Quy định mới về làm thêm cần biết: Mức lương; Số giờ; Ngưỡng giới hạn; Tiêu chuẩn phép;  Thời gian và tiền nghỉ phép... (Phần II)

Xoay hoặc vuốt ngang Mobil để xem đầy đủ nội dung bảng

2. Số lượng thời gian làm thêm tối đa tính như thế nào khi tăng mức lương tối thiểu?

Cơ quan lập pháp Đức đã quyết định không giữ nguyên ngưỡng giới hạn thu nhập làm thêm, tức không cố định, khi tăng mức lương tối thiểu. Điều đó có nghĩa, nếu luật quy định tăng mức lương tối thiểu, thì ngưỡng giới hạn thu nhập làm thêm tối đa cũng sẽ tự động tăng lên. Lý do: Kể từ ngày 01.10.2022, ngưỡng giới hạn thu nhập làm thêm dưạ trên quy định thời gian tối đa làm việc hàng tuần đối với người làm thêm là 10 tiếng. Điều này có nghĩa nếu tăng lương tối thiểu, thì giờ làm việc của những người làm thêm cũng không bị giảm xuống. Điều đó có lợi cho người sử dụng lao động được quyền thuê lao động làm thêm với qũy thời gian làm việc như cũ. Mặt khác, những người làm thêm có thể kiếm được thu nhập nhiều hơn mỗi tháng.

Ngưỡng giới hạn thu nhập tối đa làm thêm được điều chỉnh như thế nào trong trường hợp tăng lương tối thiểu?

Ngưỡng đó được luật điều chỉnh theo công thức tương ứng. Nó được tính bằng cách nhân mức lương tối thiểu với 130, chia cho 3 và con số kết quả được làm tròn, như công thức dưới đây:

- Ngưỡng tối đa thu nhập làm thêm = Mức lương tối thiểu x 130/3 (làm tròn thành đơn vị euro).

- Ví dụ với mức lương tối thiểu 12 Euro kể từ ngày 01.10.2022, ngưỡng tối đa thu nhập làm thêm = 12,00 Euro lương tối thiểu x 130 / 3 = 520 Euro/tháng. Giới hạn này được Bộ Lao động và Xã hội Liên bang công bố trên Công báo Liên bang.

3. Có được quyền vượt quá ngưỡng giới hạn thu nhập làm thêm không?

Kể từ 01.10.2022, ngưỡng giới hạn thu nhập làm thêm là 520 euro/tháng chỉ có thể được quyền vượt quá tối đa 2 tháng trong vòng 1 năm.

Mức tiền vượt quá quy định cũng được xác định cụ thể: Họ được phép tăng mức thu nhập tối đa lên gấp đôi trong 2 tháng. Tính ra cả năm được tăng lên: 2 x 520 Euro/tháng = 1.040 Euro/năm. Từ đó, tính ra mức thu nhập tối đa cho cả năm đối với người làm thêm từ ngày 01.10.2022 là 7.280 Euro/ năm, so với trường hợp không vượt quá chỉ ở mức 6.240/năm (520 Euro/tháng x 12 tháng).

Đối với người hưu trí làm thêm: Trung tâm quản lý làm thêm của Sở Lao động Minijob-Zentrale cho biết, những người về hưu do mất khả năng lao động được quyền làm thêm và cũng áp dụng giới hạn thu nhập tối đa ở mức 6.300 Euro/năm. Với mức thu nhập này không ảnh hưởng tới lương hưu.

4. Điều gì xảy ra nếu thu nhập thực tế vẫn thường xuyên vượt quá giới hạn tối đa

Thường xuyên vượt quá mốc 520 euro/tháng có thể gây ra hậu quả tài chính nặng. Tức là người làm thêm có thể không còn được hưởng tiêu chuẩn áp dụng cho lao động làm thêm mà áp dụng như lao động chính, tức phải đóng phí bảo hiểm xã hội và thuế lương tương ứng với mức thu nhập đó.

5. Có những thay đổi nào liên quan tới lao động có thu nhập trên mức lao động làm thêm Midijob

Mức thu nhập trên ngưỡng thu nhập tối đa của Minijob (520Euro/tháng) lên tới 1.300 Euro/tháng (trước ngày 01.10.2022) được gọi là lao động có thu nhập cận làm thêm Midijob. Do tăng ngưỡng thu nhập tối đa đối với người làm thêm, nên giới hạn tối đa cuả Midijob cũng tăng theo từ 1.300 euro/tháng trước đó lên 1.600 euro/tháng từ ngày 01.10.2022. Thu nhập của Midijob được giảm tỷ lệ đóng phí an sinh xã hội so với người có thu nhập trên 1.600 của những người lao động bình thường.

6. Những người làm thêm được nghỉ phép (Urlaub) bao nhiêu ngày?

Như bất kỳ lao động nào khác, những người làm thêm cũng được hưởng tiêu chuẩn nghỉ phép có lương. Tiêu chuẩn đó được tính trên số ngày làm việc trong tuần và theo công thức (Formel) sau:

Số ngày nghỉ phép = Số ngày làm việc trong tuần x 24 : 6 (ngày).

7. Mức lương trả cho kỳ nghỉ phép

Theo Minijob-Zentrale, tiền lương cho mỗi ngày nghỉ phép bằng thu nhập bình quân theo ngày mà người làm thêm nhận được trong 13 tuần qua trước khi bắt đầu nghỉ phép (tức 3 tháng).

Như vậy tiền lương nghỉ phép (Euro) = Số ngày làm việc trong tuần x 24 : 6 x (Thu nhập trong 13 tuần: Số ngày làm việc trong 13 tuần đó).

(Xem thêm:

=> Quy định mới về làm thêm cần biết: Mức lương; Số giờ; Ngưỡng giới hạn; Tiêu chuẩn phép; Thời gian và tiền nghỉ phép... - Phần I).

Đức Việt Online

Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang