- Cư trú - Luật pháp
- Luật Pháp
Ngưỡng giới hạn thu nhập được hưởng tiền cha mẹ cần biết
Từ ngày 01.04.2024, giới hạn ngưỡng thu nhập (thu nhập chịu thuế) để được hưởng
Tiền cha mẹ, đối với cha mẹ đơn thân và đối với cha mẹ sống chung là 200.000 Euro. Từ ngày 01.04.2025, giới hạn thu nhập trên là 175.000 Euro (theo Điều § 1 Đoạn 8 và Điều § 28 Đoạn 5 Luật BEEG, được sửa đổi bởi “Đạo luật Tài chính Ngân sách Haushaltsfinanzierungsgesetz 2024” ngày 22.12.2023; một lần nữa được sửa đổi bởi “Đạo luật Tài chính Ngân sách2 năm 2024 Haushaltsfinanzierungsgesetz 2024” ban hành ngày 27.3.2024).
Nếu vượt quá các giới hạn trên, cha mẹ không được nhận tiền cha mẹ Elterngeld. Thu nhập chịu thuế dùng để xét giới hạn trên là thu nhập của năm trước khi sinh con. Nghĩa là nếu sinh con năm 2024, thì ngưỡng thu nhập chịu thuế để xét cấp tiền cha mẹ lấy của năm 2023.
Đối với trẻ em sinh sau ngày 31.8.2021 và trước ngày 1.4.2024 hoặc được nhận nuôi với mục đích nhận con nuôi, áp dụng giới hạn ngưỡng thu nhập trước đây là 300.000 Euro cho các cặp vợ chồng và 250.000 Euro đối với cha mẹ đơn thân.
Quy định mới về hưởng tiền cha mẹ đối với vợ và chồng thay nhau nghỉ việc chăm con
Tiền cha mẹ cơ bản Basis-Elterngeld được cấp 12 tháng. Nếu người vợ hoặc chồng thay nhau chăm sóc, giảm số giờ làm việc xuống còn tối đa 32 giờ mỗi tuần và có thu nhập ít hơn trước, thì được quyền được hưởng thêm hai tháng, tức là tổng cộng 14 tháng được hưởng tiền cha mẹ cơ bản. Trong trường hợp sinh trước tháng 04.2024, vợ và chồng có thể được tự do lựa chọn trong 14 tháng đầu đời của con, ai hưởng tiền cha mẹ tháng nào.
Từ ngày 01.04.2024, việc phân chia các tháng cho vợ hoặc chồng hưởng được áp dụng cho các ca sinh từ ngày 1.4.2024 (Điều §4 đoạn 6 Luật BEEG, được sửa đổi bởi "Đạo luật Tài chính Ngân sách 2024" ban hành ngày 22.12.2023).
-Theo quy định mới, việc cả vợ và chồng nhận cùng lúc tiền cha mẹ cơ bản thường chỉ có thể thực hiện được trong tối đa một tháng và chỉ trong vòng 12 tháng đầu tiên bé sinh. Điều này do tính đến thực tế là trong năm đầu tiên sinh con, cả hai cha và mẹ nên có quãng thời gian cùng nhau chăm sóc con.
-Tháng bổ sung thứ hai của vợ hoặc chồng hưởng tiếp sau đó cho đủ 14 tháng phải được thực hiện vào tháng thứ 13 hoặc 14 của bé. Trong thời gian này, người phối ngẫu kia sau đó không được hưởng tiền cha mẹ cơ bản nữa. Tuy nhiên, tháng bổ sung thứ hai phải được sử dụng, nếu không sẽ mất tiêu chuẩn.
-Cha mẹ trẻ sơ sinh bị khuyết tật được nhận tiền hỗ trợ bổ sung. Đối với trường hợp này, hai tháng bổ sung tiền cha mẹ cơ bản có thể được nhận song song trong 12 tháng đầu đời của con.
Quy định nghỉ phép
Nghỉ phép theo luật định, cả cha và mẹ đều có thể nghỉ phép tối đa 36 tháng, và bất cứ lúc nào. Không có hạn chế nào trong 12 tháng đầu tiên hưởng tiền cha mẹ.
Còn tiếp
Đức Việt Online
Chính phủ Đức thông qua Luật Tiếp tục Giảm thuế Steuerfortentwicklungsgesetz: Tăng thu nhập ròng cho người dân
Luật mới và sửa đổi tháng 12.2024 - PHẦN I: Tăng lương hưu; Bù đắp lạm phát; Khai thuế tự nguyện; Trợ cấp làm việc ngắn hạn; Cổ đông làm giám đốc điều hành
Luật mới và sửa đổi tháng 12.2024 - PHẦN II: Dịch vụ thông tin; Giá đường sắt, phí cầu đường; Thư Giáng sinh; Thời hạn trả lại hàng; Hãng Audi; Cây Noel
Doanh nghiệp và người lao động cần biết: Làm việc ngày nghỉ lễ, Tết, Giáng sinh; Tiền bồi dưỡng; Chế độ nghỉ phép
Mua pháo từ nước ngoài mang vào Đức cấn biết: Luật chất nổ; Mức phạt; Những chú ý khi nhập khẩu; Nhập khẩu, vận chuyển từ Ba Lan
Luật mới và sửa đổi 2025: KỲ I Lương hưu; Tiền con; Phí bảo hiểm; Lương tối thiểu; Cước bưu điện; Vé tầu
Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá