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ mối liên hệ giữa dự luật "đặc vụ nước ngoài" của Gruzia với Nga.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nhấn mạnh, dự luật về "đặc vụ nước ngoài" đang được thảo luận ở Gruzia "không thể liên quan tới Nga", bởi Mỹ "mới là quốc gia đầu tiên giám sát nội bộ chính trị của mình và đưa ra cách làm này".
Ông Peskov đồng thời cáo buộc, các cuộc biểu tình rầm rộ tại Gruzia nhằm chống lại dự luật mới "được thúc đẩy từ bên ngoài".
"Không chắc yếu tố thúc đẩy họ (những người biểu tình ở Gruzia) tìm cách sử dụng tiến trình chính trị nội bộ này như một công cụ để kích động tình cảm chống Nga đến từ bên trong nội bộ Gruzia, mà có thể đến từ bên ngoài" – Đại diện của Điện Kremlin lưu ý.
Hôm 3/5, đề cập tới các cuộc biểu tình đang diễn ra tại Gruzia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lần nữa khẳng định: "Nga chưa bao giờ can thiệp và sẽ không can thiệp vào công việc của nước khác".
Mỹ "báo động" trước diễn biến ở Gruzia
Theo AFP và Reuters, các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ tại Gruzia khiến Mỹ "báo động" và lo ngại sâu sắc. Washington cho biết, giới chức Gruzia phải đưa ra lựa chọn: Hoặc một đạo luật mang "phong cách Điện Kremlin", hoặc nguyện vọng châu Âu - Đại Tây Dương của người dân Gruzia.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại về sự thụt lùi dân chủ ở Gruzia. Các nghị sĩ Gruzia phải đối mặt với một lựa chọn quan trọng: Nên ủng hộ nguyện vọng châu Âu - Đại Tây Dương của người dân Gruzia, hay thông qua luật 'đặc vụ nước ngoài' mang phong cách Điện Kremlin, đi ngược lại với các giá trị dân chủ. Chúng tôi sát cánh cùng người dân Gruzia" - Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan viết trên mạng xã hội X.
EU và Liên Hợp Quốc (LHQ) cũng đã lên tiếng phản đối dự luật mới của Gruzia. Cao ủy Liên LHQ về nhân quyền, ông Volker Turk đã bày tỏ lo ngại về hành vi bạo lực của cảnh sát đối với người biểu tình.
Trong khi đó, EU - tổ chức đã cấp tư cách ứng viên cho Gruzia vào tháng 12 năm ngoái - cảnh báo, nếu được thông qua, dự luật mới có thể sẽ gây trở ngại nghiêm trọng cho việc Gruzia hội nhập EU.
Theo AFP, Gruzia trong nhiều năm qua đã tìm cách làm sâu sắc thêm mối quan hệ với phương Tây, nhưng Đảng Giấc mơ cầm quyền của nước này lại đang tìm cách xích tới gần Nga hơn. Chủ tịch danh dự của Đảng Giấc mơ - ông Bidzina Ivanishvili - được cho là đã đồng thời nuôi dưỡng mối quan hệ với Moscow khi đưa ra lời hứa hẹn về "một tương lai bên trong EU".
Tháng trước, trong một bài phát biểu hiếm hoi, ông Ivanishvili đã đả kích các tổ chức phi chính phủ, gọi họ là "giới tinh hoa giả tạo được nuôi dưỡng bởi một quốc gia nước ngoài" và đổ lỗi cho các quốc gia phương Tây, thay vì Nga, về những gì diễn ra tại Gruzia năm 2008, cũng như ở Ukraine từ năm 2022.
Nguồn: Báo Tin Tức; BBC; CafeF; Dân Trí; Soha
Các tập đoàn lớn cắt giảm lao động; Thảm họa rượu độc ở Lào; Truy nã ông Netanyahu; Israel chiếm toàn bộ Bờ Tây; Putin làm gì tiếp theo?
Mỹ: Người nhập cư ‘nháo nhào’; Nợ quốc gia phá kỷ lục; ‘Đế chế’ Trump & ảnh hưởng; Trump hoàn tất nội các; Chính sách TQ thời Trump 2.0
Các cam kết ở Thượng đỉnh G20; Chuyện lính Nga đào ngũ; Nga sửa chính sách hạt nhân; Kế hoạch 2 của Ukraine; Israel nhượng bộ Hamas
Ngành sữa TQ gặp rủi ro; Nga giáng đòn vào Mỹ; Bộ trưởng ngoại giao họp G7; Ukraine ‘khó chồng khó’ ở Kursk; Trận chiến giành Kurakhovo
Mỹ: Lý giải hiện tượng ‘bão bom’; Thế hệ 1 con nở rộ; Musk & kế hoạch giảm biên chế; Tour du lịch ‘trốn’ Trump; Sự tương phản với TQ
Mỹ: Nội các mới bị đe dọa; Thỏa thuận chuyển giao Nhà Trắng; Tương lai thời Trump; Chính sách thuế mới; ‘Chiến tranh tiền tệ’ tái diễn
Chính trường Philippines dậy sóng; Nội chiến Syria bùng phát; Kiev gặp khó vì ATACMS, vũ khí ồ ạt đổ về; Putin tăng ngân sách quốc phòng
Mỹ: Bão tuyết tấn công; Chi 10,8 tỷ đô cho Black Friday; Tham vọng siêu cường bitcoin; Bán vũ khí cho Đài Loan; Trump đe dọa BRICS
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá