- Văn nghệ
- Thơ
Con thèm trở về nơi miền nhớ thênh thang
Ấy là quê hương với cánh cổng làng rêu phong cổ kính
Nơi người ta sinh ra đã mang trong tim một tình yêu giống như là mặc định
Để mỗi lúc đi xa lại thương nhớ đến vô bờ.
Quê hương là năm tháng tuổi còn thơ
Con lăng xăng theo mẹ ra đồng sau mỗi giờ tan học
Gặt lúa, trồng rau mẹ năm nắng mười sương khó nhọc
Chẳng quản ngại thân gầy mẹ tần tảo hy sinh.
Quê hương của con là những ngày chưa kịp buổi bình minh
Khi mặt đất còn nhuốm hơi sương, vầng trăng non lúc mờ lúc tỏ
Cha hối hả những luống cày cùng chú trâu v.ang đều đều tiếng mõ
Mùa vụ bắt đầu trong tất cả những ước mơ
Quê hương trong con là những bài thơ
Mỗi độ giêng hai ngạt ngào thơm mùi hương bông bưởi
Hoa xoan tím nở kín làng trên ngõ dưới
Con nhặt đoá kết xâu hoá nàng công chúa nhỏ dịu dàng.
Quê hương là những chiều con cùng chúng bạn đuổi bắt đùa vang
Lội tắm sông sâu bắt chuồn chuồn cắn rốn
Và những ngày vào mùa cả xóm làng ngược xuôi bận rộn
Lúa chất đầy sân, rơm trải khắp ngõ nhà.
Quê hương trong con là tiếng diều sáo ngân nga
Những buổi chiều nghiêng trên bờ đê lộng gió
Con trâu hai xoáy sau mùa nhẩn nha gặm cỏ
Phía cuối chân mây nghe thoảng tiếng bìm bịp kêu chiều.
Quê hương trong con là hình bóng ngoại thân yêu
Với những câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa con nghe hoài không chán
Là bàn tay đồi mồi đen sạm
Ôm ấp vỗ về cho con giấc ngủ bình yên.
Quê hương là những ngày mưa tí tách dưới hiên
Con xếp giấy làm thuyền thả trôi theo dòng nước
Là câu hát ầu ơ từ thuở trước..
“Mẹ đi lấy chồng con ở với ai”.
Quê hương là những buổi sớm mai
Con nhí nhảnh bước chân sáo cùng bạn bè đi học
Là một ngày giữa chợ đời bon chen khi con oà tiếng khóc
Chỉ muốn quay đầu về nức nở giữa hồn quê.
Nguồn: FB Bùi Thảo
Trăng kia luôn nhớ sao trời
Riêng tôi ôm gối nhớ người năm xưa
Từng đêm nước mắt như mưa
Lăn tràn xuống mặt như vừa băng tan.
Yêu anh giằng xé tâm can
Dẫu không muốn khóc mà tan nát lòng
Giấu bao xâu xé vào trong
Cũng không che được long đong nỗi đời.
Niềm đau sâu thẳm giếng khơi
Làm sao tan chảy một lời vơi đi
Dành riêng cả tuổi xuân thì
Lao theo tiếng nói “diệu kỳ” yêu đương.
Vừa gặp đã vướng tơ vương
Để tim đắm đuối yêu thương một người
Tình yêu cứ thế trêu ngươi
Cho hồn lạc mãi tận nơi đọa đày.
Chỉ cần được nắm bàn tay
Được hôn lần nữa môi này ngọt êm
Được ghì xiết chặt mỗi đêm
Cho tình dậy sóng bên thềm đảo điên . . .
Nhưng lòng chẳng được bình yên
Vì người cứ mãi ưu phiền tận đâu
Sao người chẳng muốn quay đầu
Nhìn vào đôi mắt âu sầu riêng tôi…
…Giờ chỉ mong muốn thúc thôi
Người về đây cạnh bên tôi suốt đời
Tình yêu lần nữa lên ngôi . . .
Và tôi không phải đơn côi một mình…
Nguồn: FB Nguyễn Kim Phụng
Cuối cùng cha tôi cũng lấy được vợ sau bao nhiêu mong mỏi của bà nội và thành tâm khấn nguyện của tôi.
Sự tích lấy vợ của cha tôi quá hay luôn. Một lần tôi và bà nội đi làm công quả trên chùa,về qua gốc đa ở mé bến sông thấy có tiếng trẻ con ê a khóc. Mùa đông, nhá nhem tối không nom rõ mặt người. Tôi sợ rúm lại đi nép bên bà. Trong đầu lởn vởn nghĩ đến đủ thứ ma mãnh trêu người. Nhưng bà kéo tay tôi tiến lại gần gốc đa. Một đứa trẻ hai ba tuổi yếu ớt ngồi quờ quạng bên một người đàn bà nằm thiêm thiếp ngủ. Bà hối tôi chạy ngược lại chùa, mượn nhà chùa cái xe cải tiến.
Bà còn dặn tôi nhớ xin sư cụ thêm một mớ rơm khô vì trời rất lạnh đứa trẻ và người đàn bà kia cần được ủ ấm. Và thế là người đàn bà và đứa trẻ được tôi và bà kéo về nhà một năm sau trở thành mẹ của tôi và em tôi là thế.
Nhà tôi rất nghèo, nên cha tôi khó lấy vợ. Hồi trẻ nghe nói cha tôi đẹp trai và chịu khó, cha yêu một cô con gái nhà giàu có ở làng bên. Chính vì hai người quá yêu nhau, nhưng nhà bà nội tôi nghèo quá, đằng nhà gái cho rằng không thể thông gia với một nhà ‘’khố rách áo ôm’’ lại còn một mẹ một con như bà nội tôi nên gia đình họ ra sức cấm cản. Cái trò đời càng cấm lại càng say nhau. Chốt lại người yêu của cha tôi sau khi đã mang thai, và cái thai sau này là tôi thì bà bị cấm đoán, đánh đập tới mức suy nghĩ nhiều mà phát điên phát ngộ và cuối cùng sau khi đẻ ra cái đứa tôi, nhà ngoại ngay lập tức mang đi trả tôi cho bà nội. Mẹ tôi cứ điên dại thế và qua đời sau mấy tháng thất tình.
Cha tôi thù hận cái nghèo,ông cứ chán nản và cả thanh xuân chẳng thể yêu thương thêm một lần nào nữa.
Mỗi năm dịp Tết đến xuân về tôi thấy mình buồn tủi, nhà vắng vẻ chỉ có hai bà cháu bởi vì cha tôi theo bè buôn tre, gỗ về xuôi mãi tận giáp Tết mới về nhà.
Tôi theo bà nội hết việc đồng áng ,rau màu lại vào làm công quả hộ chùa làng. Lần nào những dịp cuối năm,tôi leo lên chính điện,len lỏi lau sau lưng những pho tượng, tôi đều vừa lau vừa thì thầm khấn nguyện. Tôi thì thầm: con chỉ muốn hỏi Chư Vị Phật Thánh, khi nào cha con có vợ có con cho bà nội con khỏi mỏi mòn trông ngóng?
Người đàn bà được bà và tôi vực vào nhà. Cô ấy sốt rất cao,mê man và đứa trẻ thì có vẻ như khóc quá nhiều đã mệt mỏi ngủ thiếp đi nom thật tội. Ngoài kia gió bấc bớt hun hút thổi, mưa dầm lạnh thấu xương. Bà tôi hun chậu trấu để gần giường hai mẹ con người lạ. Tô cháo tôi bê lên đúng vừa lúc đứa bé ọ ẹ trở mình. Bà tôi bế nó dậy, lấy nước và khăn lau khắp người mình mẩy cho đứa nhỏ. Trong lúc nó ngoan ngoãn ngồi há miệng như chim để tôi bón cháo cho nó thì bà tôi lại tiếp tục lau người cho người đàn bà. Bà đem tấm áo bông chần bà để dành suốt bao ngày lạnh cho cô ấy mặc và cả chiếc quần láng đen. Người đàn bà rơm rớm nước mắt nhìn đứa con sạch sẽ, ấm áp và đã ăn no cháo rồi nhìn bà cháu tôi, nước mắt cứ trào ra . Cô ấy mấp máy muốn nói những lời cảm ơn,nhưng bà tôi ngăn lại và vỗ về cho cô ấy ăn tô cháo tôi vừa mới đem lên.
Người làng kể rằng mối tình của cha tôi với người mẹ đã chết của tôi chẳng khác tiểu thuyết “Lá ngọc cành vàng’’ của Nguyễn Công Hoan là mấy. Cha tôi cũng như cậu học trò nghèo khổ kia bị đe nẹt. Bị đánh đập. Bà tôi thì không bán xôi chè Phố Phủ nhưng người mẹ đã chết của tôi cũng bị giam cầm, bị đánh phạt đến phát điên không kém gì cô Nga tiểu thư khuê các ấy. Khác một chỗ là tôi được sinh ra và được làm người. Được bà tôi nuôi nấng và che chở. Lớn lên tôi được nghe kinh Phật. Nghe và thấm hiểu về nhân quả qua các nhà sư. Chỉ có cha tôi ,ông luôn sầu hận về thân phận của mình. Ông cho rằng cái chết của mẹ tôi do cha tôi quá nghèo. Vì cha không đủ sang giàu và tư cách để yêu và cưới mẹ tôi.
Ngày tháng cứ trôi,Tết năm ấy nhà tôi vui lắm. Cha tôi về trong một ngày áp Tết hảnh nắng vàng ươm. Người đàn bà lang thang nọ đã khỏe trở lại. Sau khi nghe cô ấy kể về hoàn cảnh của mình. Cũng do nhà quá nghèo mà bị gả bán làm vợ lẽ người ta. Vợ cả ông chồng cô ấy không có con trai, bà ta và lũ con gái rất ác độc. Chỉ muốn cướp lấy đứa bé trai con cô rồi đuổi cô đi. Khó khăn lắm cô mới ôm con chạy trốn. Tiền không có, không có chỗ nương thân, sau nhiều bữa đói khát cô lạc đến đây và gặp được bà cháu tôi cứu mạng. Cô nói rằng nếu không có lòng nhân hậu của bà tôi. Chắc đêm mưa dầm gió bấc và đói khát đó cô và đứa trẻ đã bỏ mạng rồi.
Hơn một năm sau đó cha tôi làm đám cưới với cô ấy. Một mâm cơm nhỏ để cô và cha tôi lễ tạ gia tiên. Sư Thầy làm lễ cho thằng bé lấy họ cha tôi và đặt tên mới cho nó. Nó mang họ Nguyễn của cha. Nguyễn Văn Thiện, chữ Thiện trong lương thiện như bà tôi vẫn sống. Tôi đã có mẹ và có cả em, cha tôi đã gấp lại những oán hờn để sống cuộc đời bình thường. Sư già bảo tôi rằng,con hãy sống lương thiện như bà nội của con ,dù cuộc đời con có sóng gió dập vùi bởi phận số nhưng rồi con sẽ gặp phước báo. Và tôi tin sư già nói đúng. Ăn ở thiện lành ắt gặp thiện lành.
Nguồn: FB Chi Nguyen; Tác giả : Loan Ngẫn
Đức Việt Online
Về già, con hiếu thảo tới mấy cũng cần hiểu định luật chim sẻ; Tập thấu hiểu cuộc đời; Nửa đời sau
Khi ta già đi; Một đời người; Đừng dùng cả đời mình để hận một ai
Tản mạn về tính khí; Câu chuyện ý nghĩa của ông chủ tỷ phú và người lái xe
Cảm ơn bạc bẽo của người; Hãy ôm lấy bản thân mình khi mệt mỏi; Đến một lúc…
Đọc và suy ngẫm; Còn vợ là còn mình; Ai có bưởi dùng bưởi
Em bé làng nủ; Ông béo gửi các bố mẹ trẻ; Gia đình
Cảm ơn; Một thực trạng buồn; Bọn đàn ông
Không dính bụi; Người vá trái tim; Đời người suy cho cùng có bảy điều phải học
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá